Chép về từ GoogleTienlang
Hệ thống chiến tranh điện tử “Vitebsk” của Nga.Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông ở Nga và trên thế giới đưa tin, mặc dù bị các lực lượng khủng bố sử dụng tên lửa phòng không do Mỹ và một số nước Phương Tây cung cấp tấn công, các máy bay chiến đấu của Nga vẫn tiến hành các vụ không kích nhằm vào các mục tiêu của IS và trở về căn cứ bình an vô sự.
Do đâu các máy bay chiến đấu của Nga có được khả năng báo vệ an toàn đến như vậy?
Xem video clip
Vũ khí mới nhất của Nga! Hệ thống chiến tranh điện tử thần kỳ! Người Mỹ bị sốc!
Nguồn video clip: http://video-nastroy.ru/?p=2619
Một trong những điều bí ẩn vừa được người Nga tiết lộ để trả lời câu hỏi này là, Nga đang “trình làng” trên chiến trường một loại siêu vũ khí có thể làm thay đổi căn bản diện mạo chiến tranh hiện đại, thậm chí làm khuynh đảo toàn bộ nền công nghiệp quân sự thế giới. Đó là vũ khí plasma.
Trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo vũ khí đối phó tới các đòn tiến công từ trên không, người Nga đã tiến rất xa với thành công trong việc tạo ra một thứ vũ khí siêu đẳng, có thể tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực phòng không.
Nhìn chung, trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật và công nghệ chế tạo vũ khí phòng không, các nhà khoa học quân sự trên thế giới đang đi theo hai hướng.
Hướng thứ nhất là áp dụng các thành tựu công nghệ mới để cải tiến vượt bậc các thế hệ vũ khí hiện có nhằm biến các kiểu vũ khí “ngu ngốc” (không có điều khiển) thành các loại vũ khí ngày càng “tinh khôn” hơn, có khả năng tự dẫn và tự tìm và diệt mục tiêu.
Hướng thứ hai là nghiên cứu chế tạo các vũ khí theo nguyên lý hoàn toàn mới, có thể thay đổi căn bản bộ mặt của chiến tranh. Đi theo hướng thứ hai, các nhà khoa học Nga đã triển khai một chương trình nghiên cứu độc nhất vô nhị trên thế giới mang mật danh “Planeta”, do Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga Avramenco phụ trách, nhằm thay đổi điều kiện môi trường khí quyển. Các chuyên gia quân sự phương Tây gọi chương trình này là đề án “Trust”.
Theo nhận xét của Viện sĩ Avramenco, giải pháp công nghệ do nhóm nghiên cứu của ông theo đuổi nhằm chế tạo vũ khí phòng thủ với chi phí ít hơn, nhưng lại có hiệu quả gấp nhiều lần so với tất cả các giải pháp vũ khí phòng không hiện có. Đó là vũ khí plasma.
Viện sĩ Avramenco cho biết, ý tưởng vũ khí plasma của Nga là sử dụng bức xạ lade, hoặc bức xạ siêu cao tần cực mạnh, để tạo ra một vùng khí quyển bị ion hoá và chuyển động với tốc độ cực lớn trên tầng cao của không trung.
Theo những kiến thức vật lý cơ bản, plasma là một trạng thái thứ 4 của vật chất, cùng với 3 trạng thái khác là chất khí, chất lỏng, chất rắn. Xét về bản chất vật lý, plasma là một môi trường bao gồm các điện tích dương và âm, nhưng xét về mật độ toàn khối, thì đó là môi trường là trung hoà về điện.
Điều đáng chú ý của plasma là tính chất khí động của nó hoàn toàn khác so với không khí. Giả sử, có một khu vực khí quyển bị plasma hoá, thì bất kỳ một khí tài bay nào, dù đó là máy bay, tên lửa hoặc đầu đạn thông thường khi bay vào khu vực đó sẽ bị lộn nhào và vỡ vụn thành nhiều mảnh ngay tức khắc.
Ngay cả ở độ cao 50 km, chùm tia lade hoặc bức xạ siêu cao tần đều có thể làm cho khí quyển thay đổi căn bản về tính chất khí động để vô hiệu hoá khả năng bay của tất cả các loại khí tài bay.
Vũ khí plasma có nhiều tính chất ưu việt hơn hẳn vũ khí thông thường.
Theo viện sỹ Avramenco, so với khả năng siêu phàm của vũ khí plasma với tư cách là một vũ khí phòng chống máy bay và tên lửa, thì các dàn tên lửa phòng không hiện có trong trang bị của quân đội các nước giống như công cụ thời kỳ đồ đá so với các phương tiện kỹ thuật của thế kỷ XXI.
Thí dụ so sánh đơn giản nhất sau đây có thể chứng tỏ điều đó. Tốc độ chuyển động của các tên lửa đánh chặn trong hệ thống phòng không quốc gia (NMD) mà Mỹ đang thử nghiệm để phòng thủ tên lửa giỏi lắm cũng chỉ chuyển động được với tốc độ 5 km/ giây, còn tốc độ của vũ khí plasma chuyển động với tốc độ của ánh sáng (300.000 km trong 1 giây), nghĩa là gần 300.000 km/giây!
Một ưu điểm cơ bản khác nữa của vũ khí plasma là có thể thử nghiệm và kiểm tra nhiều lần mà không gây ô nhiễm sinh thái. Còn vũ khí tên lửa đánh chặn của Mỹ không thể thử nghiệm được như vậy vì rất tốn kém và gây ô nhiễm sinh thái nghiêm trọng.
Trong những năm 1980, tại trường thử Vladimir-30, các nhà khoa học quân sự Liên Xô trước đây đã từng thí nghiệm thành công sử dụng vũ khí plasma bắn rơi đầu đạn.
Như vậy, lần đầu tiên, các nhà khoa học Nga đã vượt qua một khó khăn cơ bản về mặt kinh tế. Đó là, vũ khí phòng thủ rẻ gấp nhiều lần so với vũ khí tấn công. Thí dụ, chi phí để chế tạo hệ thống tên lửa chống tên lửa A-135 trước đây của Nga cần chi phí nhiều gấp hàng chục lần khoản chi phí để chế tạo vũ khí plasma hiện nay.
Viện sĩ Avramenco cho biết, chương trình nghiên cứu phát triển mang tên “Planeta” sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong phòng thủ và sẽ làm khuynh đảo lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cái gọi là “công cuộc cải tổ”, nên loại vũ khí này đã không được tiếp tục nghiên cứu phát triển.
Năm 2000, sau khi trở thành Tổng thống Nga, V.Putin đã đặc biệt quan tâm phát triển công nghệ quân sự nói riêng và tổ hợp công nghiệp quốc phòng nói chung và ông đã quyết định thực hiện Chương trình hiện đại hóa Các lực lượng vũ trang Nga đến năm 2020. Từ cương trình này, Nga đã cho ra đời nhiều hệ thống vũ khí mới.
Một trong những ứng dụng của công nghệ plasma là Nga hệ thống vũ khí chiến tranh điện tử lắp trên máy bay trực thăng mang tên “Vitebsk”, có khả năng vô hiệu hóa tên lửa hay pháo phóng không của đối phương bằng cách tạo ra môi trường plasma bao quanh.
Bất kỳ một tên lửa phòng không hay đạn pháo của đối phương nhằm bắn vào các khí tài bay của Nga đều bay chệch mục tiêu do tác động của hệ thống "Vitebsk".
Đại tá Lê Thế Mẫu
No comments:
Post a Comment