Loa Phường
Đây là kết quả điều tra do Trung tâm Merdeka của Malaysia tiến hành hồi tháng 4 vừa qua cho thấy, có đến 56% người dân Malaysia được hỏi không biết gì về các tranh chấp và diễn biến trên Biển Đông. Đồng thời kết quả điều tra cho thấy, có đến 67% người dân nước này cho rằng quan hệ giữa Malaysia – Trung Quốc đang đi đúng hướng, chỉ có 20% cho mối quan hệ này là đe dọa tiềm năng và 7% coi đó là mối đe dọa nghiêm trọng.
Thật may cho Chính phủ Malaysia không có một “phong trào dân chủ mạng” với dàn facebooker, blogger hùng hậu xa xả chửi bới chính quyền “che dấu thông tin”, “bán nước cho Trung Quốc”, “cần thoát Trung” để sinh tồn, “liên minh quân sự với Mỹ là cách duy nhất bảo vệ chủ quyền Biển Đông”…Nhưng kết quả điều tra này cũng là cảnh báo cho thấy, Chính phủ Malaysia dường như thiếu quyết liệt trong việc “lôi kéo” nhân dân quan tâm đến cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo của họ.
Thực tế, Malaysia cũng là nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, song lại bị cho là quá “mềm mỏng” với Trung Quốc cho dù cũng đang đối đầu với hành động khiêu khích, đòi cả Biển Đông ngang ngược của Trung Quốc.
Giải thích lý do này, bài báo Vì sao Malaysia nín nhịn Trung Quốc trên Biển Đông cho rằng sự lệ thuộc vào kinh tế vì Trung Quốc là đối tác thương mại và thị trường du lịch lớn nhất của Malaysia bên ngoài cộng đồng ASEAN. Còn Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc ở châu Á cũng xuất phát từ nền tảng dân cư khi ¼ dân số nước này là người gốc Hoa. Dễ hiểu khi báo chí phương Tây luôn lên án Malaysia “nhu nhược” với Trung Quốc, còn Trung Quốc thì lấy Malaysia làm gương cho những “đầu gấu” như Philippine, Việt Nam, kiểu Biển Đông: Trung Quốc nói Philippines hãy học Malaysia, Malaysia “ngả” theo Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông? …
Đọc những bài báo này và từ kết quả điều tra trên, cho thấy rằng XHDS Malaysia – nơi rất phát triển, truyền thông tự do, mô hình thân phương Tây thuận lợi, cũng có tranh chấp chủ quyền trực tiếp với Trung Quốc, là nước mạnh hàng đầu trong khu vực…mà người dân lại “thơ ơ, vô cảm” với tranh chấp Biển Đông, đa số ủng hộ chính sách đối ngoại của chính phủ hiện nay!?!
Nguyên nhân đều nằm ở chỗ, các đài báo phương Tây đã “ưu tiên” phát triển chuyên mục Việt ngữ nhiều hơn với Malaysia. Malaysia không có BBC, RFA, RFI, VOA Malaisia ngữ hùng mạnh như Việt Nam. Malaysia không có giới “đấu tranh dân chủ” được đầu tư mạnh mẽ hơn gấp bội so với Việt Nam, và quan trọng nhất là Malaysia không có một bộ phần kiều dân chầu trực đòi “theo Mỹ, thoát Trung” với mối hận “mất nước” như đất nước Việt Nam này. Thêm nữa, Malaysia không lọt vào tầm ngắm của giới chính trị gia diều hâu phương Tây về khả năng đương đầu với Trung Quốc như Việt Nam?
So với Malaysia, Việt Nam có may mắn hơn khi được truyền thông phương tây lo “chủ quyền” và vận động dân chúng Việt chống Trung hơn? Gần đây dư luận có những tiêng nói cảnh giác về mưu đồ dùng máu người Việt để chống Trung Quốc cho phương Tây trong khi chính ở xứ sở của họ (Mỹ và EU) đang cần “thoát Trung” hơn xứ Việt này rất nhiều. Nhưng những tiếng nói này gần như chìm nghỉm đi trong bối cảnh truyền thông và các chuyên gia chính trị Việt Nam đang say sưa phụ họa theo báo chí Tây phương để được ca ngợi yêu nước. Câu nói đầy tâm tư của ông cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bày tỏ lo ngại trước khuynh hướng bài trừ Trung Quốc cực đoan hiện nay lại trở thành tâm điểm “tấn công” của khuynh hướng hô hào “thoát Trung” cực đoan kia.
Trong số các làng giềng đang tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam là nước gần nhất và chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất nhất nếu xung đột xảy ra, đang bị Trung Quốc “bao vây” tứ bề trong khi thế lực đang muốn kìm hãm Trung Quốc lại không cạnh tranh nổi ảnh hưởng của Trung Quốc “tứ bề” quanh Việt Nam.
Khách quan và tốt hơn cho Việt Nam là xây dựng tự chủ trong truyền thông vận động nhân dân về lòng yêu nước bằng cách thức khôn ngoan và đúng đắn, chứ không phải bị động, chay theo báo chí phương Tây. Chưa chắc Việt Nam đã may mắn hơn Malaysia khi có bộ phận dân chúng đang chạy theo cách thức yêu nước nhưng cực đoan, mất kiểm soát như hiện nay. Bởi sự tự đánh mất “tự chủ” trong cách thức yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên truyền thông cũng nguy hiểm không kém gì trận chiến trên thực địa.
No comments:
Post a Comment