Thiềm Thừ
Không
có chuyện “chiếm lại Len Đao”, không có chuyện “không quân Việt Nam
xuất kích giành lại Len Đao”, bởi vì từ khi cắm cờ lên đá Len Đao vào
sáng sớm ngày 14/3/1988, quân ta chưa bao giờ để mất nơi này.
Ngày
11/3/1988, tàu HQ-605 hoàn thành chuyến tiếp vận cho các đảo chìm vừa
được quân ta đóng giữ là Tốc Tan, Núi Le…, trên đường về Cam Ranh đã đến
đảo Đá Đông. Nước ngọt, lương thực thực phẩm đã chuyển hết cho các đảo,
tàu chỉ giữ lại lượng rất ít, đủ dùng cho mấy ngày hành quân về bờ. Bất
ngờ, Đại úy Lê Lệnh Sơn, thuyền trưởng tàu HQ-605 nhận được mật lệnh
của Phó đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân kiêm Tư lệnh Vùng 4 Hải
Quân, phải cấp tốc đóng giữ đảo Len Đao vào sáng sớm ngày 14/3/1988. Tàu
HQ-605 đã khẩn trương thực hiện mệnh lệnh, cắm được quốc kỳ ViệtNam
trên bãi đá Len Đao vào sáng sớm ngày 14/3/1988. Mặc dù sau đó tàu
HQ-605 bị các tàu Trung Quốc bắn cháy rồi chìm, trung úy thuyền phó Phan
Hữu Doan và trung sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển hy sinh, sĩ quan chiến sĩ của
tàu vẫn bình tĩnh, cùng nhau đưa thương binh, liệt sĩ về đảo Sinh Tồn an
toàn…
Gần
đây có một số bài báo đưa thông tin, khoảng 1 tháng sau sự kiện
14/3/1988 hải quân Việt Nam đã tổ chức giành lại đá Len Đao. Có báo còn
giật tít “Không quân Việt Nam xuất kích giành lại đảo Len Đao”, theo đó
35 lính công binh và 7 lính hải quân do Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chỉ huy
được trang bị súng 12ly7, DKZ… đổ lên Len Đao trong đêm. Sáng ra, Trung
Quốc cho 7 tàu chiến và vô số xuồng nhỏ bao vây, uy hiếp, nhưng quân ta
kiên quyết bám đảo. Tình hình đang căng thẳng thì trên trời xuất hiện 7
máy bay SU–22 của Việt Nam bay từ đất liền ra, tàu Trung Quốc bỏ chạy…
Thế là ta chiếm lại được đá Len Đao.
Sự thực không phải như vậy.
Đại
tá Nguyễn Dân, trong chiến dịch CQ-88 là trung tá, Phó tham mưu trưởng
Vùng 4 Hải quân, chỉ huy trưởng khu vực II Trường Sa (cụm Sinh Tồn, bao
gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin), người đã có mặt ở Len Đao từ chiều ngày
14/3/1988 trên tàu HQ-614 khẳng định, không có chuyện 7 chiếc SU-22 cùng
lúc xuất hiện để hỗ trợ việc đóng giữ đá Len Đao. Chỉ có vài lần máy
bay vận tải AN-26 bay ra khu vực này trong các ngày 15/3/1988,
16/3/1988. Trong mấy tháng sau sự kiện 14/3/1988, ta giữ Len Đao bằng sự
hiện diện của tàu HQ-614 và một số tàu khác, cho đến khi ta bí mật tổ
chức đưa vật liệu lên Len Đao, nhanh chóng làm nhà cao chân.
Trung tá Nguyễn Văn Dân cắm cờ ở đá Len Đao, ngày 22/4/1988
Theo
sách “Truyền thống đoàn Trường Sa anh hùng” do NXB Trẻ xuất bản năm
1995: Khu vực 2 còn phức tạp, nên kế hoạch đóng giữ làm nhà ở Cô Lin,
Len Đao yêu cầu phải bảo đảm bí mật, khẩn trương, tránh đụng độ, không
cho địch biết ý định. Đồng chí Thư (Đại tá Lê Văn Thư, Chỉ huy trưởng
Vùng 4) và đồng chí Phạm Công Phán (Đại tá Phạm Công Phán, Lữ đoàn
trưởng Lữ đoàn 146 – tức là đoàn Trường Sa) được giao nhiệm vụ tổ chức
thi công làm nhà ở 2 đảo này. Tàu HQ-462 từ Cô Lin đến Len Đao ngày
28/6/1988, ủi vào bãi cạn đúng quy định. Sáng ngày 28/6, đồng chí Thư
lên Len Đao kiểm tra vị trí làm nhà. Trong quá trình làm, một số tàu
Trung Quốc vẫn đe dọa khiêu khích, có khi chúng vào cách đảo 180m. Ta
dùng loa yêu cầu không được gây khó dễ cho ta, sau đó chúng bỏ đi. Ngày
7/7 ta làm xong nhà ở Len Đao, ngày 9/7 bàn giao cho lực lượng bảo vệ
đảo. Đến ngày 10/7 làm xong nhà ở Cô Lin…
Như vậy, hôm nay vừa đúng 28 năm, ngày chiếc nhà cao chân đầu tiên ở đảo chìm Len Đao được hoàn thành xây dựng.
No comments:
Post a Comment