Lời mở đầu: Đây là kiến thức của Lữ Giang, một người chống Cộng tạm xem là có kiến thức, cũng có thể xem là có tầm nhìn, có hướng đi đúng. Người như Lữ Giang rất hiếm bởi những người anh ta xem là đồng đội thì phần lớn toàn là điên khùng, bệnh hoạn, thậm chí sẵn sàng chụp cho anh ta cái mũ "gián điệp của Cộng Sản". Lữ Giang có tầm nhìn, hướng đi đúng trong việc nâng cao khả năng đánh bại Cộng Sản Việt Nam nhưng đứng chung hàng ngũ với một lũ tâm thần? Rõ ràng họ (chống Cộng, rận, Mỹ con, ...) chưa bao giờ đủ tư cách để được gọi là "đối thủ" hay thậm chí là "kẻ thù" cũng ko đủ tư cách, từ xưa đến nay vẫn chưa lết được đến tầm cao đó. Nhưng kiến thức của Lữ Giang về Bầu cử ở Mỹ vẫn có giá trị và dĩ nhiên là hơn hẳn kiến thức của nhiều người làm truyền thông ở Việt Nam. Kiến thức của họ được như Lữ Giang thì đã ko có việc bu liếm bầu cử ở Mỹ như hiện nay. Hoặc cũng có thể là bọn chúng có kiến thức nhưng cố tình làm thế để nhồi nhét vào đầu người dân Việt những thứ ngu xuẩn, tôn vinh những kẻ điên, kẻ sát nhân, kẻ sống bằng việc bốc lột. Thế nên tôi đăng lại những kiến thức của Lữ Giang cho những ai còn mù mờ chính trị Mỹ cũng như là dịp để mọi người có dịp giải trí với trò hề bầu cử Mỹ. Qua đó để thấy dù chúng ta không xem lũ chống phá là kẻ thù nhưng cũng ko nên xem nhẹ sự ngu dốt, điên khùng, bệnh hoạn mà chúng nhai đi nhai lại từ năm này sang năm khác. Sự ngu dốt có sự hấp dẫn riêng của nó mà một khi mưa dầm thấm lâu, đã để nó ngấm vào người thì rất khó để thoát ra.
Nhìn Lữ Giang không thể ko đặt câu hỏi: "Tại sao anh ta ghét sự đen tối của Mỹ đến thế mà còn chống Cộng, chống Chủ nghĩa Xã hội? Cái gì đã níu giữ anh ta ở lại hố đen của sự điên khùng đó???" ***
Phần I: Tử Định Hữu Kỳ.
Một ký giả Việt Nam ở Orange County đi dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa rồi Đại Hội Đảng Dân Chủ trở về, tôi có hỏi: Có thấy gì lạ không? Người này cười và nói: Có chuyện lạ: Đến dự Đại Hội Đảng Cộng Hoà tôi thấy đại diện của Đài Loan và nói chuyện với họ. Họ cho biết họ ủng hộ ông Romney. Qua Đại Hội Đảng Dân Chủ, tôi ngạc nhiên khi thấy đại diện khác của Đài Loan cũng có mặt ở đó và rất nhiệt tình ủng hộ Obama. Thì ra Đài Loan đang bắt cá hai tay!
Nguyên tắc vận động hậu trường ở Mỹ là “phù thịnh bất phù suy”. Cứ thấy bên nào chắc ăn là đặt tiền ở tụ bên đó, chẳng cần biết chủ trương và đường lối của Đảng đó như thế nào. Khi hai bên ngang ngữa, chia tiền ra hai tụ, mỗi tụ đặt một nữa. Đảng nào thắng, ta cũng có phần.
Đài Loan, Đại Hàn và các nước đi vận động hậu trường ở Mỹ đều hành động theo phương thức “Phù thịnh bất phù suy”. Chỉ có những người Việt chống cộng ở Mỹ thấm nhuần sâu sắc luân lý Khổng – Mạnh nên vẫn chủ trương “trước sau như một”. Năm 2008, Obama tranh cử với McCain, nhiều người Việt ủng hộ McCain vì cho rằng McCain chống cộng và chửi Obama rất chí tình. Họ không phải chỉ chửi khi ông ta đang tranh cử, mà ngay cả sau khi ông ta đã đắc cử, họ vẫn tiếp tục chửi!
Trong cuộc bầu cử tổng thống sắp đến, người Mỹ gốc Việt sẽ bầu cho ai?
MỘT KIỂU BẦU CỬ QUÁI LẠ
Chúng ta nhớ lại, một chuyện lạ đã xẩy ra trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 giữa liên danh Albert Gore và liên danh George W. Bush. Theo kết quả phổ thông đầu phiếu, ông Bush được 50.460.110 phiếu, còn ông Gore được 51.003.926 phiếu. Như vậy Bush thua Gore đến 543.816 phiếu. Thế nhưng khi tuyên bố kết quả, Bush lại thắng Gore! Tại sao lạ vậy?
Tại vì nước Mỹ không bầu tổng thống theo phổ thông đầu phiếu (popular vote) như ở VNCH trước đây và hầu hết các nước trên thế giới hiện nay. Nước Mỹ bầu tổng thống theo Cử Tri Đoàn (Electoral College), nghĩa là người dân chỉ có quyền bầu các đại biểu (electors hay representatives) vào cử tri đoàn, rồi cư tri đoàn bầu tổng thống, chứ người dân không được quyền trực tiếp bầu tổng thống.
Số đại biểu tại mỗi tiểu bang được ấn định theo số nghị sĩ (luôn là 2) và số dân biểu cộng lại. Thí dụ ở California, tiểu bang lớn nhất, có 2 nghị sĩ và 53 dân biểu nên số đại biểu là 55. Texas, tiểu bang đứng thứ nhì, có 2 nghị sĩ và 36 dân biểu, nên số đại biểu là 38. New York và Florida đứng thứ ba, mổi tiểu bang có 29 đại biểu. South Dakota, North Dakota, Alaska, Wyoming... là những tiểu bang nhỏ nhất, mỗi tiểu bang chỉ có 3 đại biểu, v.v.
Trong cuộc bầu cử tổng thống, đảng nào thắng ở tiểu bang nào sẽ hốt trọn gói số đại biểu của tiểu bang đó. Thí dụ Đảng Cộng Hoà thắng ở Texas sẽ được 38 phiếu, Đảng Dân Chủ trắng tay.
Nước Mỹ có 435 dân biểu của các tiểu bang, 3 dân biểu của Washington DC và 100 nghị sĩ, tổng cộng là 538 phiếu, ai chiếm được quá bán (269 + 1) tức 270 phiếu coi như đắc cử.
QUAN SÁT VÙNG BẦU CỬ
Lúc đầu, đa số người Việt khi đến Mỹ đều theo Đảng Cộng Hoà vì cho rằng đảng này “chống cộng”, mặc dầu đảng này đã bán VNCH cho Trung Quốc.
Tại nước Mỹ, nếu tổ chức bầu tổng thống bằng phổ thông đầu phiếu, Đảng Cộng Hoà sẽ thua dài dài, vì số cử tri ghi danh theo Đảng Dân Chủ lúc nào cũng đông hơn Đảng Cộng Hoà. Thí dụ năm 2008, số cử tri Cộng Hoà chỉ có 55 triệu, trong khi số cử tri Dân Chủ lên đến 72 triệu. Một cuộc kiểm kê mới nhất cho biết số cử tri ghi danh vào Đảng Dân Chủ trong tháng gần đây đã tăng 41,6%, trong khi Đảng Cộng Cộng Hoà chỉ 35,6%, và độc lập 17%. Nhưng bầu cử theo cử tri đoàn, có đông cử tri chưa chắc đã ăn.
Dựa theo kết quả bầu cử của nhiều thập niên, các nhà phân tích về bầu cử đã chia các tiểu bang ra 4 loại, loại một là SOLID (chắc chắn), loại hai là LIKELY (chắc đứng về), loại ba là LEANS (nghiêng về), và loại bốn là TOSS-UP (ngang ngữa).
Năm nay cũng như nhiều năm trước, California (55 phiếu), New York (29 phiếu) và Illinois (20 phiếu) được coi là những bang SOLID đối với Dân Chủ, lúc nào Đảng Dân Chủ cũng thắng. Với Đảng Cộng Hoà, các tiểu bang nằm phía giữa như Kansa (6 phiếu), Utah (6 phiếu), Idaho (4 phiếu), Wyoming (3 phiếu), v.v., đều thuộc loại SOLID.
Texas (38 phiếu) từ trước vốn được coi là bang SOLID đối với Cộng Hoà, nay bị đưa xuống loại LIKELY, tức nghiêng về Cộng Hoà. Ngoài Texas ra, Tennessee (11 phiếu), Kentucky, South Dacot và Nort Dakota cũng là LIKELY đối với Cộng Hoà. Trong khi đó hai bang Washington và Main là LIKELY đối với Dân Chủ.
Các ứng cử viên không cần vận động ở các tiểu bang SOLID hay LIKELY, vì số phiếu ở đó coi như đã quyết định rồi. Vận động hay không vận động cũng chẳng làm thay đổi được gì. Các ứng cử viên chỉ đến gây quỹ. Thí dụ: California là bang lớn nhất, có 55 phiếu, nhưng hai ông Obama và Romney không đến vận động ở đó, vì nó đương nhiên thuộc Dân Chủ. Texas có 38 phiếu, được coi như đương nhiên của Cộng Hoà.
QUAN SÁT TÌNH HÌNH
Cho đến nay số phiếu cử tri đoàn hai bên có thể kiếm được không cách xa nhau bao nhiêu. Cộng Hoà 191, Dân Chủ 221 và TOSS-UP là 126. Do đó, các ứng cử viên đã quan tâm đến các tiểu bang TOSS-UP, tức các tiểu bang có số phiếu sấp ngữa, chưa biết ai thắng ai thua, như Florida (29 phiếu), Ohio (18), Michigan (16 phiếu), North Carolina (15 phiếu), v.v.
Trong số các tiểu bang nghiêng ngữa, Florida được coi là quan trọng nhất. Năm 2000 tiểu bang này có 25 phiếu, nay đã tăng đến 29 phiếu. Năm 2000, kết quả cuộc bầu cử phổ thông cho thấy ông Bush chỉ hơn ông Gore có 535 phiếu. Trên nguyên tắc, khi số phiếu thắng cách nhau quá nhỏ, bên thua có thể xin kiểm phiếu lại. Vì thế, luật sư của ông Gore đã nộp đơn ở Tòa Superior Court của tiểu bang xin kiểm lại khoảng 6 triệu lá phiếu. Tòa Superior Court đã chấp thuận, nhưng ông Bush kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện vì cho rằng đếm phiếu lại là vi hiến.
Khi mới đếm được 43.000 phiếu và ông Gore đã kiếm thêm được 98 phiếu, TCPV ra lệnh ngưng kiểm phiếu lại, nên ông Gore thua. Ông Bush hốt trọn 25 phiếu cử tri đoàn tại đây nên có tổng số phiếu cử tri đoàn là 271 trong khi ông Gore chỉ có 266 phiếu. Ông Bush thắng nhưng ông Gore mặt hầm hầm, vì theo phổ thông đầu phiếu, ông hơn ông Bush đến 543.816 phiếu. Người Việt cười hả hê vì Đảng Cộng Hòa chống cộng đã thắng!
Rút kinh nghiệm của quá khứ, năm nay hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều quan tâm đến Florida. Đảng Cộng Hoà lấy thành phố Tampa của Florida để tổ chức Đại Hội Đảng vì tin rằng đại hội tại đây sẽ giúp họ nắm ưu thế trong tiểu bang này. Nhưng Đảng Dân Chủ chơi đòn độc hơn. Biết Florida là nơi người Latino đang chiếm khoảng 22% dân số, ông Obama đã tìm cách lấy phiếu của khối cử tri này.
Về phương diện tôn giáo, ông Obama tuyên bố ủng hộ biện pháp phá thai. Ông biết đa số người Latino đều có chịu phép rửa tội khi sinh ra, nhưng số giữ đạo rất ít. Các cuộc kiểm tra cho thấy tỷ lệ phá thai cao nhất trong cộng đồng người Latino, nhất là người Mexico, nên ông đứng về phe họ.
Về phương diện di dân, ông chống lại các biện pháp kiểm soát di dân ở Arizona. Vào tháng 8 vừa qua, ông lại ban hành biện pháp hành chánh, cho phép những người di dân lậu đến Mỹ trước 16 tuổi và nay dưới 30 tuổi được khỏi bị trục xuất và có thể đi làm việc.
Khi tranh cử, hai bên thường dùng bất cứ thủ đoạn gì để có thể thắng cử, có khi bất chấp cả luân lý hay quyền lợi quốc gia. Với các biện pháp nói trên, ông Obama có vẽ đang thắng thế ở Florida. Không hiểu ông Romney và Đảng Cộng Hòa sẽ có biện pháp gì để lật lại thế cờ.
ĐÓNG BÈ ĐI FLORIDA
Trong những tháng gần đây, người Việt tại California chia là hai phe, một phe ủng hộ ông Romney còn một phe ủng hộ ông Obama. Họ đọc diễn văn hay viết bài phóng lên các diễn đàn ủng hộ “gà” của mình.
Dĩ nhiên, ở một nước dân chủ như nước Mỹ, mỗi người có quyền suy nghĩ và hành động theo cách của mình, miễn là không trái với luật pháp. Vấn đề là phải hành động như thế nào cho có kết quả.
Hiện nay dân số California là khoảng 37 triệu, trong đó có khoảng 582.000 người Việt. Giả thiết tất cả cử tri người Việt ở California đều bỏ phiếu cho ông Romney hay ông Obama, Đảng Dân Chủ vẫn thắng và hốt trọn 55 phiếu, vì California là SOLID của Đảng Dân Chủ. Cho nên những cố gắng của người Việt ở California ủng hộ ông Romney bị coi là “những nỗ lực không đền bù”, nghĩa là chẳng ăn thua gì. Ở Texas thì ngược lại, 210.000 người Việt ở đó có hạ quyết tâm ủng hộ ông Obama, ông Romney vẫn nắm trọn 38 phiếu.
Làm chính trị là tiên liệu. Muốn yểm trợ Đảng Cộng Hoà hay Đảng Dân Chủ có hiệu quả thì từ cuối năm ngoái, người Việt ở California đã phải đóng bè và rủ nhau ra khơi đi về Florida. Ở đó sáu tháng rồi ghi danh vào sổ cử tri Florida. Hợp với khoảng 59.000 người Việt đang ở Florida, người Việt tại Hoa Kỳ sẽ “làm nên lịch sử”, vì Florida là bang TOSS.UP. Cứ ngồi ở California mà chống hay ủng hộ, sẽ chẳng làm thay đổi được gì.
VẠN SỰ GIAI DO TIỀN ĐỊNH?
Hôm 3.5.2012 vừa qua, đã có một cuộc tranh luận giữa ông Obama và ông Romney trên truyền hình tại Denver. Có khoảng trên 60 triệu người Mỹ lắng nghe.
Trước khi tranh luận, điểm của ông Obama đang đi lên, cách ông Romney ít nhất 6%. Hầu hết cử tri đều tin ông Obama sẽ thắng trong cuộc tranh luận, vì ông là một luật sư nổi tiếng hùng biện, ông lại nắm rất vững những vấn đề của nước Mỹ, có thể đẩy lùi ông Romney một cách dễ dàng.
Nhưng khi cuộc tranh luận xẩy ra, mặc dầu những điều ông Romney nêu ra chẳng có gì hóc búa, ông Obama ngồi buồn xo, chỉ đỡ đòn chứ không phản công. Kết quả coi như ông Obama thua.
Có nhà phân tích cho rằng ông Obama chỉ có tài hùng biện trước quần chúng, nói theo diễn văn đã soạn sẵn, chứ không có khả năng tranh luận tay đôi, mặt đối mặt. Nhưng đa số không tin như vậy. Họ tin rằng ông Obama biết thế lực đứng đàng sau hậu trường đã quyết định ai sẽ làm tổng thống nước Mỹ trong nhiệm kỳ tới. “Tử kỳ hữu định” (Giờ chết đã định rồi), nên ông không còn hứng thú để tranh luận nữa. Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Felix Frankfurter đã từng nói:
“Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường.”
Cứ bình tĩnh. Khoảng 3 tuần nữa có thể biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Một số người đã đặt câu hỏi: Với một cuộc bầu cử công khai và được kiểm phiếu bằng máy móc rất khoa học, làm sao các thế lực tư bản đứng đàng sau có thể ấn định kết quả cuộc bầu cử được?
Như chúng tôi đã nói ở trên, nước Mỹ không bầu tổng thống theo phổ thông đầu phiếu mà bầu theo cử tri đoàn. Đã có hàng ngàn bài phê bình về lối bầu cử này và hàng trăm dự thảo tu chính án được đưa ra để yêu cầu hủy bỏ hay sửa lại phương thức bầu cử này, nhưng tất cả đều bị bác bỏ. Các nhà đại tư bản muốn duy trì phương thức bầu cử này để lèo lái kết quả cuộc bầu cử. Vụ Floria năm 2000 là một vụ điển hình. Ở Việt Nam, “Đảng cử dân bầu”, còn ở Mỹ “Đảng cử Đảng bầu”. Đảng ở Mỹ, nói theo Gore Vidal, là Đảng về tài sản (The Property Party)
Thấy ông Obama miệng bị khớp khi tranh luận, những người tin vào sức mạnh linh thiêng cho rằng Đảng Dân Chủ đang bị Trời phạt. Năm nay, ban lãnh đạo Đảng Dân Chủ đã quyết định loại bỏ tất cả những chữ GOD ra khỏi Cương Lĩnh Đảng. Mãi đến đại hội đảng, khi ông Obama yêu cầu, họ mới chịu đưa chữ GOD vào. Nhìn lại, chúng ta thấy Cương Lĩnh của Đảng Cộng Hoà năm nay có 10 chữ GOD, còn Cương Lĩnh của Đảng Dân Chủ chỉ có một chữ.
Lịch sử cho thấy nước Mỹ có khả năng giải quyết bất cứ khó khăn nào, nhưng dù Obama hay Romney thắng cử trong kỳ này, người đó cũng chỉ là một tên hốt rác (dustman). Phải 4 năm nữa đống rác ghê tởm mà ông Bush để lại trên đất nước này mới có thể được dọn sạch.
Các biến cố đưa tới cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay sẽ bắt các nhà đại tư bản phải cải tiến để đưa nước Mỹ đi lên và bảo vệ quyền lợi của họ, tức quyền lợi của những người giàu.
Phần II: Trò Ảo Thuật Về Bầu Cử
Nhiều người Việt đã cảm thấy buồn cười khi cả hai ứng cử viên Obama và Romney chẳng thèm đến vận động ở California và Texas, nơi có đông cử tri nhất, thì một số cá nhân, tổ chức hay cơ quan truyền thông của người Việt tại hai bang này lại đang hung hăng phát động chiến dịch ủng hộ hay đả đảo hai ông ấy. Có người còn khóc hu hu và nói rằng đây là vấn đề sinh tử của đất nước ta: Thằng cha Obama mà thắng là bỏ mẹ!
Nếu chuyện đó xẩy ra cách đây mười hay mười lăm năm, chúng ta còn có thể hiểu được, vì lúc đó người Việt chưa biết nhiều về nước Mỹ. Nay các cơ quan truyền thông đã được mở rộng, người Việt đã hiểu rõ cơ cấu bầu cử của nước Mỹ. Các tranh luận về cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra đã giúp người Việt hiểu rõ hơn mặt trái đàng sau các sinh hoạt chính trị trên đất nước này. Do đó, không thể cứ tiếp tục làm cái công việc lẩm cẩm như vậy.
DÃ TRÀNG XE CÁT BIỂN ĐÔNG
Như chúng tôi đã nói, nước Mỹ không bầu cử tổng thống theo phổ thông đầu phiếu như VNCH trước đây và hầu hết các nước trên thế giới. Nước Mỹ bầu tổng thống bằng cử tri đoàn theo một thể thức rất quái đản, nên vai trò của thiểu số người Mỹ gốc Việt trở thành con số không.
Trong bài “Tử kỳ hữu định”, chúng tôi đã nói rất rõ: California (55 phiếu), New York (29 phiếu) vàIllinois (20 phiếu)... được coi là những bang SOLID đối với Dân Chủ, lúc nào Đảng Dân Chủ cũng thắng. Còn Texas (38 phiếu) Tennessee (11 phiếu), Kentucky... là thành trì của Đảng Cộng Hoà. Do đó, ở California hay Washington mà khối người Việt nhỏ bé có rát cổ rát họng chửi Obama thì Obama vẫn thắng. Còn ở Texas hay Tennessee không cần làm gì cả, Obama vẫn thua. Muốn gỡ gạc cho Obama hay Romney chút xíu, từ cuối năm ngoái đã phải di chuyển qua Ohio hay Florida, vì đó là những bang TOSS-UP, lá phiếu của ta có thể có chút giá trị.
Nhìn lại, trong các cuộc bầu cử tổng thống tại đất nước này, khoảng 1 triệu rưởi người Việt có cựa quậy gì rồi cũng chỉ là “Dã tràng xe cát biển đông”.
THỦ ĐOẠN ĐÁNH LỪA CỬ TRI
Sau cuộc tranh luận của hai ứng cử viên Phó Tổng Thống là Joe Biden và Paul Ryan hôm 10.10.2012, hãng thông tấn CNN đưa ngay ra kết quả của một cuộc thăm dò, cho biết Ryan thắng Biden 4 điểm: 48% ủng hộ Ryan và 44% ủng hộ Biden. Ngay sau đó, một cuộc thăm dò khác của hãng thông tấn CBS lại đưa ra một kết quả hoàn toàn trái ngược: Có đến 50% ủng hộ Biden, chỉ có 31% ủng hộ Ryan. Sao lạ vậy?
Jen De Pinto, người chỉ huy cuộc thăm dò của CBS giải thích rằng hai bên dựa vào hai căn bản khác nhau. CNN thăm dò dựa vào danh sách cử tri, còn CBS dựa vào những cử tri chưa có quyết định dứt khoát đang xem tranh luận. Theo Jen De Pinto, hiện nay có khoảng từ 15% đến 20% cử tri chưa có quyết định đứt khoát.
Qua cuộc tranh luận nói trên, đa số cho rằng kết quả của CBS đúng hơn của CNN. Sự giải thích của Jen De Pinto còn cho chúng ta thấy thăm dò có thể được xử dụng như một thủ đoạn để đánh lừa cử tri. Thí dụ: Muốn kết quả thiên về Obama, chỉ cần hỏi cử tri của các tiểu bang được coi là SOLID đối với Đảng Dân Chủ như California, Washington, Illinois, New York, Main, Maryland, v.v. Trái lại muốn ủng hộ Romney, chỉ cần hỏi các cử tri thuộc các tiểu bang được coi là SOLID đối với Đảng Cộng Hoà như Texas, Tennessee, Montana, v.v. Do đó, kết quả thăm dò được đưa ra hàng ngày hay hàng tuần hiện nay không đáng tin cậy. Nhiều người còn nghi ngờ nhiều bảng kết quả đã được sáng chế theo số tiền được trả hay theo mệnh lệnh của các thế lực tư bản đứng đàng sau.
Một tài liệu khảo sát về bầu cử được coi là đáng tin cậy hơn cả, vốn được các nhà viết bình luận tham khảo, đó là các Election Dashboards (Bảng ghi gia tốc tranh cử), nay cũng đang trở thành rối loạn. Ngày 14.10.2012 bảng ghi nhận của Huffpost Politics cho thấy Obama đã chiếm được 253 phiếu cử tri đoàn, tức chỉ cần 17 phiếu nữa là có thể thắng cử (270 phiếu), trong khi Romney chỉ mới được 206 phiếu, tức cần 64 phiều nữa.
Nhưng hôm 21.10.2012, Examiner.comđưa ra một kết quả khác cho biết Romney đã được đến 321 phiếu cử tri đoàn, còn Obama mới chỉ được 217 phiếu. Nếu đúng như vậy, hai bên sẽ không cần tranh luận nữa. Nhưng ngày 22.10.2012 Huffpost Politics lại đưa ra một kết quả cập nhật cho biết Obama đã được 277 phiếu trong khi Romney chỉ được 191 phiếu!
Nhìn lại, việc thiết lập và công bố các bảng thăm dò hay các bảng kiểm kê đôi khi chỉ là những thủ đoạn đánh lừa cử tri.
AI NẮM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH?
Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2000, ngày 28.10.2000 chương trình Agenda của Mỹ đã làm một cuộc phỏng vấn bình luận gia và nhà văn nổi tiếng Gore Vidal về cuộc tranh cử giữa Gore và Bush. Câu hỏi được đặt ra như sau: “Có cái gì khác biệt giữa Gore và Bush?” Gore Vidal đã phán những câu nẩy lửa như sau:
“Ồ, chúng ta nắm chắc hệ thống chính trị của nước Mỹ trong 50 năm gần đây. Chúng ta có bầu cử nhưng không có quan điểm chính trị. Chúng ta có một đảng chính trị - đảng công ty Mỹ quốc, một đảng về tài sản (We have one political party - the party of corporate America, the property party) - và đảng đó có hai nhánh. Một nhánh được gọi là Dân Chủ, một nhánh được gọi là Cộng Hòa. Vậy, chính yếu là cùng một người vừa tài trợ cho Gore vừa tài trợ cho Bush.
“Chỉ có những khác biệt nhỏ. Bush cởi mở hơn, không giấu giếm trong việc bênh vực người giàu. Nhưng trên những vấn đề căn bản, như ngân sách quân sự chẳng hạn, đã phá hoại nền kinh tế của chúng ta, chứ không tốt như đang tiên đoán...”
Những tiên đoán của Gore Vidal đã đúng. Các thế lực tư bản đã quyết định chọn Bush, mặc dầu lúc đó Gore đã hơn Bush trên nữa triệu phiếu. Sau khi đắc cử, người được đa số người Việt chống cộng yêu thích là Bush đã tận tình phục vụ nhà giàu, phá hoại nền kinh tế của nước Mỹ và của cả thế giới.
PHÁ HOẠI NỀN KINH TẾ
Trước hết, ông Bush làm hai đạo luật giảm thuế cho nhà giàu trong 10 năm, từ 2000 đến 2010. Trong khi những người nghèo và giới trung lưu phải đóng thuế từ 10% đến 35%, nhà giàu chỉ phải trả thuế 14,1%. Số thuế miễn cho nhà giàu trong 10 năm được ước lượng khoảng 2.000 tỷ USD.
Ông Bush cũng như ông Romney cho rằng phải giảm thuế cho nhà giàu để họ dùng số tiền đó đầu tư, làm kinh tế phát triển. Nhưng trong thực tế, họ đã dùng số tiền đó để đầu cơ (vào chứng khoán, thế chấp về địa ốc...) làm nền kinh tế nước Mỹ và Âu Châu sụp đổ kể từ năm 2008.
Đúng như Gore Vidal đã tiên đoán, các chi phí như chi phí quốc phòng đã phá hoại nền kinh tế nước Mỹ. Sau khi mở cuộc chiến Afghanistan, ông Bush đã mở cuộc chiến Iraq bất chấp luật pháp quốc tế, viện lý do Iraq có vũ khí giết người hàng loạt, nhưng trong thực tế chỉ vì các nhà đại tư bản muốn chiếm các mõ dầu lửa lớn tại Iraq. Không ai tìm thấy võ khí giết người hàng loạt đâu cả.
Một tài liệu được công bố vào tháng 9 vừa qua cho thấy Iraq có hai khu dầu hỏa lớn ở phía Nam, một khu chứa khoảng 115 tỷ thùng đang được khai thác và một khu khoảng 200 tỷ thùng chưa được khai thác. Các công ty dầu hỏa sẽ bỏ thêm 100 tỷ USD để nâng cấp. Họ dự trù đến năm 2017 sẽ khai thác được mỗi ngày khoảng 8 triệu thùng. Đây cũng là lý do khiến ông Romney chủ trương phải giữ lại ở Iraq 10.000 quân, dùng xương máu của người lính Mỹ canh gác cho họ khai thác dầu.
Hôm 22.10.2012, khi hai ông Obama và Romney vừa tranh luận về vấn đề ngoại giao xong, đài KCAL đã đưa Tổng Thống Karzai của Afghanistan và ông Ronald Neumann, cựu đại sứ Mỹ ở Afghanistan (2005 – 2007) ra nói về hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq. Ông Neumann nói rất thẳng thắn rằng chính việc mở cuộc chiến vào Iraq đã làm cuộc chiến Afghanistan sụp đổ. Taliban đang đợi Mỹ và đồng minh rút hết là họ chiếm.
Phục vụ nhà giàu, ông Bush cũng phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề. Khi vào gặp Đức Giáo Hoàng chúng ta thấy ông Bush tỏ ra rất khiêm tốn và tưởng chừng như ông sắp trở lại Công Giáo, nhưng khi về ông làm những chuyện gian ác. Hiện nay ông không dám ra khỏi nước Mỹ vì sợ bị bắt.
Tháng 2 năm 2011 ông Bush định đi thăm Thụy Sĩ. Được tin này, nhiều tổ chức tranh đấu cho nhân quyền yêu cầu chính phủ Thụy Sĩ bắt ông ta để điều tra hoặc về tội vi phạm nhân quyền thô bạo và có hệ thống, hoặc về tội ác chiến tranh hay về tội ác chống nhân loại (systematic or gross human rights violations, or a war crime or a crime against humanity) nên ông phải hủy bỏ chuyến đi. Đến tháng 8, ông lại được mời qua Canada. Một bản cáo trạng đã được gởi đến Bộ Tư Pháp Canada yêu cầu bắt ông ta để điều tra. Chính quyền Canada phải đứng ra bảo đảm ông mới dám đi.
Thật ra, tuy ông Bush là Tổng Thống, nhưng người đại diện khối tư bản đứng đàng sau để chỉ đạo là Phó Tổng Thống Dick Cheney. Ông Bush chỉ là người đứng mũi chịu sào. Chẳng ai dám động tới Dick Cheney!
CHỌN OBAMA HAY ROMNEY?
Năm 2008, Obama là người được các thế lực tư bản đưa ra để hốt đống rác ông Bush đã xả ra. Lúc đó giữa bà Hallary Clinton và ông Obama, giới tư bản chọn ông Obama, vì bà Clinton rất cứng đầu lại có ông Clinton đứng đàng sau, mặc dầu bà Clinton hơn phiếu ông Obama quá nhiều. McCain chỉ được đưa ra đóng tuồng.
Giới tư bản nghĩ Obama là người có thể thương lượng được, nhưng ông ta đã tỏ ra cứng đầu hơn họ nghĩ. Ông ta dám làm những chuyện ông ta muốn. Để tái tranh cử, ông ta đã có nhiều quyết định sai lầm.
Obama muốn giúp Nicolas Sarkozy tái đắc cử tổng thống Pháp để Mỹ có quan hệ tốt với Âu Châu và giúp ông ta thắng cử. Obama đã hạ Strauss-Kahn, Giám Đốc Qũy Tiền Tệ Quốc Tế, và yểm trợ Pháp mở cuộc hành quân chiếm Libya và giết Gaddafi. Nhưng “mưu sự tại nhân, thạnh sự tại thiên”, Sarkosy vẫn thất cử. Obama bỏ rơi Lybia còn khối Âu Châu quay lưng lại với Obama.
Tại quốc nội, Obama công khai tuyên bố ủng hộ phá thai và đồng tính để kiếm tiền của giới nghệ sĩ Hollywood và kiếm phiếu của sắc dân Latino ở các tiểu bang TOSS-UP, những tiểu bang sẽ quyết định thành bại. Đây là quyết định mà những nhà chính trị có lương tri ít ai dám làm.
Nhưng Đảng Cộng Hòa đã chơi đòn độc ác là phá tất cả những kế hoạch của Obama nhắm phục hồi kinh tế, ngoại trừ những số tiền khổng lồ được cấp để cứu các đại công ty bị phá sản vì gian lận như Lehman Brothers, Fannie Mae, Freddie Mac, AIG, v.v. Còn Mitt Romney cứ bám sát đường lối của Bush là bảo vệ nhà giàu và cắt giảm những chi phí dành cho nhà nghèo. Giáo sư Roberto Unger, người thầy cũ của Obama ở Đại Học Havard có ý kiến: “Tổng Thống Obama nên bị đánh bại, tuy nếu như Cộng Hòa mà thắng thì sự bất bình đẳng còn cao hơn hiện nay, nhưng mối hiểm họa này không nghĩa lý gì nếu so với hiểm họa nếu như Obama tái đắc cử”.
Nhưng vấn đề không phải là Giáo sư Roberto hay cử tri muốn gì. Vấn đề là giới đại tư bản đứng sau hậu trường muốn gì.
Sau cuộc tranh luận đầu tiên giữa Obama và Romney, tạp chí Time cho rằng sự thất bại của Obama có bí ẩn. Mặt Obama bơ phờ. Trong 15 phút đầu ông ngồi lì ở thế thụ động. Có nhà phân tích cho rằng các nhà đại tư bản đang mặc cả với Obama về một số điều kiện nếu ông muốn tiếp tục nắm chính quyền, trong đó có những điều kiện Obama không chấp nhận, nên ông tỏ thái độ thụ động để phản đối. Các nhà đại tư bản đã cho gia tăng tỷ lệ thăm dò của Romney và tăng giá xăng lên để cảnh cáo.
Trong cuộc tranh luận sau cùng hôm 22.10.2012 tại Lynn University ở Boca Raton, Florida, người ta thấy sự căng thẳng giữa hai bên gần như không còn nữa. Ký giả Bob Schieffer của hãng thông tấn CBS chỉ hỏi theo kiểu cò mồi. Hình như đã có một sự sắp xếp đàng sau. Obama vẫn duy trì phong cách du côn và cứng đầu. Mitt Romney đã tỏ ra uyển chuyển hơn.
Giới đại tư bản đã so sánh giữa Obama và Romney giống như trước đây họ chọn giữa Gore và Bush. Obama có vẻ giống Gore còn Romney rất giống Bush. Nhưng trước đây họ chọn Bush vì đàng sau Bush có Dick Cheney, một người có nhiều kinh nghiệm về lãnh đạo chính quyền và có bản lãnh, dám làm những gì họ muốn. Còn sau Romney hiện nay chỉ là một anh chuyên đánh võ mồm, chẳng được ai nể nang và chẳng có kinh nghiệm gì. Tuy nhiên, Mitt Romney tỏ ra dễ sai bảo hơn Obama.
Giờ này, giới đại tư bản Mỹ đã quyết định ai sẽ làm tổng thống Mỹ trong bốn năm tới và nước Mỹ sẽ phải giải quyết những khó khăn và vươn lên theo đường hướng nào. Muốn cho ai đắc cử, giới đại tư bản sẽ xử dụng hai phương cách mà họ đã xử dụng năm 2000 để đưa Bush vào chính quyền. Thứ nhất là xử dụng "thăm dò" để lái cử tri đi. Thứ hai là điều chỉnh ở một bang TOSS-UP nào đó nhưOhio hay Florida chẳng hạn, để con gà của họ thắng cử.
CÒN LÂU MỚI VÀO DÒNG CHÍNH
Dù Obama hay Romney được đưa ra cầm quyền, chúng ta cũng biết chắc hai điều: Thứ nhất là sẽ không có chuyện tấn công Trung Quốc hay trừng phạt Việt Nam như người Việt chống cộng mong muốn. Nước Mỹ có tầm nhìn khác với người Việt. Thứ hai là những người già cả hay đau ốm đang hưởng Medicare, sẽ gặp khó khăn. Trên nguyên tắc, trong trường hợp có suy thoái kinh tế, có hai biện pháp được áp dụng, một là tăng thuế hai là cắt giảm ngân sách. Bây giờ Đảng Cộng Hoà không cho tăng thuế nhà giàu, mà buộc phải cắt giảm ngân sách. Cái ngân khoản được nhắm tới trước tiên là Medicare. Kể từ năm 2014, người nghèo sẽ thấy ảnh hưởng thấm thía của chủ trương này (chúng tôi sẽ nói sau). Trong thực tế chẳng bao giờ có "xã hội chủ nghĩa" trên đất nước này như một số người đã dọa. Đại tư bản đứng đàng sau cầm tròng, làm sao có "xã hội chủ nghĩa" được?
Vì mới đến Mỹ 37 năm, người Việt tại Hoa Kỳ chưa theo kịp cách làm chính trị của người Trung Hoa, người Đài Loan, người Ấn Độ…..., ai thắng rồi cũng đứng về phe họ. Người Việt thiếu lãnh đạo, chưa có tập quán bầu cử bằng tiền và chưa bỏ được thói quen suy nghĩ và hành động theo cảm tính nên còn lâu mới có thể đi vào dòng chính.
No comments:
Post a Comment