2016/03/22

VÌ SAO TỔNG THỐNG OBAMA TỪ CHỐI GẶP GỠ CỰU LÃNH ĐẠO FIDEL CASTRO?

"Tổng thống Mỹ không muốn gặp cựu chủ tịch Fidel Castro". Thông tin này đã được các nhà chức trách Mỹ xác nhận: "Các nhân viên Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Obama sẽ chỉ hội đàm với người đứng đầu nhà nước Cuba Raul Castro và không có kế hoạch gặp gỡ cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro suốt khoảng thời gian hai ngày rưỡi trong chuyến thăm lần này.
Cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro (Nguồn: Intenrnet). 

Trong một cuộc điện báo trước chuyến thăm của Tổng thống Obama vào cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, Cố vấn Ben Rhodes nói với các phóng viên rằng, lễ đón chính thức diễn ra trong ngày hôm nay 21/3 khi Tổng thống Obama gặp Chủ tịch Raul Castro tại Phủ Chủ tịch mà không hề có sự góp mặt của ông Fidel Castro". 

Câu hỏi được đặt ra là tại sao người đứng đầu Nhà Trắng - Tổng thống B.Obama lại từ chối gặp một người được cho là biểu tượng vĩ đại của đất nước Cuba anh hùng trong bối cảnh Mỹ đang thúc đẩy những bước đi cuối cùng trong lộ trình bình thường hóa quan hệ với Cuba? Và liệu rằng, cái động thái gây tranh cãi này của Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng gì đến mối quan hệ Mỹ - Cuba khi mà dù đã không còn đảm nhận các cương vị lãnh đạo tại đảo quốc này nhưng không ai dám nghi ngờ sự ảnh hưởng của lãnh tụ Fidel Castro? Entry này xin được giải mã về những điều băn khoăn đã được chỉ ra. 
***
Tổng thống B. Obama sợ dư luận trong nước? 
Cũng giống như Việt Nam, Cu Ba là một nơi gợi nhắc cho người Mỹ về một nỗi đau, một sự thất bại đau đớn trong quá khứ. Nơi đó, ý chí, sức mạnh về vũ khí của người Mỹ đã bị đè bẹp bởi ý chí quật cường, anh hùng của nhân dân Cuba. Họ đã thất bại và đương nhiên, với một đất nước đã xác lập được vị trí siêu cường của thế giới thì đó không phải là cái gì đó dễ khỏa lấp, giải tỏa một sớm, một chiều. Và đôi khi sự tổn thương về mặt tinh thần trong trường hợp này đã khiến người Mỹ không thể nào quên. Đấy cũng là lí do lí giải tại sao, dù người Mỹ đã chủ động "đặt vấn đề bình thường hóa" quan hệ song phương với rất nhiều nước đã từng bị họ xâm lược nhưng Cu ba - đất nước sát nách mình người Mỹ lại từ chối. Sự tổn thương và mặc cảm về sự thất bại cũng đã khiến họ không thể từ bỏ các chính sách cấm vận để mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ dù họ nhận thức được điều đó cần cho nước Mỹ cũng như Cu ba. 

Trên thực tế, việc Mỹ và Cu ba đi những bước đi đầu tiên trong lộ trình bình thường hóa quan hệ không phải là nỗ lực của một trong 2 nước. Giáo hoàng Fanxico mới chính là cái cầu nối để có được những bước tiến chính thức và cuộc viếng thăm chính thức của Tổng thống Mỹ tới Cuba vừa qua. Cho nên, hiểu như thế để thấy rằng, sự mặc cảm về sự thất bại đè nặng như thế nào lên chính giới và người dân Mỹ. Và tin chắc rằng, nếu không có Giáo hoàng Fanxico thì có lẽ người Mỹ mãi cam chịu sự mặc cảm đó cho dù vận hội và thời cơ của họ sẽ lớn hơn rất nhiều nếu mở lòng đón nhận Cuba? 

Chưa hết, để mở đường cho việc hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba, chính giới Mỹ (cụ thể các nghị sỹ Đảng Dân chủ) đã đứng ra vận động Quốc hội thông qua việc từ bỏ các chính sách cấm vận của mình lên Cu ba. Song mọi nỗ lực này đến nay vẫn chỉ được một phần nào đó và nguyên nhân không ngoài sự phản đối của nhóm Nghị sỹ Đảng Cộng hòa. Nghĩa là sự mặc cảm vẫn bám riết lấy người Mỹ cho dù đã có sự mở đường của người trung gian. 

Tổng thống B. Obama đến Cu ba trong bối cảnh mối quan hệ hai nước vẫn dậm chân tại chỗ sau thời điểm người đứng đầu nhà nước Cuba Raul Castro tới thăm Mỹ. Cho nên, trong chuyến thăm Cu ba lần này, Tổng thống Obama đang đứng trước những sự mâu thuẫn không dễ gì hóa giải. Theo đó, mục đích chuyến thăm không ngoài việc nâng cấp, nâng tầm quan hệ giữa hai nước, song ông Obama vẫn phải dung hòa với một vấn đề đang tồn tại trong nước: Sự mặc cảm của người dân. Việc không gặp gỡ, hội đàm với lãnh tụ Fidel Castro được cho là phương cách để người đứng đầu Nhà Trắng giải quyết bài toán nan giải này! 
Tuy nhiên, ở đây có thêm một vấn đề nữa là  phải chăng chúng ta đang đặt quá nặng việc Obama "từ chối gặp lãnh tụ Fidel Castro" mà không thử đặt ngược lại vấn đề: Liệu Fidel Castro có muốn gặp Tổng thống Obama không khi ông này đến thăm Cu ba? 
Mặc dù không còn đảm trách cương vị tối cao tại Cuba do vấn đề tuổi tác và sức khỏe song như đã nói ở trên sự ảnh hưởng của Fidel Castro chưa bao giờ bị giảm sút. Việc ông không gặp, hội đàm với Tổng thống Obama cũng thể hiện phần nào sự thận trọng của Cuba trong mối quan hệ với Mỹ. 

Còn nhớ, sau thời điểm Nhà nước Cuba chính thức đồng ý với phía Mỹ về các bước đi trong lộ trình bình thường hóa quan hệ giữa 02 nước theo đề xuất của Giáo hoàng Fanxico đã có những đồn đoán không hay. Theo đó, rất nhiều người đã nghi ngại rằng, việc bình thường hóa quan hệ sẽ là bước chạy đà quan trọng để phía Mỹ có thể hoàn tất mục tiêu chuyển hóa chế độ chính trị tại Cuba - điều mà họ không thể thực hiện được một khi áp dụng chính sách cấm vận. Nghĩa là việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ sẽ khiến Cuba đứng bên bờ vực của việc mất chế độ. Cho nên, việc lãnh tụ Fidel Castro không gặp người đứng đầu Nhà Trắng có thể xem là một lời cam kết "kiên quyết giữ vững chế độ" của Nhà nước Cuba trước những thách thức trong bình thường hóa quan hệ! 

An Chiến

No comments: