Rút
quân khỏi Syria khi IS chưa bị đánh bại hoàn toàn có thể là một chiến
lược của ông Putin nhằm giành ưu thế trên mặt trận ngoại giao, song cuộc
cờ dở dang này sẽ kéo dài thêm nhiều thiệt hại cho nhiều bên.
Ông Putin chủ trì cuộc họp với các quan chức cấp cao Nga.
Tổng
thống Nga Vladimir Putin đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi bất ngờ
tuyên bố rút "phần lớn" lực lượng quân sự hiện diện ở Syria trong thế
liên minh chống IS đang thắng như chẻ tre. Nhiều câu hỏi đặt ra vì sao
vậy?
Giới
phân tích đã tốn không ít giấy mực để tìm hiểu động cơ rút quân khỏi
Syria của ông Putin. Họ cho rằng Nga đã đạt được những mục tiêu của mình
trên chiến trường này bằng việc bảo vệ, củng cố vững chắc chính quyền
của ông Assad và lấy lại phần lớn lãnh thổ từ tay quân nổi dậy, IS đang
bị dồn vào chân tường.
Tuy
nhiên, thực tiễn chiến trường cho thấy không hoàn toàn như vậy. Bản đò
về vùng chiếm đóng sau đay cho thấy điều đó. Vùng kiểm soát của quân đội
chính phủ Syria màu xanh da trời, màu nâu là của IS, màu hồng là quân
nổi dậy đối lập và màu xanh lá mạ là của người Kurq.
Rõ
ràng, con đường tiếp tế cho các thế lực đối lập chưa bị cắt đứt, vòng
vây quanh thành phố Aleppo -thủ phủ của phe nổi dậy- vẫn chưa khép kín,
các nhóm nổi dậy vẫn trụ vững ở Latakia, căn cứ địa của họ ở Idlib vẫn
chưa bị thách thức nghiêm trọng, và vị thế của quân chính phủ ở Daraa
chưa hề vững chắc.
Chiến
dịch không kích dữ dội của Nga từ tháng 9 năm ngoái là tiền đề để quân
đội chính phủ Syria mở chiến dịch tấn công quy mô lớn phá vỡ vòng vây
của quân nổi dậy cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy
nhiên, cho đến nay thành phố trọng yếu Aleppo vẫn nằm ngoài tầm với của
quân đội chính phủ. Tại tỉnh Latakia, các lực lượng đồng minh của quân
đội Syria đã giành được một số làng mạc ở phía bắc thành phố, tạo tiền
đề để hình thành thế bao vây quân nổi dậy trong khu vực này. Tuy nhiên,
trong những tuần gần đây, thế tiến công của họ bị chững lại và gần như
bế tắc. Trong khi đó, tỉnh miền nam Daraa vẫn là địa bàn của phiến quân
Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda.
Rõ
ràng, việc ông Putin ra lệnh rút quân khỏi Syria khi chưa đạt được mục
tiêu tiêu diệt hoàn toàn phiến quân IS, chưa tạo bước chuyển có tính
bước ngoặt đối với ông Assad. Nó có vẻ như là một bước đi để duy trì vị
thế của Nga tại bàn đàm phán với Mỹ và EU hơn là cố bảo vệ chính quyền
Assad. Nhận định này càng có cơ sở khi mà ông Putin nói rằng, Nga có thể
triển khai lực lượng quân sự đầy đủ trở lại Syria chỉ trong vài giờ
đồng hồ.
Trên
thực tế, Nga vẫn tiếp tục duy trì khoảng 2.000 binh sĩ và một số khí
tài ở hai căn cứ quân sự Tartus và Latakia. Với hai căn cứ không quân và
hải quân được bảo vệ chặt chẽ bằng các hệ thống tên lửa S-400 này, Nga
thể hiện rằng họ có thể điều các phi đội chiến đấu cơ đến Syria ngay lúc
cần thiết.
Nước
Mỹ thở phào trước động thái của Nga, lập tức ngoại trưởng Mỹ bay sang
Moscow. trong chiệc cặp mà ngoại trưởng Mỹ xách đến Moscow chắc có bản
kế hoạch về một nhà nước liên bang cho Thổ Nhĩ Kỳ như đề nghị của Nga.
Họ đã công khai nói về một bản hiến pháp mới cho Syria, việc mà đáng ra
phải do chính người dân Syria tự xây dựng.
Sau
2 năm không kích của Mỹ lãnh địa của IS và phe nổi dậy ôn hòa ngày càng
rộng ra. Sau 5 tháng không kích của Nga lãnh địa của Assad lại rộng ra.
Nội tình Syria hình thành 2 phe, 4 bên dưới sự bảo trợ của 2 cường
quốc. Syria rồi sẽ vẫn trong cảnh nồi da xáo thịt vì các tộc người, tôn
giáo ở đấy đã gây thù, chuốc oán quá sâu sắc.
Án treo Syria vẫn còn đó chắc hẳn cho đến bao giờ các siêu cường thôi đâm dao vào lưng nhau. Chỉ có dân tộc Syria là tan hoang.
No comments:
Post a Comment