Chiềng Chạ
Tin mới nhận từ một thành viên thuộc nhóm "Dân oan" - Trịnh Bá Phương: "Ngày 29/2/16 Bác Thành Phạm và chú Dũng Mai đã về gặp gỡ bà con dân oan Dương Nội, Bác Thành Phạm đã tiếp xúc cử tri và nêu lên chương trình hành động khi trúng cử đại biểu quốc hội khoá 14. Và theo yêu cầu của những nhà hảo tâm đã gửi về nhóm CỨU LẤY DÂN OAN, hôm nay chú Dũng Mai và bác Phạm Thành thay mặt nhóm chuyển tới bà con Dương nội số tiền hai mươi triệu mua 2 tấn gạo cứu đói".
Chuyện Thành Phạm tự ứng cử ĐBQH khóa 2016 - 2020 không còn là sự kiện gì đó quá mới, cho nên những ai theo dõi câu chuyện khỏi phải băn khoăn tại sao gã "nhà văn Dân oan" này lại có một động thái hơi lạ trong lần về Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) được phản ánh này. Đó là một phần mà "Phong trào tự ứng cử ĐBQH khóa 2016 - 2020" đặt ra với từng ứng viên và Thành Phạm đương nhiên không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên chứng kiến thông tin phản ánh đoàn của Thành Phạm và Dũng Mai về Dương Nội sẽ không quá khó để nhận ra rằng đám "dân oan" nơi đây có vẻ được ưu tiên hơn tất cả đám "dân oan" còn lại trong nước? Và xin thưa rằng, với vai trò là những tay 'chăn dắt Dân oan" chuyên nghiệp, Thành Phạm và Dũng Mai chắc chắn sẽ không quá "phung phí nguồn tiền" của nhóm để chỉ để nhận về mấy lời cảm ơn đơn thuần? Và theo quy luật thường thấy thì chúng bỏ tiền ra đương nhiên chúng phải được thu về một cái gì đó? Tôi cho rằng, trong chuyện này có sự liên quan trực tiếp với chuyện Thành Phạm tự ứng cử Đại biểu Quốc hội vừa qua.
Không riêng gì ông Tiến sỹ Nguyễn Quang A, bản thân những kẻ "vơ đóm ăn tàn" sau như Thành Phạm thừa hiểu rằng dấn thân vào "Phong trào tự ứng cử ĐBQH" không đơn thuần là phát đi lời tuyên bố ứng cử. Họ sẽ phải làm nhiều hơn thế để không mang tiếng là xướng tên cho hay kiểu "không chết ai" và mất đi niềm tin trong đám đồng đảng. Theo đó, thay vì lặn mất tăm sau lời tuyên bố, từng cá nhân phát đi lời tuyên bố tự ứng cử sẽ phải tạo ra sự ủng hộ của một nhóm người trong xã hội. Đó cũng chính là những đại biểu để cá nhân người tự ứng cử chứng minh với xã hội rằng mình có đủ uy tín để đảm nhận cương vị Đại biểu Quốc hội khi được bầu dù điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Hay nói cách khác, những con người này sẽ phải diễn cho người xung quanh tưởng là thật chứ không phải là trò mị dân hay bông đua gì đó.
Với cá nhân Nguyễn Quang A, nghệ sỹ Vượng Râu thì đó không phải là điều gì đó quá khó. Sự từng trải hơn trong cuộc sống, tiếng tăm có được từ những công việc lương thiện trước đó đã thừa sức để họ tự có cho mình một số lượng người ủng hộ nhất định. Riêng Thành Phạm thì điều đó không phải chuyện dễ khi công việc hiện gã đang làm có khi khiến gã bị chán ghét và tẩy chay nhiều hơn là ủng hộ. Cho nên, thay vì tách bạch từng hoạt động (hoặc là tặng quả cho "đám dân oan" hoặc "tiếp xúc cử tri" như cách nói của gã) thì gã đã khéo léo kết hợp 2 hoạt động đó vào một chuyến đi.
Và cũng xin nói thêm rằng ở "đám dân oan" Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) dù không phải đa phần nhưng rất dễ nhận được sự ủng hộ của nhiều người trong số đó khi cho họ một số lợi ích nào đó. Thành Phạm đã nắm được điều đó và đương nhiên gã đã triệt để sử dụng. Nhưng ở đây, chỉ xin nhắc gã "nhà văn chuyên chăn dắt dân oan" này rằng với đám người quen hành động vì tiền, vì lợi ích này thì không có gì là không thể? Hãy thử xem khi gã không cung phụng chúng thường xuyên chúng có trở mặt hay không? Và thiết nghĩ rằng, đó cũng là cái giá mà những kẻ cơ hội như Thành Phạm đáng phải nhận!
No comments:
Post a Comment