Tổng
hợp những gì diễn ra qua vòng 2 hiệp thương để lên danh sách ứng viên
cho kỳ bầu cử Quốc Hội sắp tới cho thấy còn nhiều những vấn đề nổi cộm
mà cư dân mạng cũng như dân chúng -nói đúng hơn là cử tri - đang quan
tâm.
Thứ nhất,
hầu như đơn vị bầu cử nào cũng có người tự ứng cử nằm ngoài danh sách
giới thiệu của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội. Có nơi lượng tự
ứng cử cao hơn cả danh sách giới thiệu của Mặt trận, chẳng hạn như TP
Hồ Chí Minh có đến 48 người tự ứng cử so với 41 được giới thiệu. Thủ đô
Hà Nội có 48 người tự ứng cử so với 42 người được giới thiệu.
Ý
kiến của nhiều thành viên trong hội nghị hiệp thương cho rằng, đấu hiệu
này cho thấy tính dân chủ được nâng cao trong xã hội. Đây là tín hiệu
đáng mừng cho một xã hội dân chủ cần được phát huy không chỉ trong giới
thiệu nhân sự mà cả trong quá trình bỏ phiếu, giám sát bầu cử.
Cùng
với chủ trương, định hướng tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách, người
ngoài đảng, giảm tỉ lệ đại biểu kiêm nhiệm thì việc lựa chọn những nhân
tố xứng đáng trong những người tự ứng cử là điều nên làm.
Thứ hai,
trong số người tự ứng cử, lần đầu tiện Ủy ban an ninh bầu cử cho biết
có sự tiếp tay của các tổ chức phản động. Câu hỏi có hay không việc đó
được nhiều người đặt ra. Đồng thời với đó là tiếng nói lo lắng, nếu
không minh bạch được chuyện này thì có thể làm bất lợi cho những ứng
viên tự ứng cử thực sự là người tốt, có năng lực.
Có
lẽ chúng ta cũng không nên quá nhạy cảm về vấn đề này, vì rằng, chẳng
có một xã hội nào là đồng nhất tuyệt đối về chính trị. Những thế lực đối
lập, thậm chí những phần tử có âm mưu phá hoại chính trị luôn là một
phần của xã hội. Ở Việt Nam và cụ thể hơn trong danh sách tự ứng cử lần
này có những gương mặt mà hoạt động công khai của họ như là thế lực thù
địch đã quá rõ ràng. Phần lớn cử tri nhận diện được họ và họ khó có thể
lọt qua vòng 3 khi được đưa ra lấy ý kiến nhân dân nơi cư trú và hội
nghị hiệp thương cuối cùng.
Thứ ba,
ý kiến của các thành viên Mặt trận trong hiệp thương lần 2 cho rằng còn
những khiếm khuyết cần bổ sung để minh bạch phẩm chất của ứng viên.
Chẳng hạn như bản kê khai tài sản chưa có xác nhận của cơ quan thẩm
quyền và ý kiến nhân dân nơi cư trú, chương trình hành động quá chung
chung... Điều đó rất đúng.
Chỉ
riêng một tiêu chí để giám sát phẩm chất ứng viên là minh bạch tài sản
cá nhân cũng cho thấy cách làm vừa rồi là chưa chặt chẽ và chưa phát huy
được vai trò giám sát của nhân dân. Bản kê khai tài sản phải được sự
xác nhận của cơ quan, chính quyền nơi cư trú và được công khai sớm trong
nhân dân, cử tri nơi bầu cử.
Thứ tư, danh
sách đề cử chưa phát hiện hết những ứng viên có tâm huyết, có năng lực,
thể hiện qua danh sách những người tự ứng cử có nhiều người rất xứng
đáng nhưng không được lựa chọn.
Để
thể hiện tính dân chủ thì Ủy ban bầu cử, Mặt trận nên lựa chọn, lấy ý
kiến nhân dân để dưa vào danh sách bầu cử những người xứng đáng trong
diện tự ứng cử. Chỉ lướt qua danh sách tự ứng cử của Thủ Đô Hà Nội có
thể thấy những gương mặt như ông TS Trần Đăng Tuấn, GS.TS Nguyễn Anh
Trí... có những phẩm chất, năng lực vượt trội so với một số ứng viên
cùng ngành nghề trong danh sách lựa chọn, đề cử của Mặt trận và các tổ
chức chính trị xã hội giới thiệu.
Thứ năm,
vẫn còn biểu hiện "quân xanh, quân đỏ" khi đối chiếu danh sách đề cử có
nhiều cặp đôi cùng nghề nghiệp nhưng người thì có trình độ, vị trí xã
hội cao, người thì trình độ thấp, vị trí thấp.
Ngành
nghề xã hội rất đa dạng, nhiều ngành nghề rất cần tiếng nói đại diện
cho người lao động, vậy tại sao có quá nhiều những người trong danh sách
đề cử trùng lặp về nghề nghiệp. Liệu nay mai trong danh sách bỏ phiếu ở
cùng một địa điểm bỏ phiếu có những cặp đôi kiểu đó không?
Khái quát lại những vấn đề trên để thấy còn nhiều việc phải làm để có một kỳ bầu cử thực sự đổi mới, dân chủ.
No comments:
Post a Comment