2016/10/28

NHÌN NHẬN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Quê Hương



Việt nam là một quốc gia đa tôn giáo và số lượng tín đồ lớn khoảng hơn 20 triệu với 14 tổ chức tôn giáo khác nhau được Đảng và nhà nước công nhận.Trong đó với số lượng tín đồ tập trung nhất là phật giáo ( hơn 9 triệu tín đồ) và số lượng tín đồ công giáo ngày càng tăng lên ( khoảng hơn 7 triệu tín đồ).

Ở nước ta tôn giáo là nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận dân cư. Đảng và nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ quyền quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân. Đại đa số tín đồ các tôn giáo đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và hiện nay đang cùng toàn dân phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Mặt khác phải thấy rằng, kẻ thù đã đang lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng một cách điên cuồng, quyết liệt với tính chất ngày càng nguy hiểm và đặc biệt phức tạp như ở nước ta hiện nay. Trong đó phải chú ý nhất là các đối tượng thường xuyên lợi dụng một số phần tử chức sắc và tín đồ quá khích của đạo thiên chúa hiện nay.
NHÌN NHẬN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Quyền tự do tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm
Song hành với tiến trình lịch sử của dân tộc, công giáo được truyền vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 16-17, được các giáo sỹ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha truyền đạo vào. Vai trò nổi bật nhất của công giáo thể hiện nhất là cùng dân tộc đoàn kết một lòng qua các thời kỳ cách mạng kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ, đặc biệt là cùng nhau bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Cũng như các quốc gia khác, tự do tôn giáo là một vấn đề cơ bản thuộc về quyền con người đều được thừa nhận. Thực tế đó đã đáp ứng nhu cầu chính đáng của mọi hoạt động tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng cũng như quyền tự do tôn giáo của công dân. Sẽ không có điều gì cần phải bàn luận nếu như tôn giáo được quan niệm và thực thi đúng với mục đích tôn giáo và giáo lý, giáo luật; giải quyết các mối quan hệ với cộng đồng và tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia. Nhưng trên thực tế, bên cạnh một số tín đồ nhận thức và làm việc đúng và hướng đạo một cách chân chính thì với nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan, phi tôn giáo, một số đối tượng đã lợi dụng vấn đề lợi dụng tự do tôn giáo làm cho nó biến dạng đi, sai lệch đi so với bản chất của nó.

Đảng và nhà nước ta luôn luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đoàn kết tôn giáo, trong đó rất chú trọng vấn đề tự do tôn giáo. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tuân thủ và bình đẳng trước pháp luật là tinh thần cơ bản, xuyên suốt trong các hiến pháp 1946, 1959, 1960, 1980, 1992, 2013 của nhà nước ta. Hiến pháp 2013 đã quy định : công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. Điều này đã làm cho quyền tự do tôn giáo nói chung, đạo công giáo nói riêng ngày càng được thực thi đầy đủ; tín đồ tôn giáo yên tâm hành đạo, gắn bó với quốc gia, dân tộc. Những đường hướng tích cực của đạo công giáo đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển đất nước đã được tiếp tục phát huy như: “Như mười lời răn của thượng đế - thảo kính với cha mẹ; không được trộm cắp” hay là “sống phúc âm phụng sự thiên chúa, phục vụ tổ quốc và dân tộc”. 

Trong dịp đến Việt Nam, Đức ông Pi-e-trô pa-ro-lin thứ trưởng ngoại giao của tòa thánh Vaticanđã nhận định : “Việt Nam đã đạt được tiến bộ về tự do tôn giáo trong vòng 15 năm qua” và thực sự “đã chứng kiến tận mắt sức sống của giáo hội Việt Nam nhiều hơn những gì đã nghe”, ngay trong báo cáo tự do tôn giáo thế giới năm 2008 bộ ngoại giao mỹ đánh giá “tình trạng tôn trọng tự do tôn giáo ở Việt nam tiếp tục được cải thiện đáng kể”. Song bất chấp sự thật, từ động cơ thiếu thiện chí, một vài cá nhân tổ chức, thậm chí một vài cá nhân nào đó cho mình quyền được phán xét về tự do tôn giáo đã bóp méo sự thật và thông qua vấn đề này nhằm can thiệp vào nội bộ ở Việt Nam. Đặc biệt chú ý là các tổ chức như việt tân, hội tự do dân chủ, hội thanh niên công giáo… là những mưu mô, tham vọng chính trị, vụ lợi cá nhân, thứ tự do tôn giáo vô chính phủ, cực đoan đó đã làm nãy sinh ra những “tà đạo”, gây ra sự tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, nhân phẩm, tinh thần, sức khỏe, tài sản của không biết bao nhiêu tín đồ chân chính.

Điều đáng quan tâm là, gần đây một số ít chức sắc tôn giáo trong nước với động cơ, mục đích không trong sáng, đã quên vai trò, chức phận của mình trong giáo chúng và xã hội, họ không mang theo sứ mệnh và nhân danh chúa đem yêu thương tới cho đồng bào đạo công giáo của mình mà đi rải rắc thứ “yêu thương” không đáng có và sự ưu buồn cho tín đồ, để nhiều quần chúng tín đồ không còn đặt niềm tin vào sứ mệnh của họ nữa. Họ đã công khai hoặc ngấm ngầm tham gia kích động, tổ chức các giáo dân các hoạt động vi phạm pháp luật, gây rối trật tự an toan toàn xã hội, như “khiếu kiện dân oan, đòi đất, biểu tình vì môi trường biển…” hoặc tán phát các tài liệu, truyền tải các thông tin bịa đặt, xuyên tạc về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết lương-giáo; hà hơi tiếp sức cho những tổ cức hoạt động chống chính quyền nhân dân , như các tổ chức “việt tân”, “hội dân chủ”, “hội thanh niên công giáo”, “đài á châu tự do”…Trớ trêu là, trong khi cộng đòng quôc tế và những người có thiện chí cùng Đảng và Nhân Dân Việt Nam đang cố gắng đóng góp hơn nữa về tự do tôn giáo của đất nước , thì những người mang danh “cha” mang sứ mệnh của “chúa”, mang danh dân việt lại cố tình phủ nhận, bôi nhọ thực tế đó. Mong qua đó sẽ được kiếm sự “đồng tình” của những kẻ cùng “chí hướng”, hoặc sự “trừng phạt” với chính đất nước dân tộc mình từ những thế lực nào đó bên ngoài. Và dĩ nhiên những hành động đó đã được các quốc gia tung hô và nói rằng đó là các “cha” vì nhân quyền với “trong tung, ngoài hô” hay “trong ứng, ngoài hợp” để phục vụ cho chính sách ngoại giao hèn hạ “ chính sách ngoại giao nhân quyền” và được coi là “yếu tố chủ chốt trong chính sách đối ngoại” của một số quốc gia.

Một số nước đã tự cho mình quyền và tự lập ra các tổ chức và chế định riêng, với danh nghĩa để thúc đẩy tự do tôn giáo toàn cầu, can thiệp thô bạo vào nội bộ nhiều quốc gia, cho dù trước đó các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đã từng cảnh báo về tình trạng này. Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị đã nêu: mọi người có quyền “tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” nhưng phải chịu giới hạn vì “An ninh quốc gia,trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc những quyền tự do cơ bản của người khác”. Gần đây giáo hoàng Ben-nơ-dic-tơ XVI tiếp tục khẳng định: Mục đích của giáo hội không phải là “thay đổi các nhà lãnh đạo quốc gai hiện nay” mà là “cộng tác để phục vụ lợi ích toàn dân”. Áp dụng vào thực tế nước ta, điều 8 của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên tuyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật, chính sách của nhà nước ; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc; chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”. Chính sự hậu thuẫn cho những hoạt động tôn giáo cực đoan, vô chính phủ, với mục đích xấu, núp dưới danh nghĩa tự do tôn giáo đã làm vấy bẩn, hoen ố đi giá trị thực chất về tự do tôn giáo và đạo chân chính của công giáo. Ở nước ta, một số đã tung hô những kẻ đội lốt tôn giáo để thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối như : nguyễn văn lý, ngô quang kiệt, hay mới đây là nguyễn thái hợp và đoàn nhữ nam…như những người hùng, người ta có quyền cho rằng : “ sự hậu thuẫn” núp dưới danh nghĩa tự do tôn giáo là hoàn toàn vô trách nhiệm, thiếu tính xây dựng.

Vì vậy, cũng như mọi hoạt động xã hội khác, hoạt động tôn giáo nói chung và hoạt động công giáo nói riêng không phải là hoạt động riêng biệt để lấy cớ đứng ngoài những trách nhiệm xã hội, trước hết là đối với sự ổn định và phát triển của đất nước trên cơ sở tuân thủ hiến pháp và pháp luật và sự quản lý xã hội của Nhà nước. Việc thực hiện chức phận tôn giáo, của mọi chức sắc, tín đồ đồng thời cũng phải gắn liền với yêu cầu nêu cao ý thức trách nhiệm công dân. Chỉ có trên cơ sở thực hiện tốt những yêu cầu trên mới tạo ra những đảm bảo cơ bản để tự do tôn giáo có thể được thực hiện đúng thực chất và ngày càng đầy đủ trên thực tế. Quá trình đó đòi hỏi chúng ta không phân biệt giữa Lương-Giáo mà chúng ta phải kiên quyết đấu tranh trước sự xuyên tạc và lợi dụng tự do tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay trên đất nước ta.

No comments: