2016/10/02

QUẢNG BÌNH - THẤU HIỂU LÒNG DÂN


Quảng Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước công bố mức đền bù thiệt hại do Công ty Formosa gây ra. Việc công bố mức đền bù thiệt hại đưa ra nhận được nhiều ý kiến đồng thuận cũng như trái chiều từ phía các nhà khoa học cũng như người dân.
Lợi dụng sự không đồng tình từ một bộ phận người dân Quảng Bình các tờ báo “rận chủ” nước ngoài kích động, bóp méo, xuyên tạc chính quyền trong vấn đề đền bù. Như chúng ta đã biết, một chính sách khi ban hành không thể “vừa lòng” tất cả mọi người, đó thường là một “mẫu số chung” mà ở đó sự công bằng là dành cho đa số, vẫn phải có một nhóm thiểu số chịu thiệt thòi một chút ít và đó là lẽ dĩ nhiên.
Có lẽ, thay vì nói xấu gây chia rẽ, gây nghi ngờ giữa người dân và chính quyền thì chúng ta nên hoan nghênh tỉnh Quảng Bình là tỉnh đầu tiên công bố mức đền bù thiệt hại cho người dân. Thiết nghĩ chính quyền đã thấu hiểu được nỗi khổ của người dân tỉnh mình chứ không như mấy tờ báo, trang mạng đứng ở ngoài lề nhìn đời với “cặp mắt Loạn” không rõ trắng đen./.

MỨC ĐỀN BÙ THIỆT HẠI TỈNH QUẢNG BÌNH CÔNG BỐ

TTO -  Ngày 7-9, văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho biết UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về định mức thiệt hại do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra cho tập thể và cá nhân trên địa bàn tỉnh. 


Đây là định mức kỹ thuật, sẽ được tỉnh trình ra Trung ương và do Trung ương quyết định áp dụng mức đền bù cuối cùng. 
Định mức này được xây dựng dựa trên số liệu niên giám thống kê điều tra kinh tế năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của tỉnh, từ các chủ tàu khai thác hải sản, người làm nghề nuôi trồng thủy hải sản… kết hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của những tháng đầu năm 2016 ở các địa phương.  
Cụ thể, mức độ thiệt hại của chủ tàu thuyền không lắp máy là 5,060 triệu đồng/tháng, tàu lắp máy dưới 20 CV 9,637 triệu đồng. Các tàu lắp máy từ 20-50 CV là 18,251 triệu đồng/tháng, từ 50-90 CV 21,782 triệu đồng, từ 90-250 CV 15 triệu đồng, từ 250-400 CV 25 triệu đồng, từ 400 CV trở lên 30 triệu đồng. Ngư dân trên tàu không lắp máy là 5,400 triệu đồng/tháng. Ngư dân trên tàu lắp máy dưới 20 CV là 6,425 triệu đồng/tháng, từ 20-50 CV 7,501 triệu đồng, từ 50-90 CV 9,188 triệu đồng, từ 90-250 CV 3,5 triệu đồng, từ 250-400 CV 4 triệu đồng.
 Người khai thác hải sản thủ công 3,8 triệu đồng. Người nuôi trồng thủy sản mặn, lợ như tôm thẻ chân trắng thâm canh trong ao lót bạt trên cát (mật độ 100-120 con/m2) dưới 45 ngày là 33.938 đồng/m2, từ 45 ngày trở lên 44.577 đồng/m2; nuôi thâm canh trong ao đất (mật độ 60-100 con/m2) dưới 45 ngày 26.784 đồng/m2, từ 45 ngày trở lên 30.816 đồng/m2; nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh trong ao đất (mật độ 20-60 con/m2) dưới 45 ngày 12.000 đồng/m2, từ 45 ngày trở lên 14.961 đồng/m2; nuôi tôm thẻ chân trắng quảng canh cải tiến xen ghép trong ao, đầm, ruộng dưới 45 ngày 8.400 đồng/m2, từ 45 ngày trở lên 10.286 đồng/m2; nuôi tôm sú thâm canh (mật độ 25 con/m2) dưới 60 ngày 16.690 đồng/m2, từ 60 ngày trở lên 20.140 đồng/m2; nuôi tôm sú bán thâm canh (mật độ từ 10-24 con/m2) dưới 60 ngày 10.476 đồng/m2, từ 60 ngày trở lên 13.968 đồng/m2; nuôi tôm sú quảng canh cải tiến xen ghép (mật độ từ 6 - dưới 10 con/m2) dưới 60 ngày 7.016 đồng/m2, từ 60 ngày trở lên 10.800 đồng/m2. Người nuôi thâm canh cá nước mặn, lợ dưới 90 ngày là 7.636 đồng/m2, từ 90 ngày trở lên hơn 9.800 đồng/m2; sản xuất ương, dưỡng giống giá bán tôm pốt 15 tại trại 90.000 đồng/1.000 con, tôm giống tại ao ương 170.000 đồng/1.000 con. Nghêu nuôi bãi triều ven biển mật độ dưới 150 con 4.400 đồng/m2, mật độ nuôi từ 150 con/m2 trở lên 6.500 đồng/m2. Cua nuôi bãi dưới 90 ngày 9.551 đồng/m2, từ 90 ngày trở lên trên 10.000 đồng/m2. Cá lồng dưới 90 ngày 670.000 đồng/m3, từ 90 ngày trở lên 914.000 đồng/m3. Cá biển nuôi trên ao lót bạt dưới 90 ngày 90.000 đồng/m2, từ 90 ngày trở lên 120.000 đồng/m2.
Người làm nghề muối là 38.612 đồng/ha.  Người lao động bị mất thu nhập là 3,5 triệu đồng/người/tháng.   
                                                                   Lâm Tặc

No comments: