TS.BS Trần Bá Thoại UVBCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM
Ngày 30/6, Chính phủ chính thức công bố Formosa là thủ phạm gây ô nhiễm nguồn nước biển gây cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Cyanua (CN) là một trong ba chất độc bị nêu tên gây ô nhiễm nước biển: Phenol, Hydroxide sắt và Cyanua.
Bài viết cung cấp một số thông tin khoa học về chất độc cyanua này…
Tổng quan
Cyanua
theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu “xanh”, chất axít xanh. Axít
cyanhydric và các muối hòa tan của nó là chất cực độc, liều chết người
LD100 dưới 50 mg.
Từ
xa xưa, cyanua đã được xử dụng làm thuốc độc giết người: phát xít Đức
đã dùng hơi cyanua trong các trại tập trung, nhưng sau đó nhiều nhân vật
phát xít lại dùng chính cyanua để tự tử như Rommel, Goering và nghe đâu
cả Eva Braun cùng với Hitler !!!. Nhiều thám tử khi bị lộ thường nuốt
viên nang cyanua để tự tử..
Cyanua
là loại hóa chất cực độc, được hấp thu rất nhanh vào cơ thể, ức chế
nhanh, mạnh lên chuỗi hô hấp tế bào (cytocrom oxidase). Do đó, nhiễm độc
cyanua khiến cơ thể không trao đổi oxy được, “nghẹt thở trên cạn”, gây
tử vong nhanh chóng. Vì thế, để cứu sống bệnh nhân cần phải xử trí
nhanh, tích cực, phải hỗ trợ hô hấp và cho thuốc giải độc đặc hiệu
(antidote) ngay.
Những nguồn cyanua gây độc cho người
Con người có thể phơi nhiễm cyanua từ ba nguồn:
1.
Trong các cyanogenic glycosides thực vật. Đây là nguyên nhân hay gặp
trong y khoa, khi bệnh nhân ăn củ sắn, măng tươi, hạt quả đào, mơ, mận,
hạnh nhân đắng…. Các cyanogenic glycoside trong các thức ăn này không
độc, nhưng khi vào cơ thể sẽ sẽ bị enzyme β-gluconidase của vi khuẩn
đường ruột thủy phân thành glucose, aldehyde và axit cyanhydric (HCN)
gây độc cho người.
2.
Các gốc cyanua trong công nghiệp như hydrocyanua (HCN), muối của cyanua
(NaCN, KCN, CaCN, MgCN), các cyanogen và hợp chất có chứa cyanide
(cyanogen bromide, cyanogen chloride, cyanogen iodide), được sử dụng để:
mạ vàng, bạc, đồng; khai thác vàng sa khoáng; sản xuất các chất màu,
sơn, thuốc vẽ, nhuộm…và sản xuất thuốc trừ sâu.
3. Con người còn có thể nhiễm độc do một ít cyanua hiện diện trong khói của các đám cháy.
Cyanua gây độc thế nào?
Các
gốc cyanide được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc, đường
hô hấp, sau đó được phân bố nhanh vào cơ thể, 60% gắn với protein và
theo máu lưu hành đến khắp cơ quan.
Cyanua
có ái lực cao với Fe2+, vào cơ thể cyanua sẽ gắn kết chặt “không thể
hồi phục” với gốc sắt nhị Fe++của men cytochrom oxidase trong “chuỗi hô
hấp vàng” Warburg; cytochrom oxidase là nơi chủ chốt để trao đổi oxy
cho cơ thể, cho nên khi enzyme cytochrom oxidase này bị khóa lại, cơ thể
không hô hấp được và sẽ bị “ngạt” dù vẫn có đầy đủ dưỡng khí oxy !!!!
Liều chết của cyanua khá thấp, khoảng 0,5 mg/kg thể trọng, một người lớn liều chết dưới 50 mg.
Các dấu hiệu để chẩn đoán
Khi
nhiễm độc cyanua, đầu tiên có cảm giác nóng lưỡi, họng, đau đầu, chóng
mặt, kích thích, đau bụng, buồn nôn, thở nhanh sâu. Nếu không được điều
trị cấp cứu bệnh sẽ chuyển nặng hơn với rối loạn ý thức, hôn mê, co
giật, ngừng hô hấp tuần hoàn. Tử vong có thể xảy ra vài phút ngay sau
ăn. Nhưng nếu được điều trị sớm, tích cực, kịp thời thì có thể hồi phục
mà không để lại di chứng.
Da
lúc đầu có màu đỏ như quả anh đào, sau đó chuyển màu tím. Thận suy
thận, do tiêu cơ vân. Gan các tế bào bị hoại tử nhanh chóng.
Khi
nghi ngờ nhiễm độc cyanua cần làm ngay các xét nghiệm sinh hoa máu như:
Khí máu động mạch có toan chuyển hóa, Nồng độ lactat máu (thường tăng
> 10 mmol/L) và Nồng độ cyanide máu: từ 0,5-1mg/L gây nhịp nhanh, đỏ
da, nồng độ từ 1-2,5 mg/L gây u ám, từ 2,5-3 mg/L gây hôn mê, nồng độ
>3mg/L gây tử vong.
Điều trị nhiễm độc cyanua
Ngộ
độc cyanua có thể gây tử vong nhanh chóng vì nó ức chế chuỗi hô hấp tế
bào. Cần khám đánh giá và điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị nhằm hai
khâu chủ chốt là Hồi sức hô hấp đảm bảo chức năng sống và Thải độc
cyanua.
Để thải độc cyanua cần:
1. Loại bỏ chất độc bằng Súc rửa dạ dày nếu bệnh nhân đến sớm trước 1 giờ. Uống than hoạt: uống 1g/kg và
2.
Giải độc cyanua bằng cơ chế chuyển hóa và trung hòa như: (1) Dùng
hydroxocobalamin (vitamin B12 a) liều cao, hydroxocobalamin sẽ kết hợp
với gốc cyanide tạo thành cyanocobalamin (vitamin B12 b) không độc, có
thể thải ra nước tiểu ra ngoài; (2) Dùng amyl nitrit, muối nitrite hay
xanh methylene, để biến đổi hemoglobin (Hb) thành methemoglobin (Met
Hb), chất methemoglobin có ái lực với gốc cyanua cao sẽ cạnh tranh lấy
gốc này đang gắn với cytochrome và giải phóng chuỗi hô hấp tế bào hoạt
động bình thường trở lại và (3) Dùng thiosulfate sẽ giải phóng gốc lưu
huỳnh (sulfur), gốc lưu huỳnh này sẽ kết hợp với gốc cyanide thành
thiocyanate, tan trong nước và được đào thải ra nước tiểu.
Đôi điều bàn luận
Ngộ
độc cyanua có thể gây tử vong nhanh chóng vì nó ức chế chuỗi hô hấp tế
bào. Nhưng nếu được khám đánh giá và điều trị sớm thì khả năng hồi phục
hoàn toàn rất cao.
Tuy
cyanua rất độc, nhưng may mắn là nó lại dễ bị phân hủy bởi nhiều tác
nhân lý hóa, trong đó việc oxy hóa với những hóa chất thông thường như
clo, nước oxy già, phóc môn, thuốc tím…và ngay cả với oxy trong khí
trời.
Cyanua
trong thực phẩm dễ dàng bị phá hủy bởi nhiệt độ, đun sôi trong 20 phút
đã giảm gần 70 phần trăm, dễ bốc hơi bay đi hay được rửa sạch bằng nước.
Các thực phẩm có chứa cyanua nếu được chế biến kỹ như luộc sôi nhiệt độ
cao, thời gian đun sôi kéo dài, thái thực phẩm ra lát mỏng đem phơi
khô, ngâm ủ kỹ…gần như có thể loại bỏ hoàn toàn chất độc chết người này.
Ngay
cả khi khai thác, bóc tách vàng sa khoáng bằng cyanua xong, nếu chúng
ta xử lý chất thải kỹ hoặc tái sinh để quay vòng công nghệ thì việc ô
nhiễm môi trường và gây ngộ độc hầu như không thể xảy ra.
Câu kết luận là: Nếu lưu tâm để ý chúng ta hoàn toàn tránh được và tránh dễ dàng các ca chết thảm vì ngộ độc cyanua !
No comments:
Post a Comment