Kính Chiếu Yêu
Sau những ồn ào, phẫn nộ quy tội cho Formosa, bỗng dưng điều mà ít ai ngờ tới nhất làm dư luận chững lại do xuất hiện thủy triều đỏ ở biển Bố Trạch, Quảng Bình. Thiên hạ bán tín bán nghi về nguyên nhân cá chết, người ta bắt đầu bình tĩnh hơn để chờ đợi một kết quả chính thức của giới khoa học.
Cũng qua cơn khủng hoảng môi trường này, khi bình tĩnh nhìn lại người ta nhận ra sự nguy hại của khủng hoảng truyền thông. Chính truyền thông đã thổi bùng lên ngọn lửa định thiêu cháy Formosa và đi xa hơn quy tội nhà nước về chính sách đầu tư. Những kẻ cơ hội chính trị đã định té nước theo mưa tạo khủng hoảng chính trị xã hội bằng biểu tình.
Tưởng rằng những bên liên quan đã có bài học cho mình mà hành động có trách nhiệm nhưng không, vẫn còn đó những mánh khóe đổ lửa, thêm dầu và đáng ngại hơn nó vẫn khởi phát từ truyền thông.
Hôm qua, trên trang Một Thế Giới (của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam) có đăng bài "Cay đắng con mực nháy Vũng Áng" của Cu Làng Cát (phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng- Dương Minh Phong). Các trang mạng lề trái như vớ được của quý lập tức lan truyền.
Đọc trọn bài báo của Cu Làng Cát người ta thấy xót xa cho cảnh trớ trêu của những người dân lành mưu sinh nhờ biển sau vụ cá chết. Điều đó ai cũng chia sẻ, cảm thông và mong cho cơn bỉ cực qua nhanh.
Tuy nhiên, người ta cũng nhận thấy lấp ló sau đó là những mũi tên đen hướng dư luận vào Vũng Áng và mục tiêu lần này không phải là nhà máy thép mà là nhà máy nhiệt điện.
Nói nó đen vì rằng một bài báo được viết với thủ thuật mập mờ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của dân chúng về nhiệt điện và nó được đóng dấu bảo đảm của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Bài báo có đoạn thế này: "Bên sau các nhà hàng nổi vắng khách là nước vịnh Vũng Áng, phía gần kia có ống khói nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 với 1.200MW, vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. Nhà máy điện có công nghệ đốt than phun trực tiếp, ngoài bờ biển là cầu cảng ăn than bằng băng chuyền dài hơn 400m. Nhiệt điện Vũng Áng có hệ thống làm mát bằng nước biển, mỗi ngày dùng hàng triệu khối nước biển làm mát và nguồn đó cũng đưa lại ra biển."
Vậy là, góp phần đầu độc biển Vũng Áng không chỉ có nhà máy thép mà còn có Nhiệt điện Vũng Áng nữa bằng việc "mỗi ngày dùng hàng triệu khối nước biển làm mát và nguồn đó cũng đưa lại ra biển". Chết thật, dự án mới đi được một chặng ngắn mà đã thế này thì đến khi lấp đầy nó còn nguy hại đến mức nào. Độc tố, ô nhiễm ở đấy mà ra chứ ở đâu!
Chắc chắn tuyệt đại đa số chúng ta chẳng ai rành công nghệ sản xuất thép, cũng như nhiệt điện nên rất dễ bị mê hoặc bởi cách viết như vậy. Những người căm ghét Formosa định xông vào đập phá nó chắc lần này sẽ muốn kéo sang đập nốt nhà máy nhiệt điện!
Nhưng hãy khoan, trước khi phẫn nộ thì cũng nên biết điều này, nước làm mát cho nhiệt điện Vũng Áng hoàn toàn không có độc tố và nó không dùng đến hàng triệu khối một ngày.
Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát nhiệt điện Vũng Áng là “Hệ thống nước tuần hoàn trực lưu”. Nó đòi hỏi sử dụng một lượng nước (nước sông, nước biển). Nước được khai thác từ các nguồn và chạy một lần qua hệ thống làm mát để làm lạnh hơi nước. Sau đó, nước được thải trở lại nguồn với nhiệt độ có tăng lên.
Sơ đồ hoạt động của nó thế này:
Ưu việt của hệ thống làm mát nói trên là tận dụng nhiệt độ của các nguồn nước sông, biển, hồ lớn… tương đối thấp để nâng cao hiệu suất của tuabin hơi, đồng thời hệ thống làm mát kiểu này được sắp xếp đơn giản nên chi phí đầu tư và vận hành đều thấp.
Đặc biệt, hệ thống làm mát này không ảnh hưởng đến môi trường nước mặt (biển, sông, hồ), nước ngầm và không khí, vì nước làm mát được bơm từ biển (sông, hồ) vào các ống dẫn bằng hợp kim đồng (hoặc hợp kim titan) để làm nguội hơi nước của tuabin rồi sau đó lại trở về biển (sông, hồ). Trong quá trình đó, không có bất kỳ hợp chất bên ngoài nào có thể lẫn vào nước làm mát. Hãy hình dung nó tương tự như nguyên lý nước làm mát để ngưng rượu khi ta nấu rượu, vậy thôi.
Thế đấy, đừng mập mờ nhé Cu. Và cũng đừng đại ngôn hỡi các phóng viên, BBT "lá ngón".
No comments:
Post a Comment