Từng đảm nhiệm tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân TP Hà Nội và Đại biểu Quốc hội 02 nhiệm kỳ (Khóa 12, 13), tuy nhiên mới đây nhất Hội đồng bầu cử Quốc gia đã bỏ phiếu để bãi bỏ tư cách ĐBQH đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Lí do được Hội đồng bầu cử Quốc gia đưa ra là Bà Hường có cùng lúc hai quốc tịch (Việt Nam và Malta) trong khi bà không thuộc diện được phép đăng ký 2 quốc tịch.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Nguồn: Internet).
Và cùng với các đại biểu bị miễn nhiệm cương vị đại biểu Quốc hội hoặc không được công nhận tư cách đại biểu Quốc hội như cựu ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến, Châu Thị Thu Nga, Trịnh Xuân Thanh... việc bà Nguyệt Hường trở thành cái tên tiếp theo bị loại khỏi danh sách đại biểu Quốc hội khóa 14 đang thực sự đặt những dấu hỏi lớn về tư cách, đạo đức của những người đại diện cho nhân dân.
Thứ nhất, với việc cùng lúc có hai quốc tịch cho thấy bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không hoàn toàn yên tâm 100% để phụng sự Quốc hội và Tổ quốc.
Hình ảnh về đất nước Malta (Nguồn: Internet).
Do đó, với việc nhập tịch Malta, bà Nguyệt Hường sẽ có thêm một nghĩa vụ công dân nữa thực thi. Mặt khác, qua tìm hiểu theo luật Malta để duy trì quốc tịch thì công dân đó sẽ phải đến ở tại Malta một thời gian nhất định/năm. Ở đây, tin chắc rằng bà Hường có thể dung hòa được để vừa có thể tham gia họp đầy đủ các phiên họp của Quốc hội, vừa có thể sang Malta để duy trì quốc tịch cho mình. Tuy nhiên, giữa việc làm đủ, đúng và tốt hoàn toàn khác nhau. Sự kỳ vọng, niềm tin mà những cử tri đặt ra cho bà Hường vì thế trở nên khó đoán định và chính họ sẽ không bao giờ yên tâm khi trao gửi quyền của mình cho những người như thế!
Thứ hai, để được nhập tịch Malta, ngoài việc phải cư trú liên tục 12 tháng trước khi nhà chức trách nước này xem xét, một ứng viên xin nhập quốc tịch sẽ phải chi tối thiểu 650.000 Euro. Ở đây, chúng ta sẽ không cần quá thắc mắc bà Hường cùng gia đình lấy tiền ở đâu để có thể trang trải được khoản tiền này bởi bà và chồng đều là những doanh nhân thành đạt, giàu có.
Vậy nhưng, với việc trở thành công dân của Malta, một đất nước mà không đánh thuế đối với bất động sản, thuế thừa kế, thuế tài sản hay giá trị tài sản ròng và cả những tài sản được hình thành ở nước ngoài thì bà Hường sẽ không tránh khỏi nghi vấn tẩu tán tài sản hòng trốn thuế? Trường hợp của bà Châu Thị Thu Nga tẩu tán ra nước ngoài, tránh bị phát hiện, xử lý pháp luật và hợp lý các “khoản tiền bẩn” (rửa tiền) có được trong thời gian ở Việt Nam nhắc nhiều người nghĩ đến bà Hường cũng là một trường hợp tương tự!
Cho nên, việc bãi bỏ tư cách ĐBQH đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (bà Hường sẽ không được hưởng quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm) sẽ mở đường cho hoạt động điều tra, làm rõ những nghi vấn, bất minh liên quan đến bà này của Cơ quan chức năng! Điều này hoàn toàn giống với mục đích mà Quốc hội đã thực hiện trong việc bãi bỏ tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Nói tóm lại, sở dĩ sự việc của Bà Hường thu hút sự chú ý của dư luận bởi bà đã vi phạm tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội được quy định tại điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội:
Và một khi vi phạm 05/5 tiêu chuẩn thì bà Hường xứng đáng bị bãi bỏ tư cách đại biểu Quốc hội bởi nếu không những kẻ ngồi núi này trông núi nọ như bà sẽ làm xấu đi hình ảnh, vai trò cũng như khả năng của cơ quan này trong 5 năm tới!
An Chiến
No comments:
Post a Comment