Loa Phường
Đây là thông tin được báo VnEpress phản ánh sau buổi
làm việc của đoàn giám sát công tác bầu cử do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
trên cơ sở báo cáo của Tiểu ban An ninh Hội đồng bầu cử Quốc gia. Thông tin khá
cụ thể khi nói rõ rằng, có tổ chức phản động cung cấp tài chính để vận động bầu
cử cho một số người ứng cử trong số 47 ứng cử viên tự do ở Hà Nội! Thậm chí bài
báo còn đề cập đến tính chất phức tạp của kỳ bầu cử này là “đã hình thành phong
trào tự ứng cử”, nếu như bị loại bỏ sau các vòng hiệp thương thì “chắc chắn một
số trường hợp bị loại sẽ cho là không dân chủ. Họ sẽ vận động, lôi kéo cử tri
không tham gia bầu cử hoặc đi bầu cử nhưng không bầu cho ai cả”, nói rõ số này
“tự ứng cử với mục đích khác”, tức không phải ứng cử với mục đích trở thành Đại
biểu Quốc hội và thực hiện nhiệm vụ, chức trách của một Đại biểu Quốc hội.
Đây hẳn là thông tin gây sốc đối với dân chúng và dư
luận ít quan tâm đến chính trị hay mạng Internet, nhưng lại khá dễ hiểu đối với
các blogger, facebooker quan tâm đến phong trào tự ứng cử do ông Nguyễn Quang A
khởi xướng trên mạng xã hội, nhằm vào các tên tuổi cụ thể trong làng zân chủ như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Phạm
Thành, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đình Hà, Phan Văn Phong, Nguyễn
Trang Nhung, Nguyễn Công Vượng… Hầu hết các cá nhân nêu tên này đều được các
trang mạng lề trái, phản động làm truyền thông “đến tận chân răng”, cập nhật diễn
biến và xoáy sâu vào những “khó khăn” mà
họ gặp phải khi làm hồ sơ ứng cử. Bản thân những cá nhân nêu trên cũng tận dụng
triệt để truyền thông mạng xã hội này để “đấu tố” chính quyền khi liệt kê những
hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt hành chính hay tù tội của họ vào hồ sơ ứng
cử - cho đây là cách thức loại bỏ họ trong quá trình hiệp thương hay trước hội
nghị cử tri. Trước khi có phong trào ồ ạt tự ứng cử này, ông Nguyễn Quang A đã
có tuyên bố rằng, những nhà hoạt động cần đứng ra tự ứng cử hàng loạt nhằm chứng
minh điều ông Nguyễn Phú Trong nói “Dân chủ đến thế là cùng” không đúng.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban
Trung ương MTTQVN lên tiếng cảnh báo: “Những người tự ứng cử phải hết sức
nghiêm túc nếu cảm thấy mình đủ tiêu chuẩn hãy ra ứng cử chứ đừng coi bầu cử
ĐBQH và HĐND các cấp như một phép thử để khỏi mất thời gian cả hai phía”. Cụ thể
hơn ông Pha còn chỉ rõ “Không có sự phân biệt giữa những người được giới thiệu ứng
cử với người tự ứng cử”, nhưng người tự ứng cử phải thực sự nghiêm túc chứ
không phải chỉ để thử xem dân chủ đến đâu, dân chủ thế nào. (Xem bài báo “Đừng
coi tự ứng cử ĐBQH là “phép thử xem dân chủ đến đâu”” trên trang VOV.vn ngày
6/3/2016).
Báo Quân đội nhân dân cũng có loạt bài như “Cảnh giác
với những chiêu trò phá hoại bầu cử”, “Điều gì phía sau trào lưu “ồ ạt tự ứng cử”?”
tuy không chỉ mặt đặt tên những cá nhân đang lợi dụng sự kiện bầu cử Quốc hội
và HĐND này để phá hoại bầu cử và bày trò tự ứng cử ồ ạt, nhưng lập luận đã chỉ
rõ một số tên tuổi từng có phát ngôn chống phá này như Nguyễn Quang A, Nguyễn
Tường Thụy.
Nhìn lại người khởi xướng phong trào tự ứng cử trong
cái gọi là “phong trào dân chủ” này, ông Nguyễn Quang A mới gần đây thôi đã đi
hàng loạt các quốc gia Châu Âu , Mỹ vận động các tổ chức cờ vàng, kiều bào ủng
hộ nhân vật lực, tài chính cho “Kịch bản dân chủ” – thực chất là các kế hoạch lật
đổ chính thể của ông ta. Ngay sau khi về nước, ông Nguyễn Quang A lại phát động
phong trào này, xem ra, dù chưa chỉ mặt đặt tên, nhưng Tiểu ban An ninh đã có đủ
căn cứ đến đánh giá về thế lực phản động nào đứng sau hậu thuẫn cho chiến dịch
phá hoại bầu cử này.
No comments:
Post a Comment