Phần I: SỰ LÁU CÁ CỦA TS NGUYỄN QUANG A! (Phần 1)
Phần II: TS NGUYỄN QUANG A VÀ VIỆN IDS
Như đã chỉ ra ở Entry trước đó, TS Nguyễn Quang A là một trong 10 ứng viên được đề cử để xét tặng giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền" (Giải thưởng này do Bộ Ngoại giao Hà Lan đứng ra tổ chức 1 năm 1 lần). Và để PR giúp vị Tiến sỹ này và cũng là kêu gọi mọi người ủng hộ cho TS này trong phần bình chọn, nữ dân chủ Phạm Đoan Trang với biệt tài "khoe hàng" đã đưa ra một mớ những gì mà ông này làm được trong việc "bảo vệ nhân quyền" theo tiêu chí của Giải thưởng!
Và ở "công trạng" có tính tổng quan mà Phạm Đoan Trang dùng để khoe mẽ cho Tiến sỹ Nguyễn Quang A: "Các bạn có thể vào đường link trên để bầu cho TS. Nguyễn Quang A, người được mô tả như sau về sự sáng tạo trong hoạt động bảo vệ nhân quyền: "Bằng việc thực thi những thủ tục và luật lệ chính thức của nhà nước, ông Quang A đã cho thấy những giới hạn của quyền tự do chính trị ở Việt Nam". Người viết đã chỉ ra đó thực chất là sự láu cá, ăn trên ngồi trốc của vị Tiến sỹ này. Và nếu với những gì đã làm mà Nguyễn Quang A đòi ẵm giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền" thì ở Việt Nam có nhiều người xứng đáng hơn ông. Những cái tên như Nguyễn Hữu Vinh (Vinh Ba Sàm), Trương Duy Nhất và trước đó là Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu Cày), Tạ Phong Tần" là ví dụ (Xem thêm: Tại đây).
Sau phần đánh giá tổng quan, Phạm Đoan Trang đã liệt kê những cương vị, tư cách mang tính tiên phong, đầu tiên của Tiến sỹ Nguyễn Quang A như "Là sáng lập viên, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS)", "Là dịch giả, người mở ra Tủ sách SOS2", "Là sáng lập viên của Diễn đàn Xã hội Dân sự (năm 2013)" và "Là người đầu tiên trong các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam công khai tuyên bố ứng cử ĐBQH với tư cách độc lập, và còn hơn thế, là ứng cử viên ĐBQH đầu tiên sử dụng mạng xã hội Facebook để truyền tải các thông điệp của mình (năm 2016)".
Người viết hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Phạm Đoan Trang về những điều được nói ra. Sự tiên phong và mang dáng dấp của một đầu lĩnh là điểm nổi bật và làm nên thương hiệu của vị Tiến sỹ sinh năm 1946 trước khi trở thành một nhà dân chủ. Đây cũng là lí do trước khi về hưu, TS Nguyễn Quang A được rất nhiều cơ quan trực thuộc Chính phủ, các bộ, ngành cấp Trung ương mời gọi về để làm việc, tham vấn! Tuy nhiên, thật tiếc rằng, sau thời điểm nghỉ hưu, nhất là khoảng 5 năm trở lại nay, cái thương hiệu đầu lĩnh, tiên phong của ông đã không còn nguyên nghĩa.
Thay vì sử dụng nó để tiếp tục cống hiến như ông đã từng làm, nhất là dưới thời ông Võ Văn Kiệt còn đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Chính phủ, ông lại dùng nó để nghĩ ra hàng loạt chiêu trò để phá đi những thứ ông đã từng góp công xây dựng! (TS Nguyễn Quang A là một trong số những thành viên của Tổ tư vấn đặc biệt của Chính phủ dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt).
Viện IDS lúc mới thành lập (Hiện đã tan rã) - Nguồn: Internet.
Trước hết và đầu tiên phải kể đến viện IDS (Viện Nghiên cứu Phát triển). Kể từ lúc thành lập (2007) cho đến lúc chính thức tan rã về mặt bản chất, TS Nguyễn Quang A là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch (tương đương với Viện trưởng và bản thân ông A nhiều lần xưng mình là Viện trưởng).
Và với một vai trò lớn như thế, nên không ai phủ nhận những đóng góp, dấu ấn cá nhân của Tiến sỹ Nguyễn Quang A tại Viện này. Thành viên của "Viện" này chủ yếu là các thành viên từng tham gia Tổ tư vấn đặc biệt của Chính phủ dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt như GS Hoàng Tụy, TS kinh tế Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh...
Về mặt khách quan mà nói thì mục đích, lí tưởng dẫn đến việc ra đời của IDS là rất tốt. Nó giúp cho Chính phủ và các bộ, ngành thấy được tính tổng quan, hiện thực của các vấn đề nổi lên trong đời sống - kinh tế xã hội cũng như đề ra được những chính sách phù hợp, hiệu quả. Đây cũng là lí do IDS được Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký mặc dù không thực hiện chức năng quản lý trực tiếp đối với tổ chức này!
Vậy nhưng, với tính liên kết không bền vững giữa các thành viên và sự chuyển màu rất rõ nét của những thành viên đứng đầu đã khiến IDS nhanh chóng trở thành một cái tên hữu danh vô thực. Bản thân TS Nguyễn Quang A thay vì nghĩ đến việc liên kết, tạo đường hướng phù hợp để duy trì, nâng cao vị thế của tổ chức thì chính ông đã xem đó là một chức danh, bình phong để tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc tụ họp bất hợp pháp về chính trị... Và cho đến nay, theo đánh giá của nhiều người hiểu chuyện thì IDS không khác gì một tổ chức ngoại vi kiểu VOCE của Việt Tân.
Chính vì vậy, với những gì được chỉ ra (của Viện IDS), đối chiếu với những tiêu chí của giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền", ở tư cách này (sáng lập viên, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS). TS Nguyễn Quang A thể hiện một cách mờ nhạt, chưa có bất cứ điều gì nổi bật; thậm chí có thể nói rằng, chính TS Nguyễn Quang A là kẻ đã biến IDS ra tình cảnh như ngày hôm nay. Và người viết tin rằng, Ban điều hành giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền" sẽ không bao giờ vinh danh một kẻ ở phương diện "sáng lập viên" của một tổ chức (dù họ cho rằng IDS là tổ chức hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền) mà chính kẻ đó đã phá rã, là nguyên nhân hàng đầu chấm dứt sự tồn tại của tổ chức đó trên thực tế!
Cũng xin thông tin thêm là trước sự phản ứng của một số từng tham gia thành viên của IDS, từ lâu TS Nguyễn Quang A đã không nhắc đến cương vị này. Việc Phạm Đoan Trang nhắc lại vì thế đã vô tình gây bất lợi cho TS Nguyễn Quang A trong hành trình trở thành chủ nhân Giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền".
(Còn nữa)
No comments:
Post a Comment