2016/03/16

Hai bức ảnh - hai cách làm khác nhau đáng để suy ngẫm

Mẹ Đốp
 
Một bên là những bức ảnh do nhà báo Phạm Phú Thép, đồng thời là Giám đốc công ty truyền thông Phú Mạnh tổ chức Lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma 1988. Sáng 14/3/2016 vừa qua, tại nghĩa trang liệt sĩ phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), quanh mộ anh hùng liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương, 64 ngọn nến được thắp lên sáng rực. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma tại phần mộ liệt sĩ Phương được tổ chức, mà trong 07 năm qua, buổi lễ này đã âm thầm diễn ra.

Những cựu binh Gạc Ma như Nguyễn Văn Thống, Lê Văn Đông, Lê Thanh Miên (cùng ở Bố Trạch), Trần Đức Thanh (quê xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa), Lê Hữu Thảo (Hà Tĩnh) và Nguyễn Văn Lục đều được mời đến dự buổi Lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma 1988 này. Không khua trương, ầm ĩ, buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động, những cựu chiến binh Gạc Ma và những người tham gia, tất cả đều im lặng cùng hướng mắt về phía biển, nơi 64 chiến sĩ anh hùng vĩnh viễn nằm lại với biển khơi.

Một vòng hoa tươi với dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma - Trường Sa ngày 14/3/1988" và đèn hoa đăng cũng được những người đồng đội của liệt sĩ Trần Văn Phương thả xuống biển xanh tưởng nhớ những anh hùng đã nằm lại với mẹ biển khơi bao la. Sau buổi lễ là những cái ôm chặt nồng thắm của tình đồng đội, của thế hệ sau dành cho thế hệ trước sự tri ân và tự hào; những câu chuyện hỏi thăm thắm thiết nhau giữa đồng đội với nhau, của các cựu binh Gạc Ma chia sẻ cho những thành viên tham gia buổi lễ để mọi người hiểu hơn về sự kiện Gạc Ma...Những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má, những câu chuyện kể trong sự nghẹn ngào, ứ đọng vì khóc...là những gì diễn ra trong buổi "Lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma 1988" tại phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình ngày 14/3 vừa qua.

Cùng vào buổi sáng ngày 14/3/2016, cũng với danh xưng "tưởng niệm", tại Hà Nội, một đám người lố nhố như những cái máy được lắp đặt sẵn lập trình, chỉ cần bấm nút và chương trình sẽ chạy. Một bức ảnh đối lập, hoàn toàn trái ngược với bức ảnh trên. Đó là bức ảnh với những gương mặt giả vờ tỏ ra sầu não, trên đầu quấn tấm vải "tưởng niệm"trên tay cầm cành hoa cúc vàng và những băng rôn, khẩu hiệu "tưởng nhớ 64 anh hùng đã bỏ mình tại Gạc Ma"...

Như "đến hẹn lại lên", lợi dụng sự kiện Gạc Ma 1988, nhóm No-U FC (nhóm núp bóng danh xưng Câu lạc bộ bóng đá nhưng thực chất là nhóm trá hình do tổ chức khủng bố Việt Tân dựng lên, nuôi dưỡng và điều khiển) kêu gọi tụ tập đông người xuống đường núp bóng "tưởng niệm Gạc Ma" nhưng thực chất là gây rối trật tự công cộng, giơ những băng rôn, khẩu hiệu lạc đề. Và tạo một VN với hình ảnh xấu trước mắt du lịch quốc tế khi chúng chọn những địa điểm đông khách du lịch thập phương như tượng đài vua Lý Thái Tổ, hồ Gươm...

Lễ "tưởng niệm" do No-U FC diễn trò năm nay dường như không hỗn loạn so với những năm trước, đặc biệt là năm ngoái. Buổi lễ "tưởng niệm" ồn ào, khoa trương ầm ĩ, tuyệt nhiên không hề thấy một gương mặt cựu chiến binh Gạc Ma nào được mời tham dự, chỉ thấy những gương mặt "nhờn" trong việc ăn vạ ngoài đường như "đầu bò" Trương Văn Dũng, "lão già nát rượu" Nguyễn Tường Thuỵ, "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng, bồ nhí của Huỳnh Ngọc Chênh - Nguyễn Thuý Hạnh, "Tiến xĩ" Nguyễn Quang A...Chúng đánh lận con đen khi dùng từ "tuần hành" để làm vỏ bọc cho hành động núp bóng "tuần hành tưởng niệm Gạc Ma" nhưng thực chất biểu tình, gây rối. Chúng "tưởng niệm" các liệt sĩ Gạc Ma nhưng không dùng từ trang trọng như "hy sinh" mà lại dùng từ "bỏ mình" đầy thô tục. 

Hai bức ảnh, hai cách làm hoàn toàn đối lập, trái ngược nhau, đáng để suy ngẫm. Một bức ảnh cũng gọi là "tưởng niệm" các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại Gạc Ma 1988 do nhà báo Phạm Phú Thép (Ba Đồn, Quảng Bình) tổ chức thật nồng ấm, thấm đẫm tình quân dân, tình đồng đội lâu ngày gặp lại nhau và không khỏi xúc động, nghẹn ngào khi cùng hướng mắt nhìn về phía biển đảo, nơi 28 năm về trước, 64 chiến sĩ hải quân VN đã hy sinh anh dũng... 

Đối lập với bức ảnh này là một lũ lúc nhúc, với những gương mặt đan xen, kẻ thì đằng đằng sát khí, kẻ thì giả vờ sầu não như những gương mặt con cái cụ cố Hồng trong tác phẩm "Hạnh phúc của một tang gia" (Vũ Trọng Phụng), chạy ra đường, co cụm nhau thành từng đám thành "tưởng niệm" với các khẩu hiệu, băng rôn làm hình thức "tự sướng", lập "thành tích" để nhận "hỗ trợ" từ các tổ chức phản động hải ngoại gửi về. Internet phát triển, thông tin nhanh nhạy, đa chiều, người dân dễ dàng tiếp cận và sàng lọc thông tin nhanh chóng. Bởi vậy, màn "giả nhân giả ngãi" núp bóng danh xưng "tưởng niệm" của nhóm No-U FC không thể nào qua mắt, lừa bịp dư luận.

Sau đây là những bức ảnh đối lập giữa lễ "tưởng niệm" của nhà báo Phạm Phú Thép và lũ No-U FC tổ chức:

Buổi lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma (14/3/1988) đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, ấm áp và đầy xúc động (Nguồn: FB Phạm Phú Thép)
Những người lính Gạc Ma - những "nhân chứng sống" và người thân của liệt sĩ Trần Văn Phương trong ngày gặp lại nhau (Nguồn: FB Phạm Phú Thép
Buổi lễ có hơn 100 người đến tham dự, tất cả đều âm thầm, lặng lẽ, thành kính khi đến dự buổi lễ tri ân tưởng niệm 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma 1988 (Nguồn: FB Phạm Phú Thép)
Có lẽ, "tưởng niệm" mà lũ "zân chủ" này tổ chức có 1-0-2, những "dân oan" được thuê đến hô hào những khẩu hiệu lạc đề (Nguồn: FB)
Và đây là những gương mặt cũng núp bóng dưới danh xưng "tưởng niệm" 64 "anh hùng đã bỏ mình tại Gạc Ma" với những gương mặt vô hồn, khoa trương, ầm ĩ với những băng rôn, khẩu hiệu lạc đề (Nguồn: FB)

No comments: