KhanhKim@
Một dạo, chị Ong Bắp Càybộc bạch cảm xúc về Ngô Bảo Châu: "Chị luôn yêu quý những tài năng của đất nước, trong số những tài năng ấy, phải kể đến Ngô Bảo Châu. Chị đã từng khóc tu hu vì sung sướng khi nghe tin Châu đoạt giải Fields mà trước đó không một ai giải nổi", và chị khen, "Với thành tích cá nhân của Châu, chị chẳng những mừng cho Châu, mà còn mừng cho cả Bố, Mẹ của Châu”, Ông bà ta có câu: "đẻ được con khôn, mát lồn rười rượi".
Những lời gan ruột tục tĩu mà thanh tao của chị Ong Bắp Cày dễ dàng được mọi người chấp nhận.
Quả thật, khi Ngô Bảo Châu đoạt giải quốc tế, được phong GS, người dân Việt đã rất đỗi tự hào và hi vọng Châu sẽ có những đóng góp xứng tầm cho nền giáo dục nước nhà.
Thế nhưng, đáng buồn thay từ khi giành giải Field, nhiều lần Châu làm người dân VN thất vọng bởi những phát ngôn gây sốc, thiếu suy nghĩ. Còn nhớ, năm 2015 Châu quy kết, xúc phạm nặng nề lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương, khi họ có chủ trương xây dựng Quảng trường Sơn La, trong đó có hạng mục Tượng đài Bác Hồ. Chưa rõ trắng đen như thế nào, Châu đã xấc xược, lớn giọng chửi các lãnh đạo là "lũ thần kinh và khốn nạn". Chưa hết, Châu mỉa mai gọi các em học sinh nghèo Sơn La là "lũ thú hoang”. Vì thế, Châu đã bị dư luận phản ứng dữ dội. Chị Ong Bắp Cày đã viết: Trâu ơi ta bảo Trâu này, thằng nào khốn nạn, thằng nào thần kinh?
Thiết tưởng, đó cũng là bài học đáng nhớ để Châu cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của mình. Nhưng không, mới đây, khi trả lời BBC tiếng Việt, (một tờ báo chống cộng khét tiếng ở hải ngoại),nói về lòng yêu nước của mìnhChâu lại có lời nói vô trách nhiệm với đất nước, làm đau lòng người dân. Châu nói, "Châu thương dân nghèo VN nói chung và thương nhân dân Tỉnh Nghệ an nói riêng khi phải đi (làm thuê) xuất khẩu lao động để kiếm tiền".
Tại sao Châu lại có nhận thức ấu trĩ và quan niệm nặng nề về xuất khẩu lao động như vậy?
Dân gian ta xưa có câu, "Câm hay nói, què hay đi", nay ngẫm lại lại, thấy chị Ong Bắp Cày nó nói đúng, Châu giỏi toán nhưng "ngẫn" về chính trị, thiếu hiểu biết về xã hội. Châu viết, Châu nói văng mạng, thiếu suy nghĩ với thói vô trách nhiệm như một con "zận" hạng bét và ngày càng thảm hại đến không ngờ. Còn đâu cốt cách của một GS lừng danh?
Là nhà toán học nổi tiếng, nhưng Châu lại chi li như một lão già hà tiện, "đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành", quy mọi thứ ra "bữa ăn" cho trẻ em nghèo như lũ thú hoang. Rồi Châu lại "Thương đồng bào của Châu nghèo phải đi xuất khẩu lao động". Huỵch toẹt ra, người dân Nghệ An không cần những giọt nước mắt cá sấu và những lời chót lưỡi đầu môi của Châu.
Đi làm thuê, đi xuất khẩu lao động thì đã sao? Châu nên nhớ, trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, việc xuất khẩu lao động là hoàn toàn bình thường và chính Châu cũng đang xuất khẩu lao động của mình đấy thôi?
Phán xét người khác mà không nghĩ đến mình, Châu quen được nuông chiều và sớm trở thành kẻ ích kỉ, chỉ quen trách móc người khác mà không chịu nghĩ đến mình. Châu đã bỏ ra một cắc, một xu nào cho các em nghèo đang sống như “Lũ thú hoang và dân nghèo xứ Việt” của Châu ngày đêm đang lam lũ, cố gắng lao động sản xuất ở trong nước, cũng như tha hương cầu thực nơi đất khách quê người?
Châu đã làm được gì cho đất nước này khi chính Châu cũng đang sống vì tiền, vì danh vọng ở xứ người mà quên trách nhiệm phải mang nững kiến thức đã học được để cống hiến cho đất nước, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, cho cái đất nước nghèo, là nơi đã sinh ra Châu Giáo sư.
Có bao giờ Châu nghĩ đến những nhà khoa học lớn của nước nhà như GS Trần Đại Nghĩa, Lương Đình Của, Phạm Ngọc Thạch, Hồ Đắc Di...đã từ bỏ nơi phồn hoa đô hội ở phương Tây mà trở về với kháng chiến, chịu đựng gian khổ để thể phục vụ đất nước?
Tôi không tin vào cái thứ động cơ mĩ miều mà Châu đã tuyên ngôn nhằm ở lại hưởng vinh hóa phú quý là "để cống hiến tài năng cho nhân loại".
Có câu "Người không chê chủ khó, chó không chê chủ nghèo", còn gì để nói khi nổi danh thì ngoảnh mặt với đân tộc, chê đất nước nghèo, "thương" bà con khổ bằng chót lưỡi đầu môi?
Thử hỏi, khi về Việt Nam, được đảng và nhà nước ưu ái, kì vọng, Châu được đặc cách cấp một khoản ngân sách khổng lồ với 560 tỉ đồng từ tiền thuế của dân cho Viện toán cao cấp, mà ở đó Châu làm Giám đốc. Nhưng cho đến nay đã 4 năm đi vào hoạt động nó vẫn im hơi lặng tiếng, không có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học khả dĩ nào cho ra hồn, có hiệu quả để phục vụ đất nước. Người dân vẫn dài cổ mong đợi thành qủa vang dội của Châu và buồn thay đến nay vẫn chỉ có một con số "O" đơn độc tròn trĩnh. Kết quả làm việc của Châu ở Việt Nam dường như đã và đang làm nghéo đất nước và tiếp tục đẩy nhiều người phải đi tha hương cầu thực.
Công bằng mà nói, Châu giỏi toán, nhưng dốt về chính trị. Châu chê "Đảng Cộng sản Việt Nam bầu chọn lãnh đạo mà không cho dân biết, không cho dân bàn và không cho dân bầu...". Thật thất vọng vì Châu không hiểu gì về việc bầu lãnh đạo của một đảng chính trị nhưng lại mở mồm như đám zân chủ giả cầy xứ Việt.
Châu cũng lớn tiếng quy kết: "Nhân dân Việt Nam không có quyền bầu chọn lãnh đạo". Xin hỏi Châu, vậy tháng 5 tới đây, cử tri Việt Nam đi bầu Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân thì đó là gì?
Để thể hiện là người hiểu biết thời cuộc, Châu lớn giọng bi bô: "Lãnh đạo mới phải là người cổ súy cho Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự". Điều này thì Châu ráo xư nhai lại không khác gì con zận hạng bét ở Việt nam.
Thất vọng càng lớn hơn khi người ta thấy Châu giao du với những kẻ thuộc phường dân chủ lưu manh ở Việt Nam với lời kêu gọi cho cái gọi là "xã hội dân sự". Về bản chất, xã hội dân sự là điều cần thiết thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng cái gọi là "xã hội dân sự" mà Châu kêu gọi thực chất là những tổ chức "vô chính phủ" chứ không phải là "phi chính phủ - NGO", bao gồm những phần tử bất hảo, chống phá đất nước, thậm chí có cả đám du thủ du thực, trai gái đĩ điếm và lưu manh đầu đường xó chợ.
"Gần mực thì đen, gần đèn thị rạng", Châu hãy bảo trọng, kẻo vì ảo tưởng sức mạnh mà bán mình cho quỷ dữ.
No comments:
Post a Comment