2015/11/11

Những điều chưa biết: Điều khiến Thein Sein cảm động và chấp nhận bầu cử dân chủ!

http://molang0205.blogspot.com/2015/11/nhung-ieu-chua-biet-ieu-khien-thein.html

Mẹ Đốp

Xin nhắc lại là cho đến thời điểm hiện tại tôi vẫn bảo lưu quan điểm Thein Sein không vĩ đại như người ta vẫn tưởng. Và "nếu ai đó ghi nhận sự "Vĩ Đại" của ông Thein Sein thì đó chỉ là sự vĩ đại có toan tính, không đơn thuần". Cho nên nếu được hỏi yếu tố nào đã làm nên cục diện chính trường tại Myanmar thì đó là hệ quả của sự cộng hưởng giữa toan tính của ông Thein Sein với phong trào dân chủ do NLD lãnh đạo. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng sự toan tính của ông Thein Sein về một tương lai (mà dù nó có tiến triển theo chiều hướng nào thì bản thân của ông và đảng Cầm quyền đều được lợi) là yếu tố quyết định. Và nếu không có điều này thì phong trào dân chủ do NLD lãnh đạo lớn mạnh đến đâu thì cũng khó lòng đạt được thế cục như thời điểm hiện tại. 

Đồng tình rằng sự thắng lợi của NLD trong cuộc tổng tuyển cử là xứng đáng nhưng nó chưa thể là sự khích lệ, động viên về sự dấn thân cho những quốc gia - nơi mà "phong trào dân chủ" chỉ là nơi kiếm ăn tập thể; là địa chỉ để những kẻ thất nghiệp có máu chính trị tìm đến. Hay nói cách khác, "phong trào dân chủ" tại rất nhiều nước như Việt Nam chẳng hạn chưa đạt đến cái cấp độ mà "phong trào dân chủ tại Myanmar" đạt được. Đó cũng là lí do để nói rằng dù ở Việt Nam xuất hiện một người như Thein Sein thì người đó cũng sẽ không mạo hiểm trao gửi tương lai của đất nước, dân tộc vào tay những kẻ vốn dĩ đến với chính trị bởi lí do cơm áo gạo tiền đơn thuần. Sự thiếu thốn cộng với lòng tham thì không hiểu điều gì sẽ đến? 
Để minh chứng cho điều này, tôi sẽ không nói về vị lãnh đạo tối cao của NLD Aung San Suu Kyi, chỉ xin nói đến nhà lãnh đạo, nhân vật thứ 3 lãnh đạo phong trào dân chủ tại Myanmar - Min Ko Niang. 
Ông Min Ko Niang quỳ lạy cha mẹ, xin lỗi song thân đã bất hiếu vì làm con chưa lo được cho cha mẹ ngày nào mà chỉ toàn khiến cho cha mẹ phải lo lắng và chạy đôn chạy đáo, cực khổ thăm nuôi trong tù (Nguồn: FB). 

Qua tìm hiểu, "ông Min Ko Niang sinh năm 1962, vào năm 1988 đã tham gia phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên, và là 1 trong những lãnh đạo cao nhất của Tổng hội Sinh viên. Năm 1989 ông bị bắt và bị kết án 16 năm tù. Ông ở tù đúng 15 năm, khi ra tù ông lại tiếp tục hoạt động, đấu tranh ôn hòa cho dân chủ.


Năm 2007 sau khi ông cho in áo có nội dung đấu tranh và phát cho sinh viên học sinh công nhân mặc để đi biểu tình thì ông lại bị bắt lần nữa. Lần này ông cùng các bạn lãnh đạo phong trào mỗi người bị kết án 65 năm tù". (Theo https://en.wikipedia.org/wiki/Min_Ko_Naing).

Điều đặc biệt là trong lần vào tù lần thứ hai (năm 2007), do sợ mình sẽ chết trong tù, không trở về để gặp cha mẹ nên ông đã xin trở về gia đình để quỳ lạy cha mẹ, xin lỗi song thân đã bất hiếu vì làm con chưa lo được cho cha mẹ ngày nào mà chỉ toàn khiến cho cha mẹ phải lo lắng và chạy đôn chạy đáo, cực khổ thăm nuôi trong tù. Đến năm 2012, ông đã được ân xá tiếp tục tham gia điều hành và lãnh đạo đảng Liên Minh Dân Chủ cùng với bà Aung San Suu Kyi.

Và xin thưa rằng, cái hơn, cái riêng có và cũng là cái khiến cho tổng thống đương nhiệm Thein Sein dũng cảm chấp nhận cho tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ (dù có gắn với toan tính của bản thân ông) cũng chính bởi nhân cách của những con người như thế. Họ không bỏ mặc cha mẹ, người thân và cảm thấy ăn năn, day dứt khi chưa báo hiếu cho đấng sinh thành thì tin chắc dù ở cương vị nào thì họ vẫn sẽ giữ được những thứ cốt cách cao đẹp ấy. Vì vậy, nếu có ai nói rằng, Thein Sein vĩ đại thì phải chăng là bởi chi tiết này. Ông dám đặt niềm tin vào những con người đầy đủ nhân cách và biết giữ vững lí tưởng trong mọi hoàn cảnh. 

Xin hỏi rằng "phong trào dân chủ" ở Việt Nam có nhân vật nào như bà Aung San Suu Kyi hay ông Min Ko Niang? Hay trong đó chỉ đầy rẫy những kẻ hôm nay chỉ biết chửi cha mẹ, ngày mai đến đòi chia chác tài sản như Bùi Thị Minh Hằng, Cù Huy Hà Vũ? hay đó là những đứa cháu dám dẫm đạp lên lí tưởng của ông cha để làm ô uế dòng họ như Nguyễn Lân Thắng? Vậy nên, tin chắc rằng đến tận khi nào "phong trào dân chủ tại Việt Nam" chưa đạt đến cảnh giới như ở Myanmar thì lúc đó chưa thể làm biến chuyển suy nghĩ của giới cầm quyền! 

No comments: