Thiên Lương
Ngày 4/6/2015 trên cổng thông tin Bộ Nội Vụ, Quốc hội khóa XIII đã tiến hành lấy ý kiến công chúng cho Dự thảo luật về hội nhằm thay thế Nghị định 45 của Chính phủ mà theo nhiều ý kiến còn khá nặng nề, rườm rà và thiếu chặt chẽ. Và sau hơn một năm lấy ý kiến từ người dân cũng như trải qua các cuộc hội thảo, tọa đàm trao đổi giữa các nhà chuyên môn, thì theo nhiều thông tin vào khoảng giữa tháng 11/2016 Quốc Hội sẽ thông qua Dự thảo Luật này.
Ảnh được cắt từ Status của “rận chủ” Phạm Thị Đoan Trang |
Có thể nói, trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, việc sửa đổi, soạn thảo, cũng như đưa ra các quy định, các điều luật mới phù hợp để có thể đảm bảo tốt nhất quyền lợi của quần chúng nhân dân, nhưng đồng thời cũng không vi phạm những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết và thừa nhận có liên quan đang gặp không ít khó khăn, một trong số đó chính là Dự thảo luật về hội. Tuy nhiên, thông qua việc tiếp thu ý kiến của quần chúng nhân dân, công tác tham mưu của các cơ quan ban ngành chức năng Đảng và Nhà nước đã không ngừng đổi mới, bổ sung, hoàn thiện, các quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thành lập các hội nhằm phục nhu cầu lợi ích chính đáng của mình.
Tính đến năm 2015, cả nước có 500 Hội, tổ chức phi chính phủ có phạm vi toàn quốc; hơn 4.000 hội, tổ chức phi chính phủ có phạm vi cấp tỉnh/thành phố và hơn 10.000 hội ở cấp huyện, xã… Tính trên cả nước hiện có 8.792 hội có tính chất đặc thù được Nhà nước “bao cấp”, đảm bảo về nhân sự, kinh phí, cơ sở vật chất. Với những con số trên đây, đem ra so sánh với nhiều quốc gia trên thế giới chúng ta có thể thấy Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được thực hiện quyền này. Chẳng hạn, trái ngược với con số 8.792 hội được Nhà nước bao cấp của Việt Nam thì ở Hy Lạp và Cộng hòa Síp…hội không được trợ cấp thường xuyên hay ở Bulgarie và Ai-len không cho phép hội được hoạt động thương mại…
Thế nhưng, “giới rận chủ” đang ra sức tuyên truyền xuyên tạc về quyền tự do lập hội ở Việt Nam, nhất là trong thời điểm bản dự thảo luật về hội sắp được Quốc Hội thông qua có những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các hội nhóm hợp pháp, đồng thời loại bỏ kẽ hở pháp lý mà kẻ xấu có thể lợi dụng để thành lập những hội nhóm có hoạt động gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Đơn cử trên Facebook cá nhân của mình “rận chủ” Đoan Trang đã chia sẻ: “…Theo Dự thảo được mô tả là “Luật siết cổ hội” này, mọi tổ chức xã hội dân sự đều phải “được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập, công nhận điều lệ và người đứng đầu”, “không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài trợ nước ngoài; trường hợp đặc biệt do chính phủ quy định”.
Riêng các tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản, gồm Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh Việt Nam thì lại… vô tư, vì Luật về Hội không áp dụng đối với đám này…”.
Phải nói với Đoan Trang rằng, bất kì một quốc gia nào trên thế giới có tồn tại những hội, nhóm thì đều có những quy định, ràng buộc, nhằm đảm bảo quyền lợi chung cho toàn thể công dân, đảm bảo hoạt động của các hội nhóm đi đúng hướng, tức là tuân theo định hướng chung, không đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, lợi ích của dân tộc. Thậm chỉ ở nhiều quốc gia để trở thành một tổ chức hội có tư cách pháp nhân và được nhận sự ưu đãi từ phía Nhà nước phải tuân theo những yêu cầu ngặt nghèo hơn trong việc đăng ký với cơ quan hữu quan của Chính phủ. Như: xác định mục đích hoạt động của hội, cơ cấu tổ chức của hội, số lượng hội viên, điều lệ, trụ sở, tài sản độc lập hay Các hội, tổ chức phi chính phủ có thể có tổ chức trực thuộc, tổ chức thành viên, chi nhánh. Các tổ chức trực thuộc, tổ chức thành viên có thể là một pháp nhân riêng được sở hữu tài sản, hoạt động theo nhiệm vụ của pháp nhân và bị kiểm soát bởi một hay nhiều pháp nhân khác. Chi nhánh hoạt động không có tư cách pháp nhân riêng biệt…
Còn bản chất cái mà Đoan Trang gọi là “tổ chức xã hộ dân sự” thực ra như nhiều người đã biết đó tập hợp những kẻ đội lốt dân chủ nhận tiền và sự chỉ đạo từ nước ngoài tiến hành kích động quần chúng biểu tình, gây rối an ninh trật tự với mục đích chống chính quyền nhân dân, viết bài tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, bôi nhọ hình ảnh lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam; cổ súy cho giá trị, lối sống của Mỹ và phương Tây; gặp gỡ, tiếp xúc với số nghị sĩ, dân biểu cực đoan nhằm xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam…vậy nên trong chia sẻ của mình Đoan Trang đã đề cập đến “nhận tài trợ nước ngoài” mặc nếu đúng bản chất của một tổ chức xã hội dân sự là tổ chức phi lợi nhuận. Dễ hiểu thôi, nếu không có tiền từ nước ngoài (chủ yếu là từ việc lừa gạt bà con hải ngoại như Lê Diễn Đức đã từng thổ lộ; từ những thế lực thù địch nước ngoài, những kẻ muốn Việt Nam trở thành Liên Xô, một Lybia, Syria thứ hai để dễ bề thâu tóm). Và đối với những tổ chức như vậy, thì tôi tin rằng không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều không cho phép thành lập.
Bàn về những tổ chức không chịu sự điều chỉnh của luật về hội mà theo Đoan Trang gọi là “Đám” như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Thực chất đây những tổ chức được Nhà nước thành lập trên cơ sở yêu cầu nguyện vọng và đại diện cho quyền lợi của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân, khác với những hội nhỏ lẻ được thành lập bởi một số ít cá nhân, và mặc dù không bị điều chỉnh bởi luật về Hội nhưng vẫn chịu sự giám chặt chẽ của của các cơ quan chức năng cũng như sự điều chỉnh của hàng trăm điều luật khác. Hiểu được cảm xúc những nhà “rận chủ” như Đoan Trang lúc này, rằng tới đây nếu luật về hội được thông qua thì sẽ khó “làm ăn hơn” nhưng cũng không nên có những từ ngữ “xúc phạm” nhiều người như vậy (theo cách gọi của Đoan Trang thì có thể hiểu là đám thầy tu, đám linh mục, đám nông dân…). Và nếu Đoan Trang vẫn “tôi cứ không tuân thủ”, vẫn vi phạm các quy định của pháp luật thì bản án dành cho cô ả chắc sẽ không nhẹ hơn những “rận chủ” như Nguyễn Hữu Vinh, Cấn Thị Thêu…bởi lẽ chúng ta chỉ tha thứ cho những người biết ăn năn hối cải.
No comments:
Post a Comment