Bôi nhọ Thủ tướng, một blogger Singapore phải đóng tiền phạt 17 năm
Blogger Roy Ngerng (trái) và luật sư M Ravi trong một lần ra tòa hồi năm 2015 - Ảnh: AFP
Thiệt
hại mà blogger Roy Ngerng gây ra cho uy tín của Thủ tướng Lý Hiển Long
được Tòa án Tối cao xác định là 150.000 đô la Singapore (SGD, khoảng 2,5
tỉ đồng), và được… trả góp tới năm 2033.
Quyết
định ngày 17.12.2015 của Tòa còn buộc ông Ngerng, 34 tuổi, phải trả án
phí 30.000 SGD cho luật sư bên nguyên đơn chậm nhất vào ngày 16.3.2016
để được hưởng “quy chế” trả góp tiền bồi thường mà không phải trả lãi
suất.
Hôm
qua 16.3, Thư ký báo chí của Thủ tướng Lý Hiển Long, bà Chang Li Lin,
xác nhận với báo chí rằng ông Davinder Singh - luật sư cao cấp chuyên
đại diện cho ông Lý Hiển Long và cố thân phụ Lý Quang Diệu trong các vụ
kiện tụng - đã nhận được 30.000 SGD từ ông Ngerng.
Đó là phí của luật sư Singh cho riêng phiên tòa 3 ngày hồi tháng 7.2015 nhằm tính toán mức thiệt hại gây ra cho Thủ tướng.
Được trả góp tiền phạt
Blogger
Roy Ngerng bị buộc tội bôi nhọ Thủ tướng Lý Hiển Long trong bài viết
có tựa đề “Tiền hưu trí của bạn đi về đâu: Nhận biết từ vụ án City
Harvest” mà ông đăng trên blog cá nhân Sự thật từ Trái tim vào ngày
15.5.2014.
Theo
Tòa, bài viết của ông Ngerng đã ám chỉ Thủ tướng Lý Hiển Long tham
nhũng, biển thủ quỹ bảo hiểm xã hội, gọi tắt là CPF, do người lao động
nộp.
Mức
thiệt hại mà bài viết gây ra, theo tính toán của Tòa, là 100.000 SGD,
cộng với 50.000 SGD “thiệt hại do tình tiết tăng nặng”.
Việc
trả tiền bồi thường sẽ bắt đầu từ ngày 1.4.2016, với mức trả 100
SGD/tháng cho đến 31.3.2021, sau đó tăng lên 1.000 SGD/tháng. Với “tiến
độ” như vậy, dự kiến đến năm 2033 ông Ngerng mới trả xong nợ.
Án phí hơn tiền bồi thường
Trong khi tiền bồi thường cho bị hại là 150.000 SGD thì án phí tổng cộng vượt quá con số này.
Theo
“cáo bạch” của ông Ngerng trên blog cá nhân hôm 16.3, hồi năm 2014, sau
khi bị khởi kiện, ông đã kêu gọi ủng hộ và nhận được từ các cá nhân và
tổ chức 127.000 SGD. Và ông đã chi hết 122.000 SGD gồm các khoản: 50.000
SGD cho luật sư đầu tiên của ông, M Ravi - luật sư nổi tiếng chuyên bào
chữa cho các trường hợp bị đơn được cho là đối lập với giới hữu trách;
30.000 SGD cho luật sư thứ hai; luật sư thứ ba bào chữa miễn phí; 29.000
SGD phí cho luật sư Davinder Singh của bên nguyên đơn trong các phiên
thương thảo để tòa ra phán quyết mà không cần đi hết trình tự tố tụng
(thương thảo này không thành công); 6.000 SGD phí cho luật sư Singh
trong quá trình ông Ngerng yêu cầu được đại diện bởi luật sư từ Anh, mẫu
quốc của Singapore thời thuộc địa (yêu cầu này bị tòa bác); và 7.000
phí linh tinh ở tòa án.
“Tôi
còn phải trả cho Thủ tướng 180.000 SGD nữa”, ông Ngerng than thở. Con
số này được hiểu là gồm 150.000 SGD bồi thương thiệt hại cho Thủ tướng
và 30.000 SGD phí cho luật sư của ông ta.
Trong
khi đó, bằng cách tiếp tục kêu gọi lòng hảo tâm trên mạng, trong mấy
ngày qua, ông Ngerng cho biết mới nhận được 12.429 SGD.
Thủ tướng Lý Hiển Long - Ảnh: Reuters
Quyền công dân
Mặc dù bị Thủ tướng đưa ra tòa, nhưng đây là vụ kiện dân sự nên ông Ngerng vẫn có đầy đủ quyền công dân.
Trên
blog cá nhân, ông Ngerng cho hay từ sau khi bị kiện, ông đã đi Na Uy dự
và phát biểu tại Festival Sinh viên quốc tế, thăm tổ chức vận động tự
do ngôn luận Article 19 ở London (Anh), phát biểu tại Hội thảo truyền
thông và internet Đông Nam Á tại Kuala Lumpur (Malaysia). Các chi phí do
phía tổ chức lo.
Trong
cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9.2015, ông Ngerng vẫn ứng cử ghế nghị sĩ
khu vực Ang Mo Kio dưới màu cờ của đảng Cải cách đối lập cùng luật sư M
Ravi. Tuy nhiên nhóm của ông Ngerng đã thất bại trước nhóm của đảng Nhân
dân Hành động do Thủ tướng Lý Hiển Long lĩnh xướng vốn nắm giữ khu vực
này nhiều thập niên qua.
Về
phía tòa án, phán quyết cho phép ông Ngerng trả góp tiền bồi thường kéo
dài đến 17 năm cũng tránh khả năng ông này không có đủ tiền để bồi
thường một lần, dẫn đến tình trạng bị tuyên bố phá sản, mất một số quyền
công dân, như quyền ứng cử, bầu cử.
Các
lãnh đạo Singapore từng bị chỉ trích dùng các vụ kiện “xúc phạm danh
dự” để loại các đối tượng được cho là đối lập bằng các khoản tiền bồi
thường danh dự lớn mà họ không có khả năng chi trả, như trường hợp bác
sĩ Chee Soon Juan, lãnh đạo đảng Dân chủ Singapore đối lập.
Thục Minh/TNOL
(Văn phòng Singapore)
No comments:
Post a Comment