Loa Phường
Quyền biểu tình cũng như các quyền khác như tự
do lập hội, tư do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo… đã được
Hiến pháp Việt Nam thừa nhận, nhưng nên nhớ luôn kèm theo “Việc thực hiện các quyền
này do pháp luật quy định” và “tuân thủ các văn bản pháp luật liên
quan”. Cũng giống như Công ước quốc tế về các quyền chính trị , dân sự cũng
thừa nhận những quyền này nhưng đều phải kèm theo chế ước rằng những quyền này
đều “bị giới
hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự
công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ
bản của người khác”
Mời tham khảo Điều 25 Hiến pháp 2013
Mời tham khảo các Điều 18-22 của Công ước quốc
tế về các quyền chính trị, dân sự http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Cong-uoc-quoc-te-ve-quyen-dan-su-va-chinh-tri-270274.aspx
Điều đó đồng nghĩa rằng, Hiến pháp Việt Nam
rất phù hợp với chuẩn mực pháp luật quốc tế. Việc lập thành chương riêng với
việc thừa nhận hầu hết các quyền, nới rộng rất nhiều quyền căn bản cho thấy
Việt Nam đang nỗ lực tiến tới một xã hội dân chủ, nhân quyền. Tất nhiên việc
luật hóa tất cả các quyền trên và đảm bảo thực thi nó …còn nan giải và cần thời
gian hoàn thiện bộ máy chính quyền, tạo sự đồng thuận trong việc thông qua dự
thảo luật (luật về hội, luật biểu tình…) cũng như các thiết chế để nó hoạt động
đúng pháp luật, không bị các thế lực thù địch lợi dụng gây rối loạn xã hội và
không xâm hại đến các quyền cơ bản của người dân, cộng đồng, xã hội không ủng
hộ và phản đối việc biểu tình…
Chẳng hạn, ở Việt Nam chưa có Luật về các
tổ chức phi chính phủ NGO, kiểm soát các hoạt động của NGO, tổ chức xã hội dân
sự, nên sẽ khó có thể kiểm soát thu nhập, tiền tài trợ bất hợp pháp đổ vào nuôi
dưỡng các hoạt động biểu tình nhằm lật đổ chính quyền, … nên việc thông qua
Luật biểu tình trước khi có các luật phụ trợ xem ra rất “mạo hiểm”, nhất là với
đất nước có vị trí địa lý nhạy cảm, có lịch sử dân tộc đau thương, có truyền
thống được các nước lớn quan tâm “gây bè dựng phái”…lại đi kèm với điều kiện
kinh tế eo hẹp, dân trí và quan trí còn đang trong giai đoạn xây dựng và phát
triển, đời sống nhân dân còn khó khăn (chỉ cần 200-300 ngàn có thể khiến rất
nhiều người muốn đi biểu tình), lực lượng công an để “bảo vệ” biểu tình, xử lý
bạo loạn…còn chưa tương xứng/đáp ứng…
Chính vì lẽ này mà các vị dân biểu nước ta
đang cãi nhau như mổ bò về việc phải cấp tốc hay từ từ ban hành Luật biểu tình.
Việc thực hiện một “tiêu chí dân chủ” luôn song hành với điều kiện tài chính,
thực lực đáp ứng để nó diễn ra an toàn cho xã hội. Nhìn lực lượng công an phòng
chống bạo loạn của ta xem ra còn mướt mới bằng được các nước “dân chủ” tư bản
kia.
Điều đó không có nghĩa là Việt Nam không có văn
bản luật điều chỉnh lĩnh vực này. Nghị định 38 của Chính phủ đã và đang là văn
bản luật điều chỉnh hành vi “tụ tập đông người nơi công cộng”, cũng có những
chế tài, điều khoản “chuyên nghiệp” như một văn bản luật biểu tình, chắc chắn
sẽ vẫn là nền tảng pháp lý của luật biểu tình nếu được thông qua trong tương
lai. Tại Nghị định này quy định rõ về tụ tập hợp pháp với tụ tập bất hợp pháp
cũng như chế tài đối với tụ tập đông người trái pháp luật. Về tương lai, luật
biểu tình chắc chắn sẽ được ban hành, khi đó, chắc chắn Việt Nam cần tham khảo
các luật biểu tình của các nước tiến bộ. Nhìn vào những quy định về quyền biểu
tình ở nước phương Tây, thực ra rất đáng để người Việt Nam, nhất là các biểu
tình viên chuyên nghiệp của các “hội nhóm xã hội dân sự độc lập” học hỏi. Sau
đây là một vài minh chứng mà facebooker Voòng ngẩu pín, một Việt kiều ở
Anh đã gửi gắm đến cộng đồng “biểu tình viên chuyên nghiệp”
Nội dung cho thấy, muốn thực hiên quyền biểu
tình này ở các nước tư bản hóa ra khá “đắt đỏ”, chứ không hề có khái niệm “tự
do” như các biểu tình viên của ta hô hào, quảng bá. Có thể tính đến nào là phí
đăng ký, tiền mua bảo hiểm đề phòng gây ra thiệt hại vật chất, thuê mướn xe cứu
thương, bác sỹ trực sẵn….rồi kèm theo quản lý số người tham dự, nội dung khẩu
hiệu, phương tiện hỗ trợ…tất cả đều răm rắp, cứng ngắc, không có chuyện “lèo
nhèo”.
Đằng này, xứ ta, dân biểu tình viên chuyên
nghiệp cứ thấy có sự kiện “ăn khách” là hô biểu tình, chọn địa điểm đẹp nhất,
đắt giá nhất là “Hồ Hoàn Kiếm” chẳng hạn hoặc trước trụ sở Quốc hội…tức nơi
phải có lưu lượng giao thông lớn, truyền thông đẹp, gây chấn động…rồi ra yêu
sách chính quyền phải bảo vệ an toàn cho “người biểu tình ôn hòa”. Khẩu hiệu
thì rất “vô tư”, cứ nhằm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chế độ mà mạt sát, phát ngôn
thì cứ nhằm vào đả kích chính quyền, đi lại thì cứ giữa đường cho “khuôn hình
đẹp”, xe cảnh sát đi vận động giải tán, nhắc nhở thì cứ như “vịt nghe sấm”,
"chấp một mắt"….nhưng đến khi bị xử lý thì chửi công an, lực lương
bảo vệ “vi phạm Hiến pháp” như đúng rồi.
Xem ra, trước khi soan thảo, thông qua luật
biểu tình, các vị Đại biểu Quốc hội xứ ta cần trực tiếp kiểm chứng khả năng
“kiểm soát” biểu tình của lực lượng chức năng của ta đã đáp ứng “chuẩn quốc tế”
chưa, dân ta – nhất là các biểu tình viên chuyên nghiệp (gồm những kẻ núp danh “nhà
đấu tranh dân chủ”, “dân oan”, “tù nhân lương tâm”…) đã có và có ý định tuân
thủ pháp luật về biểu tình không, Việt Nam đã có đủ nhà tù để “chứa” hết các
biểu tình viên vi phạm pháp luật chưa….
No comments:
Post a Comment