Lữ Khách
Thông
tin chính thức từ Quốc hội được báo giới trong nước cho hay: Từ ngày
hôm qua 21.3, Quốc hội khóa 13 (2011 - 2016) chính thức khai mạc kỳ họp
cuối cùng của Quốc hội khóa 13 (2011 - 2016). Theo kế hoạch, kỳ họp sẽ
kéo dài 19 ngày, trong đó dành hơn 10 ngày để bàn về công tác nhân sự,
gồm việc miễn nhiệm các chức danh chủ chốt như Chủ tịch nước, Thủ tướng,
Chủ tịch QH và bầu các cá nhân khác lên thay thế.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Và
cũng xin nói thêm, đây là lần đầu tiên kỳ họp cuối cùng của Quốc hội
khóa trước đưa bàn, quyết định vấn đề nhân sự quan trọng của đất nước
thay vì trao quyền này cho Quốc hội khóa tiếp theo - sau khi được bầu.
Việc làm chưa có tiền lệ này đang gặp phải không ít tranh luận khi cho
rằng, Quốc hội khóa XIII đã 'vi hiến" dù đã nhận được lời giải thích
chính thức từ ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký QH: "Công tác nhân
sự được tiến hành vào kỳ họp cuối không có gì mâu thuẫn với luật định,
theo đó cho phép kiện toàn nhân sự trong nhiệm kỳ. Các chức danh kể trên
cần kiện toàn vì sau ĐHXII, những người đang giữ các vị trí này không tái cử Ban chấp hành TƯ”.
Và
để chứng minh rằng Quốc hội Khóa XIII đang vi hiến khi đưa vấn đề nhân
sự cấp cao ra bàn, quyết định tại hội nghị cuối cùng, nhiều cá nhân đã
dẫn Điều 97 của Hiến pháp 2013: "Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ
của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm
vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ” ra để đối chiếu cũng như làm sáng rõ nội dung đang được bàn tới. Hay cùng với ý kiến này, FB Hong Ho cho hay: (trích) “Chủ
tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đương kim sẽ từ nhiệm để bầu
lên 3 người mới hay bị miễn nhiệm? Và lý do bị miễn nhiệm (nếu miễn
nhiệm). Tôi cần được biết những điều trên bởi, nếu họ không từ nhiệm, và
việc miễn nhiệm KHÔNG CÓ LÝ DO CHÍNH ĐÁNG thì nghiễm nhiên, việc bầu
bán trong kỳ họp QH này là vi hiến. Nếu chỉ để kiện toàn tạm thời tổ
chức nhà nước trong thời gian chờ QH hội khóa mới được bầu lên, có cần
thiết phải vội vã xáo trộn xã hội đến mức trong khoảng 3 tháng, 2 lần
bầu bán lãnh đạo nhà nước hay không?".
Rõ
ràng, ở đây sẽ không ai dám phủ định những băn khoăn của các cá nhân
nói trên. Và tôi cũng cho rằng, đó là một biểu hiện sinh động về ý thức
thường thức chính trị của người dân với đời sống chính trị trong nước.
Tuy
nhiên, ở đây tôi chưa nghe bất cứ ai nói về cách thức tiến hành miễn
nhiệm cũng như bầu mới các chức danh nhân sự cao cấp trong kỳ họp cuối
của Quốc hội khóa XIII. Nhân đây xin được chỉ ra một phương cách làm để
đảm bảo rằng, động thái chưa có tiền lệ của Quốc hội khóa XIII không vi
hiến như ý kiến của nhiều người đã được nói ở trên. Cụ thể:
Theo quy định tại điều 10 Luật tổ chức Quốc hội về "Việc từ chức của người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn" ghi rõ: "1.
Người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nếu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý
do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức.
2.
Đơn xin từ chức được gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới
thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản
1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này. Cơ quan hoặc người có
thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó trình
Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm tại kỳ họp Quốc hội
gần nhất.
Theo
đó, việc miễn nhiệm các chưc danh chủ chốt nhân sự cấp cao trong kỳ họp
cuối cùng Quốc hội khóa XIII có thể áp dụng theo hình thức "Từ chức"
như quy định tại điều 10, Luật Tổ chức Quốc hội. Cụ thể, cá nhân những
người giữ các chức danh đó có thể viết đơn xin từ chức và đệ trình lên
để Quốc hội xem xét và quyết định.
Tại
điều 11, Luật Tổ chức Quốc hội cũng quy định thêm một hình thức có thể
áp dụng trong trường hợp miễn nhiệm sớm hơn so với quy định: "Quốc
hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức
người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại Điều 8 và
Điều 9 của Luật này theo đề nghị của cơ quan hoặc người có thẩm quyền
giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó". Tuy nhiên,
phương án "cách chức" này sẽ không áp dụng được bởi có thể cá nhân đó
không phải do Bộ Chính trị giới thiệu và đương nhiên vì thế nên Bộ Chính
trị cũng không có thẩm quyền đề nghị Quốc hội cách chức. Chính vì vậy
phương án được quy định tại Điều 9, Luật Tổ chức Quốc hội được cho là
phù hợp hơn cả trong việc dung hòa giữa một bên là yêu cầu kiện toàn các
chức danh lãnh đạo chủ chốt với bối cảnh chưa chính thức bầu Quốc hội
khóa mới.
Mặt
khác, chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn là việc Quốc hội thúc
đẩy việc kiện toàn nhân sự cấp cao trong bộ máy Nhà nước tại kỳ họp cuối
cùng mà không chờ Quốc hội khóa mới theo quy định của Hiến pháp không
phải là ý chí hay việc làm chủ quan của Quốc hội. Đại hội XII đã kết
thúc được gần 3 tháng và rất nhiều vị trí nhân sự cấp cao (Chủ tịch
nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và đứng đầu các bộ, ngành, địa
phương) không tái đắc cử nhiệm kỳ mới. Trong khi đó, dù Chính phủ trong
phiên họp thường kỳ (sau khi kết thúc Đại hội), nhiều thành viên không
tái cử đã hứa sẽ làm việc đến giây phút cuối cùng nhưng chúng ta không
thể phủ nhận kiện toàn nhân sự cấp cao càng sớm thì đồng nghĩa với việc
sẽ thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã nêu lên trong Đại hội XII.
Chính vì vậy, việc thực hiện kiện toàn nhân sự cấp cao một cách chưa có
tiền lệ là xuất phát từ yêu cầu khách quan và sự phát triển của đất
nước.
Và
tôi tin rằng, để không tạo ra tiền lệ xấu trong việc thực hiện cái mục
đích nói trên, Quốc hội sẽ sớm có được phương cách cuối cùng để đảm bảo
rằng "Quốc hội không vi phạm Hiến pháp".
No comments:
Post a Comment