2016/03/06

Nhận Rõ Trò Gạ Gẫm Muốn Tưởng Nhớ Tên Gián Điệp Đắc Lộ

SDBP

LTS: Bài phản hồi sau đây nhằm vạch rõ âm mưu của một nhóm người định đưa tên tuổi của nhà truyền giáo và gián điệp lên hàng danh nhân để tưởng nhớ (xem phần Phụ Lục). Vấn đề ông Đắc Lộ (tức Alexandre De Rhodes) đã được chúng tôi đem ra đối thoại bút chiến với đầy đủ tài liệu bất khả phủ bác. Tại sao số người này lại lo lắng và "ái mộ" một người ngoại quốc đến độ phải lặn lội đi tìm cái mả của tên tội đồ của dân Việt Nam, rồi viết bài ca ngợi. Họ giả bộ như không biết gì đến những hành động của người ngoại nhân này đã dẫm chân lên đất nước ta, chà đạp văn hóa, tôn giáo cổ truyền, làm gián điệp, vân vân,... Nhóm người này là ai? Bài viết ở phần Phụ Lục đã được công bố trên nhiều diễn đàn. Trong thư phản hồi, tác giả SDBP chỉ góp nhặt dẫn chứng mỗi nơi một ít để có thể tóm gọn các vấn đề để bạn đọc dễ nắm bắt. Xin mời theo dõi. (SH)

On Feb 27, 2016, at 1:17 AM, SDBPwrote:
Kính thưa anh ĐKT
Đắc Lộ hay các tay thừa sai sáng chế ra chữ để phát âm tiếng Việt cho dễ, thực tế để truyền bá đạo Da Tô mà thôi.
Các quốc gia như Nhật, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn quốc, Pakistan, Thái Lan đâu cần xử dụng mẫu tự La Tinh đâu mà họ là những cường quốc kinh tế, bằng chứng là tại nước Nhật, các cửa hiệu đâu cần ghi thêm tiếng Anh, tiếng Pháp mà income/người bình quân đứng vào hàng số một châu Á, và hàng thứ hai thế giới.
Để có được chữ Việt kiểu này, dân tộc Việt Nam đã trả giá quá đắt, làm nô lệ cho Tây gần trăm năm, nhân công rẻ mạt, đất đai do thực dân khai thác....
Mời quý vị đọc những trích đoạn sau đây:
Cũng vẫn nhiều người rêu rao lên rằng“Tại sao vua tôi nhà Nguyễn lại kỳ thị, giết chóc các cốđạo, giáo dân?” Thì đây là câu trả lời: Lấy danh nghĩa đi giảng đạo lý Ki-Tô:
Charles Gosselin, một tên sĩ quan Pháp đã viết trong cuốn Đế-quốc An-Nam như sau: “Các cha đạo thực ra là cái cớ để chúng ta ra tay hành động với nước Nam …. nước Anh địch thủ của chúng ta đã nhanh chóng phát triển ở Viễn-Đông buộc chúng ta phải đặt chân vào vùng biển Trung-Hoa……. Nước Nam đã giúp chúng ta có cơ hội đó. Việc họ giết các giáo sĩ người Pháp đã cho chúng ta cái cớ để can thiệp….” (Trần-đức-Minh, Một Thời Nhiễu Nhương 1945-1975, tr 53).
tác giả Bạch Hạc Trần Đức Minh. Ảnh generalhieu.com
....................................................
Đó là cái văn minh của một dân tộc đã hấp thụ một nền giáo lý từ đâu? Có người nói rằng“chiếc áo đen đi trước, súng cà-nông theo sau.” Rỏ ràng bằng chứng rành rành: “Giáo sĩ Đắc-Lộ (Alexandre de Rhodes) sau hơn 20 năm truyền giáo ở nước ta đã đưa ra nhận xét:”Đây là một vị trí cần phải chiếm lấy, và chiếm được vị trí này thì thương nhân Châu Âu sẽ tìm được nguồn lợi nhuận và tài nguyên dồi dào”. (Nguyễn phan Quang, Lịch sử Việt-Nam 1427-1858, nhà xuất bản Giáo Dục Tp. HCM, quyền 2, tập 2, trang 210; Trích từ sách của Bạch Hạc Trần-đức-Minh, sđd, tr. 11).
Cũng Alexandre de Rhodes:
“Tôi tin rằng vì nước Pháp ngoan đạo nhất trong tất cả các vương quốc nên sẽ cung cấp cho tôi nhiều quân lính để đi chinh phục toàn thể Đông Phương …”(Helen B. Lamb: Vietnam’s Will to Live, 1985, trang 38 và 39).
Helen B.  Lamb: Vietnam Will to Live
Các bác hãy nghe Đô-đốc Page và cũng là lời khẳng định của Giám Mục Puginier:"Si sans les missionaires et les chrétiens, écrit Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassetoutes les pattes." Bác Bửu-Biền (tác giả cuốn TÔN GIÁO CHIẾN TRANH HÒA BÌNH) dịch: "Nếu không có các thừa sai và giáo dân, thì người Pháp khác nào như những con cua gãy càng." Đoạn văn này được trích từ cuốn "Catholicisme et la sociétes Asiatiques" của hai tác giả Alain Forrest & Yoshiharu Tsuboi. Bùi-Kha và Trần-Chung-Ngọc, Linh Mục Trần-Lục: Thực Chất Con Người & Sự Nghiệp(Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999), tr. 27. Trần-Chung-Ngọc, Công-Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999, tr. 399.)
Toàn bộ những bằng chứng lịch sử trên có đủ để trả lời cho những thắc mắc về việc Vua tôi nhà Nguyễn giết các cố đạo, giáo dân, hay sự làm ơn của Alexandre de Rhodes chưa, thưa các bác? Hay là các bác cần có thêm những tài liệu nữa? Nhiều lắm! Số giáo dân và giáo sĩ bị giết dưới triều Nguyễn, e không thấm vào đâu so với 250 triệu người bị giết bởi La-Mã từ thời Trung-cổ. (Lloyd M. Graham, trong Deceptions and Myths of the Bible (Secausus, N.J: Carol Publishing Group, 1999, page 464) số nạn nhân bị giết bởi giáo hội La-Mã là 250 triệu người).
Deceptions and Myths of the Bible
...........................................................
Nếu các bác đọc cuốn Lịch Sử Văn Minh Ấn-Độ trong bộ The Story of Civilisation, sẽ thấy Will Durant đã mỉa mai: “… Bồ-Đào-Nha phái một hạm đội tới truyền bá Kitô giáo và gây chiến ở Ấn. Thế kỷ XVII người Hòa-Lan tới đuổi người Bồ-Đào-Nha đi. Thế kỷ XVIII, Pháp và Anh tới đuổi người Hòa-Lan đi. HỌ GIAO CHIẾN VỚI NHAU KỊCH LỆT ĐỂ XEM CHÚA CHO BÊN NÀO ĐƯỢC CÁI VINH DỰ KHAI HÓA ẤN-ĐỘ VÀ…. BẮT NGƯỜI ẤN NỘP THUẾ.” (Will Durant, The Story of Civilisation, Lịch Sử Văn Minh Ấn-Độ, Nguyễn-hiến-Lê dịch, trang 484.)
The Story of Civilisation
...................................................................
Tại sao họ phải phá chùa mà xây nhà thờ như vậy?
Theo lá thư đề ngày 6-5-1887 của Giám-mục Puginier gửi Bộ Trưởng Hải Quân và Thuộc Địa Pháp: “J'affirme que du moment où le Tonkin deviendra Chrétien, il deviendra aussi la petite France de L' Extreme-Orient, absolument comme les iles Philippines sont une petite Espagne." Bác Bửu-Biền dịch: Tôi khẳng định rằng ngày nào mà Bắc Kỳ (Tonkin) biến thành một xứ Thiên Chúa giáo thì nó sẽ trở thành một nước Pháp Bé Nhỏ ở Viễn Đông (Extrême - Orient), giống hệt như Phi Luât Tân (Philippines), một nước Tây Ban Nha Nhỏ.”(Nguyễn-Kha & Trần-Chung-Ngọc, Nguyễn-Trường-Tộ: Thực Chất Con Người & Di Thảo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1998), tr 126.)
Nguyễn Trường Tộ
____________
Ghi chú:
-Bạch hạc Trần-Đức-Minh, cựu đại-tá quân-lực VNCH, chỉ huy tưởng trường Bộ Binh Thủ-Đức trước năm 75: Một Thời Nhiễu Nhương 1945-1975.
-Trần-Đình-Sơn: Tãn mạn Phú-Xuân II.
-W.W. Howitt: Colonisationi Christianity (Londre 1938)
-René Dumont: L’Afric du noire est mal partie…Ed du Seuil, 1652.
-Alan Paton: Pleure oh Pays Bien Aimé, Ed. Albin Michel, 1950/Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu, Nguyễn-hiến-Lê dịch.
-Karnow Stanley: Vietnam A History, Ed. Viking Press, Newyork, 1983.
-Michael Maclear: Vietnam A Complete Photographic History, 1981.
-Giáo-sĩ Peter de Rosa: Vicars of Christ, New York: Crown Publishers, Inc., 1988, hay Dublin, Ireland: Pooleg Press Ltd., 2000
-France Mangin: Viện Viễn-Đông Bác Cổ Pháp.
-Linh-mục Trần-Tam-Tỉnh: Thập Giá Và Lưỡi Gươm.
-Linh mục Giuse Nguyễn-văn-Hội: Tìm hiểu về Đức Mẹ La-Vang, 1994,
-Nguyễn phan Quang: Lịch sử Việt-Nam 1427-1858.
-Alain Forrest & Yoshiharu Tsuboi: Catholicisme et la sociétes Asiatiques.
-Bùi-Kha và Trần-Chung-Ngọc:Linh Mục Trần-Lục, Thực Chất Con Người & Sự Nghiệp (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999).
-Trần-Chung-Ngọc: Công-Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999).
-Nguyễn-Kha & Trần-Chung-Ngọc: Nguyễn-Trường-Tộ, Thực Chất Con Người & Di Thảo (Garden Grove, CA, Giao Điểm, 1998).
-Trần-văn-Đôn: Nhân Chứng Lịch Sử.
-Nguyễn-chánh-Thi: Việt-Nam Một Trời Tâm Sự.
-Hoàng-Ngọc-Thanh & Thân-thị-Nhân-Đức: Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm.
- William J. Lederer: Our Own Worst Enemy, New York, W.W Norton & Company Inc. 1968.
-André Masson: The Transformation of Hanoi 1873-1888, Madison, 1983.
-Testeron et Percheron:L’indochine Moderne, 1931.
-Vương-Hồng-Sển: Sài-gòn năm xưa.
-Nguyễn-tường-Thiết: Nhất-Linh Cha Tôi, Văn Mới, 2006.
-Nguyễn-Trân: Công và Tội, 1992.
-Bửu-Biền, cựu giáo sư toán trung-học Miền Nam Việt-Nam, bào đệ Hoàng thân Bửu-Lộc, cựu Thủ-tướng thời Vua Bảo-Đại: Tôn Giáo - Chiến Tranh - Hòa Bình (La religion - La guerre - La Paix), Ông Trời trong thi ca Việt-Nam.

https://lh4.googleusercontent.com/-dsy5YAg5GDc/SbNs3fC_MCI/AAAAAAAABgM/KNsXZBAcRkY/s128/DSCN4168.JPG
Sơn Dã Bần Phu
Lake Elsinore, Cali.

Phụ Lục
Bài gửi ra các diễn đàn thư nhóm.
2016-02-17 21:29 GMT-08:00 TKĐ :
---------- Forwarded message ----------
From: Tstt
Date: Wednesday, February 17, 2016
Subject: Fwd: Sau 351 năm mới gặp ngôi mộ người đã khai sinh ra những mẫu tự Việt Nam
​FYI​
Sau 351 năm mới gặp ngôi mộ người đã khai sinh ra những mẫu tự Việt Nam
Văn Khang/ Văn Khố Ức Trai / Đại Học Chiến Tranh Chính Trị VNCH
nhóm tìm mộ Alex
Nhóm tìm kiếm chụp trước mộ Cha Đắc Lộ tại Iran | Cha Đắc Lộ 1591 - 1660
Kỷ niệm 354 năm qua đời của linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ), Người đã khai sinh ra chữ Việt cho chúng ta đang sử dụng .
Xin cám ơn Người đã cho chúng ta biết được những mặt chữ tiếng Việt và từ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của giặc Tàu nữa .
Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".
Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.
Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.
Với hy vọng có thể tìm được nơi linh mục trở về với cát bụi, chúng tôi, đoàn Việt Nam đang công tác tại Iran đã đến Isfahan – thành phố cổ cách Teheran 350 km về phía Nam. Đó là một ngày đầu năm 2011, một tuần sau lễ Giáng sinh.
Quảng trường Naghsh-i Jahan của Isfahan là một trong những quảng trường lớn nhất địa cầu với kiến trúc tiêu biểu Hồi giáo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Tại thành phố này, Alexandre de Rhodes đã sống những năm cuối đời. Mặc dù trước đó, phần đời chính của ông là ở Việt Nam.
Chúng tôi đến Isfahan vào một ngày mùa đông se lạnh nhưng tràn ánh nắng. Hỏi đường đến một nhà thờ Công giáo nào đó, chúng tôi được người dân chỉ dẫn tận tình. Điểm chúng tôi đến là nhà thờ Vank, nhà thờ thiên chúa lớn nhất Isfahan.
Qua giây phút ngạc nhiên trước đoàn khách Việt Nam, cha xứ nhà thờ nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi "hồ hởi " . Trước nay, hiếm có du khách Á đông nào, nhất là từ Việt Nam xa xôi tới nơi đây. Ông nhiệt tình dẫn chúng tôi đi " tham quan " và nói về lịch sử nhà thờ.
Nằm trong thế giới Hồi giáo, nhà thờ có kiến trúc bề ngoài đặc trưng Hồi giáo, nhưng vào bên trong, với các tranh và tượng Thánh đầy ắp khắp các bức tường, cứ ngỡ như đang ở một nhà thờ nào đó ở Roma hay Paris.
Cha xứ càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi hỏi về giáo sĩ Alexandre de Rhodes – người đã mất cách đây hơn 350 năm. Nhà thờ Vank có một thư viện lớn, lưu trữ nhiều tư liệu quý giá. Cha xứ nói người vào thư viện tìm kiếm. Lát sau, một thanh niên to khỏe khệ nệ mang ra một cuốn sổ dày cộp, to chừng nửa cái bàn, bìa bọc da nâu ghi chép về các giáo sĩ đã làm việc và mất tại đây. Ngạc nhiên và vui mừng tột độ, cha và chúng tôi tìm thấy dòng chữ ghi Alexandre de Rhodes mất năm 1660.
Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, chính tại nhà thờ Vank này, cha Đắc Lộ đã sống và làm việc những năm cuối đời. Chúng tôi hỏi: “Thưa cha, liệu có thể tìm thấy mộ của Alexandre de Rhodes ở đâu không?”.
Cha xứ tận tình chỉ đường cho đoàn khách đặc biệt tới Nghĩa trang Công giáo ở ngoại ô thành phố.
Nghĩa trang nằm dưới chân đồi. Các ngôi mộ nằm êm mát dưới tán rừng thông, tùng, bách mênh mông, vắng lặng. Lạ một điều, nghĩa trang Công giáo nhưng không thấy một cây thánh giá nào.
Chia nhau đi các ngả tìm kiếm, lần mò hồi lâu, chúng tôi reo lên khi thấy ngôi mộ có ghi rõ tên Alexandre de Rhodes. Mộ ông nằm bên cạnh hai ngôi mộ khác thành một cụm ba ngôi. Gọi là mộ, nhưng không đắp nổi như ở Việt Nam. Đó chỉ là tảng đá lớn nằm nghiêng nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất. Dù đã trải qua mưa nắng, biến động cuộc đời hơn ba thế kỷ, chữ khắc trên tảng đá còn khá rõ nét.
Trong ánh nắng ban trưa, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước ngôi mộ, ai cũng thấy dâng lên trong lòng mình những cảm xúc bâng khuâng khó tả. 
Văn Khang

No comments: