2016/10/30

Mất vị thế địa chính trị vì mải rao giảng dân chủ, nhân quyền.

Mõ Làng


Nước Mỹ tuyên bố "xoay trục về châu Á" trong bối cảnh khởi đầu thuận lợi vì có những đồng mình mạnh về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc và đồng minh truyền thống như Philippin, Thái Lan, Singapo cùng khối ASEAN đạt được sự trỗi dậy về kinh tế, đồng thuận về chính trị.

Vậy nhưng, sau ngần ấy năm do chính sách đối ngoại kiểu nước đôi và mải rao giảng về dân chủ, nhân quyền hảo huyền, Mỹ mất dần đồng minh ở châu Á. Các nước Đông Nam á ngả dần về phí Trung Quốc.

Chính sách nước đôi hầu như được nước Mỹ vận dụng trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Vừa làm ăn với Trung Quốc nhưng lại muốn kiềm chế Trung Quốc. Vừa ve vãn Việt Nam, Philippin nhưng lại can thiệp sâu vào những vấn đề nội bộ của họ, nhất là vấn đề dân chủ, nhân quyền. Tuyên bố hùng hồn về Biển Đông nhưng lại để Trung Quốc ngang nhiên chiếm đảo, bãi cạn của Việt Nam, Philippin với luận điệu "không đứng về bên nào" trong tranh chấp.

Cho đến bây giờ thì Mỹ đã thua Trung Quốc một hiệp trong cuộc đọ sức tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong lúc Trung Quốc nhẫn nhịn và dưa ra những khoản đầu tư lớn, cho vay vốn làm ăn với Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan và mới đây là Philippin và luôn tỏ ra ủng hộ chính thể cầm quyền thì Mỹ hầu như chẳng có khoản đầu tư nào đáng kể ngoài việc mở cửa thị trường nhưng luôn can thiệp vào vấn đề chính trị của các nước và mải mê rao giảng đạo lý về vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Các nước ở Châu Á, nhất là các nước trong khối ASEAN về công khai hầu như không tỏ thái độ khó chịu với Mỹ, hầu như nước nào cũng chỉ lấy phương châm hòa bình, đa phương trong quan hệ để tạo dựng sự ổn định, tranh thủ phát triển kinh tế song thực chất họ rất khó chịu với cách ứng xử của Mỹ. Thái Lan, từ chỗ đồng minh trở nên lạnh nhạt vì Mỹ can thiệp sâu vào nội bộ của họ, lên án cuộc đảo chính lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Việt Nam, tuy vẫn lắng nghe câu đầu môi chót lưỡi của Mỹ về tôn trọng sự khác biệt về chế độ chính trị nhưng lại rất khó chịu khi Mỹ chống lưng cho những đối tượng đòi lật đổ cộng sản. Campuchia, đất nước mới gượng dậy sau nạn diệt chủng lại phải đối mặt với lực lượng đối lập Sam Rainsy do Mỹ hỗ trợ...

Giọt nước tràn ly mới nhất là Philippin, trong chuyến thăm chính thức Bắc Kinh ngày 20/10, Tổng thống Philippin Duterte đã hùng hồn tuyên bố quyết tâm “ly dị với Mỹ” để xích lại gần Trung Quốc. Trước đó không lâu, ông Duterte đã thông báo ngừng các cuộc tập trận chung với Mỹ và đề nghị quân Mỹ rút dần khỏi Philippin.

Giới nghiên cứu chính trị đặt câu hỏi rằng, những tuyên bố như vậy của tân Tổng thống Philippines phải chăng đang báo hiệu một sự thay đổi hoàn toàn ván bài địa chính trị ở châu Á?

Thực tế là, đầu thế kỷ 21 này, cuộc đọ sức tranh giành ảnh hưởng địa chính trị ở châu Á, Thái Bình Dương thực ra chỉ là một cuộc đọ sức của 2 cường quốc Trung Quốc và Mỹ. Ban đầu Trung Quốc cs vẻ thất thế do sự hung hăng của họ trên Biển Đông làm các nước ASEAN lo ngại. Nhưng những diễn biến gần đây trong khu vực cho thấy, lúc này Washington chưa thua cả trận đấu nhưng họ đang thất thế vì chính sách nước đôi của họ.

Philippines từng là thuộc địa của Mỹ trong 48 năm (1898-1946), sau đó trở thành đồng minh của Mỹ trong cuộc đối đầu với Liên Xô, Trung Quốc và cả chiến tranh Việt Nam, mới đây là cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo. Năm 2003, Tổng thống George W.Bush từng xếp Philippines vào danh sách “các đồng minh chủ chốt ngoài NATO”. Đến năm 2012, Tổng thống Barack Obama đánh giá Philippines là trọng tâm của chính sách “xoay trục về châu Á”, một ưu tiên chiến lược của chính quyền Obama.Trong khi đó, Washington công khai chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy của chính quyền Duterte là cuộc chiến đẫm máu, vi phạm nhân quyền, trong lúc nhân dân lại ủng hộ ông.

Chiếc bánh vẽ TPP mà Washington đưa ra vẫn còn nằm trên giấy mà số phận của nó chưa biết ra sao khi hai ứng viên Tổng thống mới đều phản đối nó. Còn BRICS (gồm các nền kinh tế lớn mới nổi Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) lại tỏ ra có hiệu quả cho phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á.

Đây có thể sẽ là một trong những bài học đắt giá cho Mỹ khi mà họ cứ mải mê rao giảng dân chủ, nhân quyền mà trên thực tế nước Mỹ cũng đang đối mặt với vấn đề dân chủ, nhân quyền phức tạp của họ. Đói nghèo đâu có phải là điều kiện đảm bào cho dân chủ nhân quyền. Các nước Đông Nam Á đang vật lộn với đói nghèo và họ đang cần ổn định để phát triển kinh tế, "có thực mới vực được đạo".

Vào lúc này, tình thế của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương trở nên mong manh hơn bởi sau các cuộc "cách mạng màu" ở Tây Á,Trung Đông, Bắc Phi mà Mỹ đạo diễn đang đẩy các nước ấy từ chỗ ổn định, phồn vinh, hạnh phúc đên chỗ tan hoang, điêu đứng trong cảnh "nồi da xáo thịt". Những quốc gia đang tiếp nhận quan hệ với Mỹ luôn trong tâm trạng nơm nớp lo âu. Họ không ra mặt chống Mỹ vì Mỹ mạnh nhưng bây giờ đã khác, Philippin là một ví dụ.

Tình huống có vẻ như bất lợi hơn khi xuất hiện liên minh Nga -Trung, mà bằng chứng là những cuộc tập trận chung gần đây của hải quân hai nước này. Với Việt Nam, Nga - Trung là ân nhân cũ và họ chẳng bao giờ rót tiền cho đám "xã hội dân sự", họ chẳng bao giờ bảo lãnh cho những kẻ chống đối chế độ, họ chẳng bao giờ "điều trần" về tôn giáo, nhân quyền của Việt Nam trước Quốc hội.

Chiến lược xoay trục của Washington nhằm chặn sự bành trướng của Trung Quốc muốn thực hiện được phải dựa vào mối quan hệ đồng minh tin cậy, không gợn chút nghi ngờ. Nhưng trong cuộc chơi ở châu Á, Thái Bình Dương nước Mỹ chưa chứng tỏ được chính sách ngoại giao kinh tế, dựa trên cơ sở phát triển chung. Đặc biệt, người Mỹ phải từ bỏ việc rao giảng về đạo đức và tập trung vào điều cốt lõi: lợi ích.

No comments: