2016/09/12

“DÂN CHỦ” HIỂU NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG! (KỲ 2)

SHADOWLESS
Trong bài viết trước, tác giả đã phân tích một trong những yếu tố cấu thành lên hai chữ dân chủ đó là dân tộc độc lập. Ở bài viết này, tác giả sẽ tiếp tục phân tích về vấn đề dân quyền.
Thời điểm hiện tại, có nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn mơ màng về một ước mơ viển vông khi nước ngoài đem lại dân chủ cho Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở. Lãnh tụ Hồ Chí Minh từng nói: “Nếu có độc lập mà không có tự do, dân không được hạnh phúc thì cái độc lập đó cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Điều này có đúng không? Hoàn toàn đúng và không thể chối cãi được! Những cá nhân hay tự nhận mình là tiến sĩ nọ hay nghệ sĩ kia, đại để là những “kẻ sĩ” thường lấy hai chữ “tự do” ra để chỉ trích các chính thể Cộng sản bất kể ở Việt Nam hay thế giới, các nhóm đối lập cũng đòi phải có tự do trong khi chả có ngày nào cống hiến cho đất nước, phải có đa đảng, phải tự do báo chí…. Như vậy, về căn bản họ không hiểu cái tự do là gì nhưng lại luôn luôn nói, viết về điều đó. Thực ra, những cá nhân này nói không sai ở một điểm đó là Chủ nghĩa tư bản tự do, bạn có tự do một cái tự do vô cùng lớn lao đó là: Tự do bán sức lao động của mình - cái tự do nằm ngay trong một cái không tự do - đó là không tự do trong sự sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất mà nó lại nằm trong tay của một số người hay nhóm người nào đó trong xã hội. Nếu đặt trong vấn đề dân quyền thì hãy xem bạn có dân quyền không. Có. Trong Chủ nghĩa tư bản chúng ta có dân quyền, dân quyền rất rõ, đó là những quyền cơ bản của của mỗi con người là quyền được tự do bán sức lao động, quyền không được quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền được tự do chỉ trích người khác, quyền được tự do gây chiến tranh, quyền được xâm chiếm thuộc địa, được đem quân đội vào đàn áp một quốc gia có chủ quyền với cái quyền được nói: “Chúng tôi ném bom để bảo vệ dân thường và dân chủ ở quốc gia đó”. Đây là cái dân chủ - dân quyền và tự do mà các bạn muốn nói tới chăng, hỡi những người kêu gọi dân chủ, tự do và đa đảng chăng?
E:\INTERNATIONAL LAW\PRICING TRANSFER\ad8a6-images-2.jpg
Một thứ tự do mà bọn dân chủ “cuội” rất hay đòi hỏi trong giai đoạn hiện nay, ảnh minh họa
Nhiều người cho rằng một người bình đẳng đó là quyền tự do tham gia ứng cử, quyền bỏ phiếu bình đẳng, quyền có thể tự do lựa chọn cho mình người mà mình bầu được đảm bảo. Thực ra những cái đó vẫn chỉ là hình thức mà thôi. Ở bất kỳ quốc gia nào ở phương Tây nào khi lựa chọn Tổng thống thì chúng ta đều thấy các ứng cử viên Tổng thống đó đi đến các nơi để phát biểu, để kêu gọi bỏ phiếu cho họ với những lời hứa hẹn. Nhưng chỉ xét riêng vấn đề truyền thông thì ai có nhiều tiền hơn, ai nắm được truyền thông thì người đó sẽ có lợi rất lớn. Ví dụ 2 ứng cử viên A và B, A giỏi hơn B rất nhiều nhưng muốn biết giỏi hơn ra sao, thì phải thông qua năng lực làm việc. Nhưng B nhờ có mối quan hệ với truyền thông, được những cơ quan, tổ chức này PR cho, đi khắp nơi có thể lên truyền hình phát biểu thì như vậy đa phần mọi người sẽ bỏ phiếu cho B chứ không phải cho A. Nếu ở đây bạn nào học marketing thì cũng đều hiểu có một điều thôi rất rõ ràng và minh bạch đó là: hiệu ứng quảng cáo. Việc nắm được truyền thông thông qua tiền để quảng bá hình ảnh của mình hóa ra lại là một cái rất không bình đẳng. Dù cho bạn có muốn công tâm đi bỏ phiếu chăng nữa thì chính cái truyền thông, cái ti vi, cái loa đài đó lại là cái mà nó làm cho ta nhận thức sai lầm thì sẽ không còn công tâm nữa rồi.
Tôn Trung Sơn trong các bài giảng về chủ nghĩa Tam Dân đã nêu ra sơ đồ bình đẳng trong xã hội rất hay: Ông bảo rằng xã hội vốn đã tồn tại cái không bình đẳng, đó chính là vị thế của từng con người trong xã hội khác nhau, vậy bình đẳng là gì? Tôn Trung Sơn chỉ ra những quan điểm sai lầm khi cho rằng ta sẽ đưa họ về cùng 1 vị thế hưởng thụ vì cái này tạo nên cái gọi là chủ nghĩa bình quân và cào bằng. Chúng ta thấy rằng, chủ nghĩa bình quân và cào bằng tồn tại khá rõ nét ở một số nước Chủ nghĩa xã hội năm xưa vì sao, họ hiểu nhầm câu làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu của Marx. Thay vào đó Tôn Trung Sơn đã chỉ ra sự không thể cào bằng trong hưởng thụ được. Điều này là đúng nếu ta xét trong một Công ty thì người nào có năng lực lớn hơn và cùng lao động với cường độ và thời gian như nhau thì sẽ được hưởng thành quả lớn hơn. Như vậy bản thân nó đã tồn tại một cái không bình đẳng rồi, nhưng Tôn Trung Sơn kế thừa rất kỹ tư tưởng của Marx ở điểm này. Ông đã đi sâu vào phân tích và cho ta thấy một điều rằng cái có thể làm bình đẳng chính là cho họ một xuất phát điểm bình đẳng, theo ông một xã hội bình đẳng nằm ở chính việc cho họ một xuất phát điểm cực kỳ bình đẳng chứ không phải một kết thúc điểm bình đẳng. Xuất phát điểm bình đẳng giữa mỗi chủ thể được thể hiện qua việc: “Đó chính là họ được bình đẳng tiếp xúc với TLSX, họ được quyền lao động trong những môi trường lao động và bình đẳng như nhau, người này không có quyền hay khả năng đi nô dịch lao động của người khác, đó mới chính là bình đẳng, cái bình đẳng càng tương đối bao nhiêu thì sự thật nó lại càng tiệm cận gần với tuyệt đối bấy nhiêu”. Về bản chất của làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu là như vậy. Chủ nghĩa xã hội và bước phát triển đỉnh cao của nó thể hiện rất rõ sự ưu việt và hoàn toàn không giống như những kẻ nhân danh trí thức đang hiểu sai vấn đề nhưng vẫn hô hào, gào thét phải thay đổi, phải xóa bỏ… hệ tư tưởng tiên tiến đó.
Tóm lại, nhận thức về cùng một vấn đề luôn luôn có sự khác biệt giữa hai người với nhau. Tuy nhiên, nhận thức của mình đã sai lầm mà cố hướng lái người khác theo ý mình hòng đạt được mục đích nào đó là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Trong bài viết này tác giả tập trung đi sâu phân tích khái niệm dân chủ trên vấn đề tự do, dân quyền. Sang bài viết sau, tác giả sẽ phân tích tiếp khía cạnh cuối cùng của dân chủ đó là dân sinh hạnh phúc.

No comments: