2016/10/25

Luật về hội và lý giải sự phản đối của các NGO

Loa Phường



Vài năm trước, các NGO (tổ chức phi chính phủ) còn cố làm mọi cách để đưa vấn đề luật về Hội lên nghị trường. Tuy nhiên, hiện nay khi luật về Hội đã hoàn chỉnh và sắp được thông qua thì họ lại giãy nảy lên và hô hào cả một phong trào ồn ào để phản đối luật. Hiện tượng lí thú này do đâu mà có?
Theo tôi, lí do quan trọng nhất là vì tiền. Lí do này được nêu rõ trong bản kiến nghị của các NGO về việc hoãn thông qua luật về hội. Trong bản kiến nghị đó, một điểm được lặp đi lặp lại nhiều lần là việc luật về Hội cấm các hội đoàn liên kết và nhận tiền tài trợ từ các tổ chức nước ngoài, trừ trường hợp xin được giấy phép. Mà nếu không nhận tiền tài trợ từ nước ngoài thì các nhà hoạt động Việt Nam sẽ không thể tham nhũng.

Ai từng làm việc chung với các NGO cũng biết rằng trong xã hội dân sự Việt Nam, tham nhũng là một tình trạng có thật và phổ biến. Vài năm trước, khi các hội đoàn dân sự lần đầu nở rộ, hầu hết các hội thảo cho giới trẻ của họ đều xoay quanh việc hướng dẫn lập hồ sơ xin tài trợ. Nhưng số tiền này được họ dùng để làm gì? Nếu nhìn vào danh sách hoạt động của các nhóm dân sự Việt Nam, ta sẽ thấy họ không có nhiều hoạt động thu thập dữ liệu hoặc nghiên cứu, cũng không có nhiều hội đoàn chuyên cấp vốn hoặc tổ chức mô hình kinh tế cho các cộng đồng. Tuyệt đại đa số hoạt động của các NGO tập trung vào vấn đề tuyên truyền giải thích. Họ tuyên truyền về đủ thứ: Nhân quyền, nữ quyền, đồng tính quyền, biển Đông, nghệ thuật đương đại,… Tuy nhiên, dù miệng họ có tuyên truyền nhiều đến bao nhiêu, thì tay họ cũng không đưa ra được một giải pháp nào để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Mặt khác, trong thực tế, vì các NGO chỉ nói chứ không làm nên hoạt động của họ đúng ra không hề mất chi phí. Nhưng nếu như thế thì tiền tài trợ đi đâu rồi? Vì tất cả các tổ chức này đều tự xưng là phi lợi nhuận nên dòng tiền sẽ không còn nơi nào để chảy đi, trừ việc tham nhũng.


Những hình ảnh về ngôi nhà sang trọng của Đặng Hoàng Giang - lãnh đạo của 1 NGO

Hãy nhìn những trụ sở bề thế của Live&Learn hoặc iSee và nhớ rằng họ không có hoạt động thật sự nào ngoài múa võ miệng. Hãy nhìn biệt thự bề thế bên bờ sông Hồng của Đặng Hoàng Giang mà tờ The New York Times phải dành cả một phóng sự để ngợi khen. Trông những cơ ngơi đó, bạn có cho rằng chủ nhân của chúng có chung những quyền lợi, mối quan tâm và nỗi trăn trở với người dân bình thường? Nhìn lịch hoạt động chẳng có gì khác ngoại hội họp liên miên, bạn có cho rằng các nhà hoạt động này cũng chẳng là gì ngoài một thứ giới chức quan liêu và kênh kiệu của thời đại mới? Nhìn những nội dung mà họ nói cho nhau nghe khi hội họp, bạn thấy họ bận tâm đến mối quan tâm của các quan chức nước ngoài hơn hay của người dân Việt Nam hơn?
Xem ra, các NGO Việt Nam không thật sự là những hội đoàn do người dân Việt Nam lập ra để giải quyết những vấn đề của Việt Nam. Và dù dự thảo luật về Hội có phù hợp để giải quyết vấn đề của Việt Nam hay không thì các NGO này cũng đang phản đối nó vì những lí do không công tâm và sạch sẽ.  

No comments: