2016/07/22

PHÓNG VIÊN BÁO LAO ĐỘNG BỊ HÀNH HUNG VÀ CÂU CHUYỆN QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP

Khoai@ 

Đánh người là không được rồi, mà đánh phóng viên lại càng không được nhé.

Báo Lao Động vừa loan tin, trong vụ 145 tấn chất thải Formosa ra Phú Thọ: Phóng viên Báo Lao Động bị hành hung khi tác nghiệp.

Không biết thực hư thế nào, nhưng đánh phóng viên là không chấp nhận được.

http://laodong.com.vn/thoi-su/bao-ve-cong-ty-nghi-xu-ly-chat-thai-cho-formosa-hanh-hung-phong-vien-575463.bld

Tôi thì tin là các anh chị phóng viên bị đánh thật, nhưng tôi băn khoăn, chẳng lẽ tự dưng người ta đánh mình.

Hay các anh chị không có thẻ nhà báo? Hay xâm nhập bất hợp pháp và khu vực của nhà máy, rồi không xuất trình được giấy tờ tùy thân? Hay là cơ quan không cử các anh chị đi và không có kế hoạch bảo vệ anh chị? Hay thái độ của anh các anh các chị có vấn đề?

Những câu hỏi đó là vấn đề quy trình tác nghiệp của phóng viên.

Nhiều phóng viên tác nghiệp không chấp hành quy trình, đó là một thực tế. Chỉ khi có vụ việc xảy ra, họ mới nháo nhác chạy để hoàn thiện.

Theo Luật Báo chí thì hiện nay phóng viên tác nghiệp chỉ cần thẻ Nhà báo là có thể tác nghiệp được. Tuy nhiên, để việc tác nghiệp được khách quan thì phóng viên nên có giấy giới thiệu của cơ quan nữa. Nó giống như điều tra viên hoặc luật sư khi làm việc, ngoài thẻ Công an, luật sư cũng cần phải xuất trình thêm giấy giới thiệu của cơ quan mình.

Tôi không chắc cơ quan báo chí của các anh chị có kế hoạch cử các anh chị đi tác nghiệp tại công ty này hay không, có kế hoạch bảo vệ phóng viên không, và các anh chị đã liên hệ với những cơ quan có trách nhiệm để bảo vệ quyền tác nghiệp của mình hay không. 

Nhiều anh chị phóng viên "đi làm" các vụ việc nóng bỏng thường hay lẳng lặng thu thập thông tin, tích cóp bằng chứng rồi lên nháp, sau đó mới vào gặp khổ chủ. Để làm gì thì chỉ các anh chị mới biết. Làm thế là sai các anh chị ạ. 

Thực tiễn cho thấy, một số cơ quan có quy định riêng để phóng viên tác nghiệp. Các đơn vị, cá nhân khi đến liên hệ công tác cũng phải tôn trọng những quy định đó nếu nó không trái với các quy định của pháp luật. Ví dụ, phóng viên muốn vào tham dự để đưa tin về vụ án liên quan đến an ninh quốc gia dứt khoát phải được sự đồng ý của lãnh đạo tòa án hoặc chủ tọa phiên tòa. Muốn vào cơ quan nào đó thì dứt khoát phải được sự đồng của lãnh đạo cơ quan đó.

Tôi biết, nghề báo là nghề đặc thù, vất vả, mạo hiểm và đầy rủi ro chỉ sau công an và biên phòng. Để có một tác phẩm báo chí hay, giá trị tư tưởng tốt, đòi hỏi sự dũng cảm, xả thân của những người làm nghề. Chính vì thế, chuyện nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp cũng là chuyện không hiếm, nhất là ở những vụ việc nhạy cảm. Cho đến thời điểm này, cơ chế bảo vệ nhà báo, phóng viên đã có trong Luật Báo chí hiện hành. Những quy định này đã khá rõ ràng: "Nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật". 

Thực tế, việc né tránh, từ chối, bất hợp tác hay thậm chí hành hung nhà báo đôi khi xuất phát từ chính cách tác nghiệp phiền nhiễu, hung hăng của phóng viên và đương nhiên họ không nhận được sự hợp tác hay ủng hộ của người dân. Do vậy, để tự bảo vệ mình, phóng viên cần tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng những người thực thi nhiệm vụ, rất không nên tỏ ra ta là người có quyền lực, muốn làm gì cũng được.

No comments: