2016/07/13

Lí do Việt Nam chỉ hoan nghênh phán quyết của PCA

Mẹ Đốp




Khi có phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế về đơn khởi kiện Trung Quốc của Philippines, giới truyền thông như lên đồng vì hân hoan. Đã có những câu hỏi đặt lại xung quanh sự im lặng, dè dặt của Việt Nam về vụ việc này thời gian qua dù Việt Nam là một bên có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông nói chung và trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng.  
Để hiểu thêm về nguyên nhân của sự dè dặt có lí do và có tính toán của giới chức Việt Nam trước phán quyết của PCA và lí do Việt Nam không đâm đơn khởi kiện Trung Quốc giống như cái cách mà Philippin đã làm, Mõ xin được mạn đàm đôi điều như sau: 


1. Trước khi tòa phán quyết.

"Tòa án Trọng tài thường trực" với tên viết tắt là PCA (Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại La Hay, Hà Lan. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hoàn toàn bản chất cũng như cơ chế vận hành, lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức này. Theo Wikipedia: "Tòa được thành lập năm 1899 tại Hội nghị Hòa bình Hague đầu tiên với sự ra đời Các công ước Den Haag 1899 và 1907. PCA thật ra không phải là một tòa án theo đúng nghĩa, nó là một cơ sở quản lý, không có quyền quyết định trực tiếpNó chỉ có chức năng khuyến khích việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các quốc gia, tổ chức nhà nước, các tổ chức liên chính phủ, và các bên tư nhân bằng cách hỗ trợ trong việc thành lập các tòa án trọng tài và tạo thuận lợi cho công việc của họ". 

Tòa PCA khác với Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ, International Court of Justice), mặc dù hai tổ chức này đều có trụ sở đặt tại Cung điện Hòa bình ở La Hay, Hà Lan.

Với tính chất được chỉ ra thì PCA chỉ có thể đưa ra các phán quyết mà không có bất cứ chế tài có tính bắt buộc thực hiện nào. Phán quyết của PCA vì thế chỉ có thể thực thi phán quyết khi tất cả các nước tham gia vụ kiện cùng tự giác công nhận. Hay nói cách khác, các quyết định của PCA thiếu đi một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động tư pháp, đó chính là yếu tố thực tiễn, thực thi trên thực tế! 

Để đối phó với vụ kiện này của Philippin, dựa vào yếu tố "Phán quyết chỉ có thể thực thi phán quyết khi tất cả các nước tham gia vụ kiện cùng tự giác công nhận", Trung Quốc, ngoài việc sử dụng ảnh hưởng, kinh tế chi phối một số quốc gia tham gia PCA không công nhận phán quyết của tổ chức này (theo họ nói là đã có 60 nước đồng thuận với họ). Trung Quốc cũng đã hết sức khôn ngoan khi chưa bao giờ cử một đoàn đại diện đúng nghĩa để tham dự.
Trước lúc phán quyết đưa ra, phương Tây đã nhiều lần gây sức ép buộc các quốc gia vốn là bè bạn truyền thống của Việt Nam ủng hộ phán quyết, đặc biệt nhất là Campuchia, khi nước này ra tuyên bố không ủng hộ phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực. Tuyên bố đó đã bị báo chí phương Tây bóp méo bằng cách nhét chữ vào mồm Campuchia cho rằng họ đứng về phía Trung Quốc và đang làm rạn nứt mối quan hệ các nước ASEAN.

Trước hết, cần phải xét xem Phillipines đã kiện TQ những gì:

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) khẳng định tòa án này có quyền tài phán với 07 trong số 15 nội dung Philippines khởi kiện, gồm:

1. Bãi cạn Scarborough

2. Đá Vành Khăn (Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và đá Xu Bi (Subi Reef)

3. Đá Ga Ven (Gaven Reef) và cụm đá Ken Nan- đá Tư Nghĩa (McKennan Reef) đảo Nam Yết (Namyit) và đảo Sinh Tồn (Sin Cowe) (Ga Ven cho Nam Yết, và Ken Nan- Tư Nghĩa cho Sinh Tồn).

4. Đá Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef)

5. Trung Quốc đã cản trở trái phép ngư dân Philippines mưu sinh bằng cách cản trở hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạn Scarborough.

6. Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đối với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.

7. Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước khi triển khai các tàu của lực lượng thực thi pháp luật (như Ngư chính, Hải giám Trung Quốc) gây nguy hiểm, rủi ro, va chạm với các tàu của Philippines hành hải gần khu vực bãi cạn Scarborough (vi phạm quyền hành hải của Philippines).

Trớ trêu thay, là một bên có chủ quyền không thể tranh cãi trên Quần đảo Trường Sa, chúng ta cần phải nhìn nhận 7 vấn đề mà Philippines đang kiện TQ ở trên có những vấn đề liên quan tới thực địa nằm trên khu vực quần đảo TS mà Việt nam đang tuyên bố chủ quyền.

Như vậy, đặt ra 2 trường hợp như sau nếu Việt Nam ủng hộ hoàn toàn với phán quyết:

Một là, phán quyết nghiêng về phía Philippines, nghĩa là khi bất kỳ nước nào công nhận phán quyết kể trên đều sẽ công nhận rằng, Philippines có lý và có quyền chủ quyền với các khu vực có liên quan, THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM, nghĩa là thừa nhận rằng đó không phải của Việt nam.

Hai là, phán quyết không nghiêng về bên nào, nghĩa là việc ủng hộ phán quyết của tòa án sẽ vô hình chung khẳng định rằng phán quyết của tòa án đã giải quyết vấn đề CỦA 2 NƯỚC không triệt để. Các bên vẫn tiếp tục các hành động của mình mà không vi phạm phán quyết. Đồng thời, vô hình chung thừa nhận đó là vấn đề song phương của Philippines và Trung Quốc, KHÔNG CÓ CHỖ CHO VIỆT NAM.

Như vậy, chúng ta đã rõ tại sao Việt Nam im lặng trước thềm phán quyết, trong bối cảnh chúng ta có quyền lợi tại khu vực tranh chấp và đang có đóng quân trên thực địa, chúng ta không thể ủng hộ một phán quyết gạt chúng ta ra rìa như thế. Đồng thời, lần nữa phải nhắc lại thái độ của Campuchia, hoàn toàn có lý và có tính toán tới quyền lợi của VN khi công khai không ủng hộ phán quyết khi nó còn chưa được đưa ra.

Điều đáng tiếc nhất mà chúng ta cần phải nhắc tới đó là những làn sóng ủng hộ vụ kiện của Philippines mà không cần biết tới nội dung của vụ kiện và sự thiệt hại mà họ gây ra cho Việt Nam.

Đừng quên rằng, quần đảo Trường Sa ngoài Philippines, Trung Quốc, còn có nhiều bên tham gia tranh chấp và một bên có sức nặng phải được nhắc tới là Việt Nam. Thái độ im lặng của Việt Nam tuởng chừng là nhu nhược, nhưng một khi đã há miệng ủng hộ PCA, gần như chắc chắn sẽ mắc quai và thiệt thòi không nhỏ.

Dư luận cần nghiêm chỉnh nhìn nhận hậu quả của vụ việc phán quyết của PCA lên quyền lợi chính đáng của Việt Nam. Ủng hộ Philippines không hề có lợi cho Việt Nam trong việc gìn giữ và đòi chủ quyền. Ngược lại, chính nó tạo nhiều chồng chéo Pháp Lý bất lợi mà không ai khác chính chúng ta phải đi mà tháo gỡ trong quá trình đòi lại chủ quyền cam go, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn này.



2. Sau khi tòa phán quyết.

Xin nhớ rằng, phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/07/2016 dài 497 trang, nhưng truyền thông đang định hướng cho dư luận hiểu như bản phán quyết này chỉ có "một trang" duy nhất là bác đường 9 đoạn của Trung Quốc. Còn những nội dung còn lại không biết là do ngu dốt hay bị cố tình lờ đi.

Không một tờ báo nào phân tích được bản phán quyết này có những vấn đề gì bất lợi cho Việt Nam. Gần như tất cả "đọc" được 01 trang, và bắt đầu cuồng loạn lên đồng, quá khích. 

Cơ quan chức năng Việt Nam vẫn "khôn ngoan" như thường lệ trong vấn đề ngoại giao khi tuyên bố "hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12-7-2016". Xin nhắc lại là chỉ hoan nghênh phán quyết, còn các vấn đề nội dung bản phán quyết, Việt Nam sẽ nghiên cứu đủ "497" trang để đưa ra một tuyên bố cụ thể.

Và đây là những vấn đề đáng chú ý:

Đây là một thành công cho Philippines. Điều đáng nhấn mạnh là tòa án đã nói rất rõ rằng cả hai nước đều có quyền được đánh cá theo truyền thống tại bãi Scarborough. Điều này đã bất ngờ mở ra khả năng cho những hòa giải chính trị sau này. Poling -Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS- phát biểu tại hội thảo thường niên lần 6 về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói rằng: Đất bị chiếm, đi kiện để đòi lại, không ngờ bị Tòa xử hai thằng cùng dùng chung!

Toà tuyên bố không một cấu trúc nào ở Trường Sa có khả năng duy trì đời sống con người ở đó nên không điểm nào có vùng đặc quyền kinh tế hay vùng thềm lục địa. Điều này đồng nghĩa vơi PCA biến "đất tư nhân" thành "đất công cộng", vùng biển quốc tế, mời các cường quốc, đế quốc thoải mái đi lại. Âm mưu của kẻ nào sau phán quyết này?

Xin hỏi các bạn, Việt Nam có bao nhiêu bãi cạn, đá ở Trường sa nằm trong tình trạng này?

Tóm lại, chúng ta mất nhiều hơn là được từ bản phán quyết này. Điều cốt lõi "Lợi ích của quốc gia, dân tộc" đã không được dư luận chú ý, mà phần đông chỉ tự sướng vì "đường 9 đoạn" bị bác bỏ mặc dầu trên thực tế nó chẳng có ý nghĩa gì vì lâu nay chúng ta vẫn đânhs cá, khai thác dầu khí trên đó.

Và cuối cùng: "Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam!" câu nói ấy trong mọi hoàn cảnh của cuộc tranh chấp cần phải là điều đầu tiên cần nghĩ đến! Khi cân nhắc ủng hộ bất cứ điều gì, cần phải nghĩ về quyền lợi của nước nhà cái đã.

No comments: