2016/10/02

ĐOAN TRANG – ĐŨA MỐC ĐÒI CHÒI MÂM SON

Thiên Lương 

Vẫn như thường lệ, khi có bất cứ nào sự việc xảy ra có liên quan đến chính quyền, công an nhất là giao thông với công an phường càng tốt (vì lực lượng này thường tiếp xúc với dân, là lực lượng thực thi nên không thể không động chạm đến lợi ích của người dân, mà một khi đã động đến dù người dân sai đến mấy nhưng nếu bị phạt tiền là họ đã không thích, chưa kể có mấy cá nhân cũng đã có hành vi chuộc lợi thông qua việc người dân muốn bỏ ít thay vì bỏ nhiều…) thì ngay lập tức giới “dân chủ Việt” lại vào như những con thú khát máu, họ lao vào tìm hiểu câu chuyện sau đó mô đi phê cho nó trở nên ly kì hơn, khủng hơn, xấu xa hơn chỉ với một mục đích nhồi sọ người đọc rằng chính quyền rất xấu, họ những kẻ “dân chủ Việt” là những người tốt, những người bảo vệ công lý.
Phạm Thị Đoan Trang
Và mới đây, nhân sự việc phóng viên Quang Thế - Báo Tuổi Trẻ TP.HCM bị hành hung khi tác nghiệp họ cũng đã không bỏ lỡ cơ hội để bôi tro trát trấu cho chính quyền. Về sự việc thì theo các trang mạng chính thống cho biết sáng 23/9, khi nhận được tin ở khu vực cầu Nhật Tân có tài xế taxi tử vong, phóng viên Quang Thế được sự chỉ đạo của cơ quan đến tìm hiểu sự việc, và tại đây đã diễn ra xô xát giữa Pv. Quang thế và một số người được cho là Đội Cảnh sát Hình sự - Công an Đông Anh mặc thường phục, hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ (Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết “Công an thành phố sẽ làm việc với các bên liên quan, ai vi phạm đến đâu sẽ xử lý nghiêm đến đấy. Tới đây cũng cần xem lại cách phối hợp trong việc nhà báo tác nghiệp với việc Công an làm nhiệm vụ để vì mục đích chung chứ không để xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy”).

Và đứng trước sự việc trên, thay vì như ý kiến của nhiều bạn đọc (chẳng hạn: một số người yêu cầu công an làm rõ sự việc có hình thức xử lý nghiêm, một số người lại có ý kiến xem thái độ, cách làm việc của phóng viên đã đúng hay chưa rồi từ đó cách giải quyết hợp lý cho cả hai bên…) thì những nhà “dân chủ” của chúng ta lại không bàn sâu về sự việc trên mà lập tức vơ đũa cả nắm, quy chụp cho rằng những hành động xô xát trên là hoạt động bình thường của chính Quyền, công an. Nổi bật hơn cả là bài viết của dâm chủ Đoan Trang. Tôi cá là sau khi biết về vụ việc, “dâm nữ” Đoan Trang đã lập tức lên mạng gõ từ khóa “nhà báo bị đánh” để tìm thông tin các vụ việc tương tự, rồi nhân con số vụ việc lên hàng chục lần để làm nghiêm trọng vấn đề. Đoan Trang viết:

“…Năm nào ở Việt Nam cũng có hàng chục vụ nhà báo và phóng viên (tức người làm báo nhưng chưa có thẻ) bị công an và người của cơ quan công quyền nói chung, và/hoặc côn đồ, tấn công…” Kèm theo theo ghi chú,Con số hàng chục đó là căn cứ trên những thông tin mà báo chí chính thống đã đăng tải, và xin các bạn lưu ý là báo chí chính thống chỉ đưa tin về những vụ hành hung nhà báo mà thôi.
Sự thật như thế nào? Khoan nói đến những vụ nhà báo đe dọa tống tiền cơ quan doanh nghiệp, lấy thẻ nhà báo ra dọa người, coi trời bằng vung nên bị người dân đánh…(bởi vì thực tế thì không nhiều người biết nhiều đến việc này) mà chúng ta hãy liệt kê những vụ nhà báo bị đánh kể cả nhà báo đúng hay sai, kể cả công dân hay bất kỳ một cơ quan tổ chức nào đánh thì số vụ mà báo chí đã đăng tải cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay chứ lấy đâu ra con số hàng chục như Đoan Trang chém. Có lẽ cũng vì thế mà “ dâm nữ” cũng chỉ đưa ra được 4 vụ trong vòng 3 năm, trong đó có cả vụ bảo vệ (người được thuê để giữ an ninh trật tự ở sân chứ không phải là công an hay cơ quan công quyền) xô xát với nhà báo chứ không có hành vi đánh người như cô ả cung cấp.  

Và điều khiến tôi không nhịn được cười đó là trong bài viết của mình Đoan Trang đã cố đồng hóa những nhà báo được cấp phép, với những kẻ không có trình độ, thú tính, suốt ngày ngồi blog chém gió nói xấu Đảng Nhà nước, làm chó săn cho ngoại bang như cô ả, với câu “chúng ta là nạn nhân từ lâu rồi!” hay “Còn chuyện các blogger – những người làm báo không bao giờ có thẻ” , “chúng ta” là ai? Nực cười, mặc dù tôi không biết họ là nhà báo chân chính, yêu nghề hay không, nhưng ít nhất họ được xã hội thừa nhận, họ không đi nói xấu quê hương đất nước, ca tụng liếm đít ngoại bang, vậy sao Đoan Trang có thể thấy sang bắt quàng làm họ, so sánh khập khễnh như vậy? và cũng nhân tiện đây cũng gửi Đoan Trang đôi lời, Thẻ Nhà báo hay các chứng hành nghề khác không phải tự nhiên nó sinh ra rồi phát đều cho tất cả mọi người, nó là thước đó về trình độ và riêng với nghề báo nó còn là thước đo về mặt đạo đức vì thế không thể trao cho những “dâm nữ”, vậy nên cũng đứng cố gắn cho mình hai từ “nhà báo”.

Bàn thêm về sự việc phóng viên Quang Thế - Báo Tuổi Trẻ TP.HCM, với những gì mà PV Thế kể lại thì chúng ta cũng nên có cách nhìn nhận khách về cách hành xử của mỗi bên. Về phía ông công an có hành động đánh phóng viên như vậy là không đúng và cần phải xử lý (mặc dù tôi phải nói rằng bản thân từng chứng kiến nhiều vụ việc, một số người dân có thể nói có cách hành xử vô văn hóa lăng mạ công an nhưng mấy ông công an Việt Nam vẫn phải cư xử nhẹ nhàng, nếu những tình huống đó được đặt tại Hòa Kỳ (đất nước mà dâm nữ Đoan Trang và mèo mả gà đồng của mình vẫn thường ca ngợi), thì kết quả mà những công dân đó nhận được có lẽ khá đau đớn, bởi vì sao, vì công an họ cũng là một công dân, và bạn không có quyền xúc phạm danh dự nhân phẩm của họ). Còn về phía PV Quang Thế, nếu đúng nguyên tắc dù không đặt biển báo cấm như anh nói, nhưng khi sự việc xảy ra đã có mặt của lực lượng chức năng bảo vệ tại khu vực thì trước khi tác nghiệp anh phải xuất trình giấy tờ và nhận được sự đồng ý. Ở đâu cũng vậy thôi, bạn không thể với danh nhà báo rồi xông vào bất cứ đâu để quay phim ghi hình những gì bạn thích với cụm từ “tự do báo chí” , bởi vì mọi thứ đều có những giới hạn nguyên tắc của nó, tự do không phải tự do quá trớn. Hy vọng các cơ quan ban ngành chức năng sớm làm rõ và có những hình thức xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân vị phạm, đảm bảo đúng người đúng tội, tránh để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc sự việc.

No comments: