2015/10/22

Nhìn Việt Nam thay da đổi thịt để xóa bỏ hận thù, hòa giải dân tộc, bảo vệ đất nước

Đức Nguyễn


Nếu cứ tìm tòi bưới móc những tiêu cực của một đất nước thì kể cả những nước văn minh tiên tiến như Mỹ, Pháp, Ý... nói cả ngày cũng không hết, huống chi là VN!

Tại sao các bạn cứ nhai đi nhai lại những luận điệu củ rích 40 năm nay, từ ngày CSVN còn là bao cấp, độc tài chuyên chinh vô sản.

Nếu cứ tìm tòi bưới móc những tiêu cực của một đất nước thì kể cả những nước văn minh tiên tiến như Mỹ, Pháp, Ý... nói cả ngày cũng không hết, huống chi là VN!

Thử nhìn qua các nước Ấn Độ, Brasil, Phi-líp-pin , Mexico, Nam Mỹ, Miến Điện, Thái Lan, Indonesia , Ả Rập Hồi Giáo, Phi Châu họ có bề dầy tự do, dân chủ, tư bản từ lâu đời nhưng thử hỏi họ có hơn gì VN không? còn Cuba, nhất là chú Ủn Ỉn Bắc Hàn cũng một húi CS với VN thử hỏi ai hơn ai?

Sao các bạn không nói đến những điều tích cực của VN như kênh Nhiêu Lộc hôi thối, nước đục ngầu đen thui, giờ đây trong xanh thơm ngát, kênh Tân Hoá, kênh Tàu Hủ giờ đây cũng được nạo vét đẹp đẽ, sạch sẽ. 

Khu Khánh Hội, Tôn Đản, Vân Đồn, thời trước là những tay anh chị đâm thuê, chém mướn, xì ke ma tuý, ma cô, đĩ điếm, tội phạm cư ngụ bất hợp pháp trong những ngôi nhà ổ chuột, bùn lầy nước đọng hôi thúi mà giờ đây trở thành những khu phố khang trang, nhà cao cửa rộng, dân cư sung túc, giàu có.

Dọc theo bến Chương Dương, Hàm tử, Vân Đồn chạy dài vô Phú Lâm Chợlon, trước kia là các chành, vựa ô tạp, bẩn thỉu, dơ dáy, bây giờ được nạo vét, làm bờ kè, sạch sẽ, nước trong xanh như sông Seine của Pháp và kèm theo một Xa lộ vĩ đại chạy dài từ Phú Lâm Chợlon xuyên qua hầm Thủ Thiêm đến Long Thành, Dầu giây, Long Khánh, Vũng Tàu. 

Còn hai bên xa lộ Biên Hoà ngày trước, dân chúng chiếm cứ bất hợp pháp, xây cất, buôn bán lam nham, tạp nhạp, vô trật tự, mất vệ sinh, bây giờ giải toả khang trang, ngăn nắp, sạch sẽ, cây cối được trồng ngay hàng thẳng tắp, chung cư cao tầng cao cấp được xây dựng hai bên xa lộ nối dài lên tận ngã tư Thủ Đức. Còn xa lộ thì được mở rộng gấp bốn lần xa lộ củ.

Cầu cống được tu bổ hoặc xây mới nhiều vô số kể như cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, cầu Calmet, cầu Ông Lãnh, cầu Khánh Hội, cầu chử Y, cầu Bình Triệu, cầu Bình Lợi, cầu Kinh! Cầu Bông, cầu Sắt, cầu thị Nghè, cầu Nguyễn văn Cừ, cầu xa lộ Saigon cái củ thì đựơc nâng cấp Tân trang và còn xây thêm cái mới, còn nhiều nhiều lắm không sao kể hết. 

Còn đường xá thì hầu hết ở Saigon-Cholon-Giadinh đều được mở rộng thêm gấp nhiều lần và xây mới cũng nhiều vô kể. Cống rãnh cũng được thay hoàn toàn mới và to rộng hơn.

Ngày trước trên đường đi Tân Thuận Nhà Bè toàn là ruộng vườn, đầm lầy vắng vẻ, bây giờ mọc lên một thành phố văn minh, tiên tiến, cao cấp không thua kém bất cứ một thành phố văn minh nào của thế giới, đó là thành phố Phú Mỹ Hưng.

Thảo điền, Tân phú Thủ Thiêm ngày trước nhà cửa vắng vẻ, dân cư thưa thớt, ngày nay trở thành một nơi dân cư đông đúc, nhà cao cửa rộng, cao ốc, biệt thự, trường học quốc tế Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Canada... Và đường xá được mở mang ngang dọc khắp nơi.

Gò vấp ngày xưa là trại lính và là nơi ổ điếm có tiếng, ngày nay là trung tâm điện toán như thung lũng silicon ở Sanjose Cali và nhiều company, hảng xưởng cuã nứơc ngoài được xây dựng lên. Nhà cửa, cao ốc, biệt thự, phố xá mọc lên như nấm, đường xá cũng mở mang ngang dọc khắp nơi. Bây giờ các bạn về Saigon lớ quớ là đi lạc liền. Đây là tôi mới chỉ kể sương sương thôi chưa đi sâu vào mọi lãnh vực.

Còn Bình Dương thì sao? Thì thay đổi hết biết luôn, hãng xưởng, công ty của ngoại quốc đầu tư vào đây nhiều vô kể. Xây dựng Cả một thành phố mới, nhà cửa, phố xá mới, đường xá mới ngang dọc như bàn cờ không thua gì những thành phố tân tiến cũa các nước văn minh trên thế giới. 

Đây là tôi chỉ kể sơ sơ một vài thành phố, chi phí để bỏ ra xây dựng, tu bổ làm mới chẳng phải nhỏ, huống chi là cả nước thì kinh phí to tát vĩ đại đến cở nào. Các bạn phê bình thì dễ nhưng làm mới khó!

Các bạn lúc nào cũng phê bình tiêu cực về VN nhưng thử hỏi các bạn, giửa các nước Á rập hồi giáo, Cuba, Bắc Hàn và Vietnam các bạn sẽ chọn nước nào để sinh sống?

Hiện nay chuyện quan trọng nhất là Trung Quốc đang lăm le xâm chiếm VN. Chuyện sắp mất nước trong tay Trung Quốc mà không lo, cứ lo ta với ta chống nhau hoài. Cướp đến tận nhà mà anh em vẫn còn đấm đá với nhau túi bụi. 

Các bạn có muốn dân VN sống dưới chế độ CSVN thiếu chút tự do, dân chủ hay sống dưới sự đô hộ dã man, tàn bạo của bọn Trung Quốc? 

Bây giờ bổn phận của chúng ta là làm sao thúc đẩy và giúp cho hai nước Mỹ và VN gắn bó, đoàn kểt hơn để hợp tác chống Trung quốc cứu nước VN khỏi lọt vào tay Trung Quốc, đó mới là ưu tiên hàng đầu nên làm, chứ đừng cải cối chống đối nhau nửa các bạn ơi !

Xin các bạn trả lời hai câu hỏi sau đây:
1- Giửa các nước Arap hồi giáo, Cuba, Bắc Hàn và VN các bạn chọn nước nào để sinh sống ( phải chọn 1).?
2- Các bạn có muốn dân VN sống dưới chế độ CSVN mặc dù có chút hạn chế về tự do, dân chủ hay để Trung Quốc đô hộ cai trị ?

Những điều tôi nói ở trên nếu các bạn muốn biết chính xác thực hư thể nào thì haỷ về VN để tận mắt thấy, tai nghe, chứ tôi không muốn tranh cải đôi co.

Buồn thay Mẹ VN sắp nguy khốn đến nơi mà anh em một nhà vẫn còn rược nhau đâm chém cố tình giết nhau. Thật là vô phúc cho mẹ Việt Nam!

Nguồn: KBCHN.NET


Bến đò Thủ Thiêm xưa.
Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn hiện đại nhất Đông Nam Á được đưa vào sử dụng năm 2011.
Hầm Thủ Thiêm nối quận 1 với quận 2 TP. HCM.
Kênh Tàu Hủ - Bến Bình Đông xưa.
Dọc kênh Tàu Hủ và đại lộ Võ Văn Kiệt rộng lớn ngày nay.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè xưa.
Ngày nay, dòng kênh này đã khoác lên mình diện mạo mới.
Góc cột cờ ngã ba sông Sài Gòn, kênh Tẻ và bến Bạch Đằng.
Cột cờ và cầu Khánh Hội ngày nay.
Quang cảnh nhìn từ phía quận 2 sang. 
Lung linh bến Bạch Đằng về đêm.
TP. HCM ngày nay.
Chợ Bến Thành năm 1921.
Nay cạnh chợ Bến Thành là quảng trường Quách Thị Trang.
Toàn cảnh khu trung tâm quảng trường Quách Thị Trang.
Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1931.
Nay là Bệnh viện đa khoa Chợ Rẫy phục vụ người dân toàn miền Nam.
Trường Sư phạm Sài Gòn trước năm 1975.
Nay là trường Đại học Sự phạm TP. HCM.
Đầu đường Đồng Khởi giao với đường Nguyễn Du.
Nay nhiều trung tâm thương mại đã được xây dựng tại đây.

No comments: