2016/03/23

HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG ĐANG BỊ DÂN CHỦ GIẢ HIỆU XUYÊN TẠC, BỊA ĐẶT


Khắp các tỉnh thành trên mọi miền đất nước đang gấp rút chuẩn bị cho công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Hội đồng nhân dân các cấp (HĐND). Để đảm bảo một kỳ bầu cử thành công, các tỉnh thành, đặc biệt là Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp (UBMTTQ) có trách nhiệm thực hiện các nội dung công tác bầu cử, góp phần đảm bảo cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm và thắng lợi. Khái niệm và cách thức hiệp thương trong bầu cử không còn xa lạ gì đối với mỗi công dân Việt Nam. Trong nhiệm vụ tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tham gia công tác bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND và trong bầu cử, công tác hiệp thương lựa chọn giới thiệu người ứng cử là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì công tác hiệp thương được xem là hoạt động trung tâm cốt lõi của tất cả các cuộc bầu cử ĐBQH cũng như bầu cử đại biểu HĐND.
Những gương mặt lấy "dân chủ" làm bình phong che đậy cho các hành vi chống phá đất nước, nay cũng ra tự ứng cử ĐBQH với những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt (Nguồn: Internet)

Quốc Hội và HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; còn MTTQ Việt Nam là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân. Do vậy bản chất và ý nghĩa của chế độ hiệp thương trong tất cả các cuộc bầu cử ở nước ta là dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chính quyền nhân dân, là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.

Như Vietnammoi đã đưa tin trong thời gian qua, bầu cử Quốc hội kỳ này có số ứng viên "độc lập" tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Nếu như những ứng viên độc lập này có năng lực và phẩm chất ưu tú thì sẽ không bàn làm gì vì chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước VN rất khuyến khích những công dân ưu tú tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, góp sức mình dựng xây đất nước. Tuy nhiên, ở đây, những gương mặt "nhờn" trong các hoạt động chống phá, biểu tình, giỏi "võ mồm" núp bóng "dân chủ" như Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thuỵ, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Quang A, Nguyễn Thuý Hạnh, Nguyễn Đình Hà... Bọn chúng đang rất lo sợ hội nghị nhân dân và hiệp thương vòng 3. Chúng tru tréo rằng, hội nghị hiệp thương là các bước mà phía chính quyền dựng lên để cố tình thải loại các ứng viên độc lập như bọn chúng. Bởi vậy, chúng khôn ngoan khi điên cuồng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc về các vấn đề liên quan đến hiệp thương nhằm gây hoang mang, dẫn dắt trong dư luận. 

Không khó để tìm hiểu về khái niệm về Hội nghị hiệp thương một cách cụ thể, chính xác, đặc biệt là khi internet phát triển, tìm kiếm cụm từ trên công cụ Google là một loạt kết quả cùng một nội dung. Hội ngị hiệp thương là hội nghị giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên được tiến hành ở trung ương và địa phương để thỏa thuận cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được bầu làm đại biểu Quốc hội, cũng như việc lập danh sách sơ bộ và danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Hội nghị hiệp thương ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập và chủ trì; Hội nghị hiệp thương ở địa phương do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triệu tập và chủ trì. (Đọc thêm: Tại đây). 

Công tác hiệp thương của MTTQ đã được luật hoá thành một quy trình với 5 bước khá chặt chẽ. Cụ thể như sau:

Bước một: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đaị biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Đương nhiên là phải có dự kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (đối với đại biểu quốc hội) và Thường trực Hội đồng nhân dân (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân) và có sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp.

Bước hai: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ra ứng cử.

Bước ba: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú của người ứng cử.

Bước bốn: Tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú của những người ứng cử.

Bước năm: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách chính thức những người ứng cử. (Đọc thêmTại đây). 

Để đảm bảo dân chủ và lựa chọn được những người tiêu biểu đại diện cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, hội nghị hiệp thương sẽ được tiến hành ba lầnHội nghị hiệp thương lần thứ nhất thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân; Hội nghị hiệp thương lần thứ hai lập Danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội nghị hiệp thương lần thứ ba lập Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

Mỗi ứng cử viên độc lập đều phải qua vòng lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Nếu thực sự trong thời gian sinh sống tại nơi cư trú, những ứng viên độc lập thực sự có tài năng và phẩm chất ưu tú thì sẽ được người dân nơi đấy tín nhiệm cao. Và ngược lại, những ứng viên độc lập không có tài năng và phẩm chất nổi trội, thậm chí còn có nhiều lỗ hổng thì sẽ không dành được tín nhiệm từ người dân. Bởi lẽ, khi đã trở thành đại biểu Quốc hội, đại diện cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam thì phải là những người ưu tú của đất nước, có năng lực và phẩm chất nổi trội. Những ứng viên tự do là các dân chủ giả hiệu lo sợ hội nghị nhân dân, sợ đến hiệp thương bởi vì chúng sợ bị đối diện trực tiếp với nhân dân. Và khi đó, bản chất, các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước và sự an yên của nhân dân sẽ bị phát giác và từ đó, bọn chúng sẽ bị tẩy chay, thải loại.

Nếu thực sự bọn chúng, những kẻ như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Thuý Hạnh, Nguyễn Xuân Diện...có tài và có tâm, là "cây ngay" thì há việc gì phải sợ "chết đứng"? Nếu bản thân Nguyễn Quang A có tài và có phẩm chất ưu tú thì tại sao lại bị tổ dân phố nơi y cư trú vạch trần những hành vi từ trước tới nay trong việc tham gia các tổ chức đội lốt "xã hội dân sự" nhưng bản chất là chống phá chính quyền? Một Nguyễn Tường Thuỵ đã bị Uỷ ban xã Vĩnh Quỳnh xác nhận những hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian qua? Một Nguyễn Công Vượng xây biệt phủ trên đất nông nghiệp trái phép cùng những phát ngôn sặc mùi phản động, liệu có đủ tư cách và năng lực để trở thành đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ tới?

Ngay từ đầu, bọn chúng đã ý thức được bản thân sẽ không bao giờ trúng cử Đại biểu Quốc hội khi tham gia vào trò hề "tự ứng cử" ĐBQH nhiệm kỳ 2016-2021 sắp tới. Tuy nhiên, bọn chúng vẫn trơ tráo khi tham gia "tự ứng cử" ĐBQH không phải vì mục đích trở thành ĐBQH, đại diện cho tiếng nói của nhân dân, cống hiến sức mình cho Tổ Quốc mà thực chất, đây là màn đánh bóng, khoe mẽ hình ảnh bản thân. Đặc biệt, bọn chúng "tự ứng cử" ĐBQH hòng phá hoại sự thành công của cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp sắp tới. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng trước những luận điệu đánh tráo khái niệm hòng dẫn dắt, "lái" dư luận vào ma trận thông tin xuyên tạc, bịa đặt về cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp. 

Bài viết có sử dụng nội dung trong một số tài liệu tại http://mattran.org.vn/ và báo Đại biểu nhân dân.

An Chiến 

No comments: