Chiềng Chạ
Chân dung Hà Sỹ Phu (Nguồn: internet).
Viết về một thành viên trong hội nhóm "Thân hữu Đà Lạt" - ông Hà Sỹ Phu, "ông trùm” chuyên “chăn dắt dân oan” Mai Xuân Dũng (Dũng Mai) viết: "Nếu chỉ biết về bác qua các bài viết và gặp mặt vài lần sẽ không hiểu hết, thấy hết về một Nhân cách lớn này. Qua một lần sơ xuất của mình mới thấy bác ứng xử với sơ xuất đó thật thông minh Nhân hậu và đầy hiểu biết".
Viết về một thành viên trong hội nhóm "Thân hữu Đà Lạt" - ông Hà Sỹ Phu, "ông trùm” chuyên “chăn dắt dân oan” Mai Xuân Dũng (Dũng Mai) viết: "Nếu chỉ biết về bác qua các bài viết và gặp mặt vài lần sẽ không hiểu hết, thấy hết về một Nhân cách lớn này. Qua một lần sơ xuất của mình mới thấy bác ứng xử với sơ xuất đó thật thông minh Nhân hậu và đầy hiểu biết".
Ở đây, với cách diễn đạt kiểu úp - mở này nên thật khó để hiểu tường tận, cụ thể về điều "sơ suất" khiến Dũng Mai ấn tượng và cảm phục "nhân cách" của ông Hà Sỹ Phu. Song theo dõi Stt này của Dũng Mai tôi thực sự ấn tượng với một câu hỏi được Ngoc Nhi Nguyen đặt ra sạu đó: "Thế sao bác ấy lại gần hết đời người tin theo và phục vụ cho cộng sản?".
Và trước khi chính thức đi vào điều ấn tượng trên, xin được cung cấp để những ai quan tâm có cơ hội, điều kiện nhìn rõ hơn về ông Hà Sỹ Phu - một con người mà đúng như Ngoc Nhi Nguyen nói "gần hết đời người tin theo và phục vụ cho cộng sản". Theo thông tin từ Wikipedia: "Ông Hà Sỹ Phu tên thật là Nguyễn Xuân Tụ, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1940 tại Thuận Thành, Bắc Ninh là một nhà khoa học tự nhiên và là nhà văn. Sau khi lấy tú tài vào năm 1958, ông làm giáo viên phổ thông rồi tiếp tục học đại học. Tốt nghiệp đại học ngành Sinh Học năm 1965 rồi làm giảng viên Đại học Dược Khoa Hà Nội và nghiên cứu ở Viện Dược Liệu Hà Nội. Năm 1979 ông sang Tiệp khắc học, bảo vệ bằng phó tiến sĩ tại Praha, năm 1982 về ngành Sinh Học Tế Bào. Sau đó ông về nước giữ chức vụ Viện Phó Phân Viện Đà Lạt của Viện Khoa Học Việt Nam, về hưu năm 1993". Từ sau năm 1993, "ông Hà Sỹ Phu bắt đầu tham gia Hội Văn Nghệ Lâm Đồng Đà lạt năm 1987, là cộng tác viên của tạp chí Langbian từ năm 1988".
Quay trở lại với câu hỏi Ngoc Nhi Nguyen. Theo cách hiểu của Mai Xuân Dũng (Dũng Mai), điểm mạnh của ông Hà Sỹ Phu là sự thông minh, lòng nhân hậu và hiểu biết. Với những cương vị ông đã trải qua trước thời điểm năm 1993 thì phải thừa nhận rằng ông Phu là người có trình độ; và tư duy của một nhà khoa học thừa sức chỉ cho ông biết cần phải ứng xử như thế nào trước thời cuộc. Nói như thế để biết được việc ông Phu tin theo và phục vụ cho Cộng sản không đơn thuần là chuyện trào lưu mà đó là kết quả của quá trình nhận thức
của tư duy từ chính bản thân ông. Bằng chứng rõ ràng nhất là trước thời điểm năm 1993 (cái thời điểm mà bất cứ ai ở Việt Nam cũng đã nhận thức được việc nên hay không nên duy trì cơ chế kinh tế cũ và những hậu quả đi liền của chúng) ông Phu không có bất cứ sự phản ứng nào đối với chế độ, xã hội ông đang phục vụ. Tất cả chỉ xảy ra sau thời điểm ông Phu chính thức nghỉ hưu và khi vây bủa xung quanh ông là những kẻ có tư tưởng xét lại và cổ súy cho trào lưu "phủ nhận quá khứ". Nhà thờ Bùi Minh Quốc là một trong những kẻ như thế!
Cho nên, khách quan mà nói thì nguyên nhân khiến ông Hà Sỹ Phu có sự bất nhất trước - sau về quan điểm, thái độ có sự tác động rất lớn những yếu tố bên ngoài. Ông thay đổi bởi ông bị tiêm nhiễm từ những luồng tư tưởng xấu từ những người xung quanh.
Có một điều tôi muốn nói đến với tư cách là nguyên nhân khiến ông Phu thay đổi tư tưởng, thái độ theo chiều hướng xấu đó chính là vấn đề tuổi tác. Khi theo và phục vụ chế độ cộng sản, ông Phu có cả sự minh mẫn của trí tuệ và khỏe mạnh của thể chất. Nhưng khi đã về hưu thì (1) trong (2) yếu tố đã thay đổi! Sự suy giảm về sức khỏe thể trạng cùng những sức ì nhất định đã biến một người từng rất mẫn tiệp về suy nghĩ biến thành một kẻ cam chịu và tự chấp nhận những điều đang vây bủa quanh mình! Hiểu như thế để thấy rằng, ông Hà Sỹ Phu hết sức đáng thương và điều mà Ngoc Nhi Nguyen quan tâm chính là nỗi đau mà sau rất nhiều năm ông Phu chưa thể hóa giải nổi!
No comments:
Post a Comment