Loa phường
FB Lê Văn Lực mới có bình phẩm khá sâu sắc, đầy triết lý về “cá” và “ao cá”: “Đất nước này ví như ao cá. Dĩ nhiên, nhân dân là cá. Bộ máy vận hành đất nước là những người nuôi cá (đồng thời, họ cũng là cá). Bầy cá sống khá tốt dù đôi khi chúng cãi cọ để khỏi tẻ nhạt, muộn phiền nếu quá thanh bình, yên ả.
Bỗng 1 hôm có kẻ đến rắc thính vào vũng nước đục. Vậy là lũ cá mắt lồi bu lại hít ngửi trầm trồ: Ơn anh như núi Thái Sơn. Không nhờ anh thì..
Chả biết thính kia chứa phụ gia, hoạt chất gì mà lắm con cá chu mõm hô ra chửi những người nuôi cá. Chả ai bận lòng tới lũ cá láu cá, cạn nghĩ & vô ơn. Họ tủm tỉm cười vì biết rõ động cơ, mục đích của kẻ rắc thính: Mày hả bưởi!”
Trong bầu trời toàn cầu hóa, hội nhập hóa này, việc tồn tại nhiều xung đột lợi ích giữa các quốc gia với nhau là bình thường, lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu để đánh giá chính khách và chính phủ nào đó có “vì dân, vì nước” mình không, bất chấp gây thiệt hại cho người dân, đất nước khác. Trong bình diện quốc gia thì càng không tránh khỏi, giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các “nhóm lợi ích” bị xung đột, quan trọng là ranh giới pháp luật chớ có vượt qua.
Việt Nam là đất nước có nhà mặt tiền ở ngay ngã ba Đông Dương, con đường giao thông huyết mạch kinh tế thế giới, tất nhiều anh lớn muốn thao túng, bởi vậy nó gánh chịu số phận long đong trong chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ khi Đảng CSVN lãnh đạo dân tộc, quy tụ sức mạnh nội sinh và huy động được ngoại sinh giúp giải phóng, thống nhất đất nước. Sự hòa bình, yên ổn từ 1975 đến nay được xem là giai đoạn hiếm hoi trong chiều dài lịch sử đau thương. Tuy nhiên, khi hòa bình, yên ổn cũng là lúc con người ta chỉ còn quan tâm đến lợi ích kinh tế và hưởng thụ mà rất nhanh quên đi những bài học lịch sử đau thương. Môi trường sống (tức “ao cá”) tưởng như rất đỗi bình yên, chỉ có bài toán lợi ích này khiến người ta dễ dàng chấp nhận, xuê xoa cho mọi ranh giới chính tà, miễn có cái lợi nhìn thấy được, bất chấp nguy cơ “phụ thuộc” hay “mất chủ quyền dân tộc” luôn thường trực và ngày càng tinh vi, đẳng cấp hơn các cuộc xâm lược thực dân truyền thống rất nhiều.
Bởi vậy giáo dục và truyền thụ lịch sử đấu tranh giành, giữ đọc lập cho thế hệ F2, F3, …và Fn nếu “ao cá” còn may mắn hưởng sự yên bình này rất quan trọng, ngày càng có tính sống còn với dân tộc. Chỉ có tăng cường sức đề kháng cho các con cá, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì ao cá mới có cơ may yên bình là vậy.
No comments:
Post a Comment