http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/11/thu-nhap-nguoi-viet-i-sau-han-quoc-thai.html#more
Chắc bạn đã đọc xong bài "Thu nhập người Việt đi sau Hàn Quốc, Thái Lan hàng chục năm..."? OGT này đoan chắc 100% các bạn ai cũng rất đồng ý nội dung bài báo, khen tác giả viết rất hay, rất chính xác, v.v.. Rồi tự thầm chữi đỗng: cái chính phủ CS này sao toàn là lãnh đạo vô tài bất tướng. Để rồi kết luận: dưới thời chánh phủ CS này, khó lòng mà VN sẽ đứng đầu ASEAN.
Bài báo này nói đến sự phát triển của VN so với các nước trong khu vực cùng tầm cở: HQ, TL, PHI, SIN, ML. Không so với Nhật, TQ, Mỹ, EU. Theo OGT, muốn chấp nhận một cuộc so sánh khách quan, thì cuộc so sánh nên được hình dung diễn ra như trên một trường đua điền kinh có nhiều băng đua, xuất phát cùng một thời điểm, cùng một vị trí.
Ta chọn năm 1945, làm thời điểm xuất phát, nghĩa là sau thế chiến 2, lần lượt điểm qua từng nước một mà ta muốn so sánh.
(1) Mã Lai: một quốc gia hồi giáo bị Anh làm thuộc độ, và chỉ được độc lập vào năm 1957, 2 năm sau Điện Biên Phủ. Không có chiến tranh với Anh. Sau khi độc lập vẫn còn nằm trong Liên Hiệp Anh, nghĩa là ít nhiều nhận viện trợ từ Anh. Nói cách khác, Mã Lai có thể phát triễn từ 1957, giống như nam VN, thời kỳ Ngô Đình Diệm. Nhưng trong thời kỳ 1955-75: miền Nam VN vẫn ở trong tình trạng chiến tranh với Mặt Trận GPMN và quân đội Mỹ-VNCH. Nói tóm lại, 1957 là thời kỳ Mã Lai bắt đầu phát triển. Nếu có so sánh, thì lấy số từ 1957 đến 1977 mà so sánh với VN.
(2) Hàn Quốc (HQ): Vào thời điểm 1945, Triều tiên vừa thoát khỏi sự đô hộ 30 năm của Nhật Bản, nhưng lại bị chia cắt một bên là Bắc Triều Tiên, theo CS, bên kia là Hàn Quốc theo TB. Sau đó là chiến tranh chớp nhoáng Triều Tiên từ 1950-53. Sau đó là đình chiến 1954 đến nay. Bên HQ 500.000 người chết & bị thương & mất tích. Còn phía Bắc Triều Tiên thì số người là xấp 2. Nói tóm lại, chiến tranh ngắn ngũi 4 năm, Triều tiên không bị tàn phá nặng nề so với VN. HQ không có chiến tranh từ 1954, cùng năm với Điện Biên Phủ. Nói tóm lại, 1954 là thời kỳ Hàn Quốc bắt đầu phát triển. Nếu có so sánh, thì lấy số từ 1954 đến 1974 mà so sánh với VN. Nên để ý là từ 1954-74, trong chiến tranh ở VN, HQ đã nhận viện trợ rất nhiều từ Mỹ, nhận tiền sữa chữa tàu bè cho Mỹ, cũng như tiền đánh thuê cho Mỹ khi gởi sư đoàn Bạch Mã chiếm đóng miền Nam Trung bộ chống VC.
(3) Thái Lan (TL): trong suốt chiều dài lịch sữ của mình, TL chưa hề bị thực dân Anh và Pháp đô hộ. Chỉ khi thế chiến 2, TL hợp tác với Nhật chống Anh Pháp, nên khi Nhật đầu hàng, thì TL bị đòi bồi thường. Lúc ấy, Mỹ đỡ đòn nên TL khỏi bồi thường chiến tranh. Cho nên, TL chỉ có cơ hội phát triển kể từ 1960 kể từ khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến can thiệp tại VN. Mỹ đã thuê căn cứ không quân Utapao để phá hoại miền Bắc. Kể từ 1965, quân lính Mỹ sau những cuộc hành quân ở VN thì qua TL dưỡng sức. TL trở thành ổ điếm nghĩ ngơi cho quân đội Mỹ tham chiến ở VN. Nói tóm lại, TL chỉ phát triển từ 1960, sống nhờ chiến tranh VN mà Mỹ can thiệp. Nếu có so sánh với TL, thì lấy số từ 1960 đến 1980 mà so sánh với VN.
(4) Philipine (Phi): Phi là một thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó được bán lại cho Mỹ. Sau thế chiến thứ 2, Phi được độc lập vào năm 1945. Nhưng mãi đến 1965, Phi mới bắt đầu phát triển. Trong chiến tranh VN, Phi cũng được lợi là đã tham gia vào việc cung cấp các đoàn quân y tế cho quân đội Mỹ, và đã cho quân đội Mỹ sữ dụng các căn cứ không quân và hãi quân. Nói tóm lại, nếu có so sánh với Phi, thì lấy số từ 1965 đến 1985 mà so sánh với VN.
(5) Singapore (Sin): là một thuộc địa Anh Quốc, được độc lập vào năm 1963. Dân số rất ít vào khoảng 6 triệu người, không hề có chiến tranh, và cũng chả có tài nguyên khoảng sản gì cả, ngoài sức lao động của cư dân. Có thể coi Sin như là một thành phố, như Tp HCM chẵng hạn, sống dựa trên khoa học kỹ thuật, và quản lý. Sin là một trung tâm tài chính khu vực, giàu nhờ là trung tâm trung chuyễn hàng hoá từ Đông sang Tây. Nói tóm lại, nếu có so sánh với Sin thì lấy số từ 1963 đến 1983 mà so sánh với VN.
(6) Indonesia: là một cựu thuộc địa Hà Lan dành đươc độc lập năm 1949, nhưng mãi qua 1968 mới nói chuyện phát triển dưới thời TT Suharto, sau khi ông này triệt tiêu 3 triệu đãng viên của toàn bộ đảng CS Indo năm 1965, với sự tiếp tay của CIA Mỹ. Nói tóm lại, nếu có so sánh với Indo thì lấy số từ 1968 đến 1988 mà so sánh với VN.
****
Bây giờ ta thữ xem qua GDP (Gross Domestic Product - tổng sản phẩm quốc nội), thước đo phát triển của một quốc gia. Cái vô duyên ở đây là người ta sử dụng cái thước đo GDP của TB đem đo sự phát triển của một nước theo CNCS. Thôi thì chịu vậy thôi, vì CS không có thước đo phát triển.
Bây giờ ta thữ xem qua GDP (Gross Domestic Product - tổng sản phẩm quốc nội), thước đo phát triển của một quốc gia. Cái vô duyên ở đây là người ta sử dụng cái thước đo GDP của TB đem đo sự phát triển của một nước theo CNCS. Thôi thì chịu vậy thôi, vì CS không có thước đo phát triển.
(1) theo định nghĩa, muốn tính ra GDP, người ta lấy tổng thu nhập do sản xuất và dịch vụ toàn quốc trong một năm rồi chia cho tổng số dân. Rõ ràng. Trong 2 con tổng, thì tổng số dân dễ tính qua các kỳ kiểm kê dân số. Nhưng con số tổng thu nhập thì hơi khó. Con số này phải cho gồm thu nhập của người dân, và thu nhập của các xí nghiệp. Nếu nước nào có hệ thống thống kê tĩ mĩ và hệ thống kế toán chính xác thì con sổ tổng thu nhập sẽ chính xác hơn. Và con số phải được minh bạch, khách quan, không được tô hồng. Như vậy, Bạn thử hỏi VN có được những điều kiện này chưa. Chắc là chưa. Do đó, con số VN đưa ra phải chỉnh theo một tỹ lệ sai số nào đó.
(2) như ta thấy khi tính GDP, ta phải có 2 con số tổng: tổng thu nhập và tổng số dân. Con số sau OK. Nhưng con số đầu có nhiều rắc rối. (2a): Rắc rối thứ nhất là phải đưa thu nhập của toàn bộ lực lượng lao động của xã hội và toàn bộ các xí nghiệp trên toàn quốc vào tính toán. Ở các TB thì OK. Còn ở VN, người ta có đưa thu nhập của anh xe ôm, bà bán cháo lòng ven đường, chị bán trái cây trước nhà tôi, chú bán chuối cạnh nhà bên, cô làm móng tay dạo, cu thợ đụng, v.v.. vào con số thu nhập không? Không. Theo OGT, có thể ở VN người ta để lọt lưới số người này vảo khoãng 40% lực lượng lao động. Như vậy, con số GDP của VN phãi tăng thêm 40%, bao gồm thu nhập của dân (mang tiếng là bần cố nông nhưng thu nhập có thể cao xấp 3 các cô ở ngân hàng) mà OGT vừa kể trên. (2b) Cái rắc rối thứ 2, là khi tính thu nhập, người ta đưa vào thu nhập của các công ty.
Nếu ở nước TB như Mỹ hoặc Singapore chẵng hạn, thì các xí nghiệp giàu có toàn là tư nhân, chứ ít có quốc doanh. Ngược lại, nước nào mang tính xã hội, như Pháp hoặc VN chẵng hạn thì xí nghiệp lớn toàn là quốc doanh. Do đó, GDP của các nước thuần tuý TB là cao là do thu nhập của các hãng giàu, người giàu, còn GDP của các nghèo là vì không có những người giàu. Cái rắc rối thứ 2 này là do bà đầm tôi, người Thuỵ Sĩ chỉ cho thấy. Khi tôi khen là GDP của TS cao nhất thế giới. Bà ta bảo tôi lầm to. Bà bảo GDP TS là cao là do đưa vào thu nhập của các hãng giàu như Nestlé (sữa), Lindt (chocolat), các hãng dược phẫm, hoá chất, bảo hiểm và ngân hàng, v.v.. Còn thật ra, dân TS không giàu đâu: số người có nhà riêng chưa tới 40%.
Chắc bạn đã nghe chuyện ăn thịt gà đễ mĩa mai cái rắc rối này. Tóm lại, GDP của các nước giàu, tính ra là tính đúng tính dủ, nhưng thực chất không phản ảnh đúng sự giàu có của nước đó, mà chỉ phản ảnh mức độ tăng trưởng của giới giàu có. Mà giới này chỉ chiếm 1-5% dân số. (2c) Bây giờ, bạn thữ so sánh GDP của Mỹ, Thuỵ Sĩ, Luxembourg và Singapore. Mỹ có dân số 300 triệu người, 600 tĩ phú, chưa kế không biết bao nhiêu tập đoàn giàu có. Trong khi 3 nước đi sau chĩ có vào khoảng 7 triệu dân, và cũng vô số tập đoàn giàu có. Và 3 nước sau có GDP từ 70.000 đến 120.000 đô, trong khi Mỹ chỉ có vào khoảng 53.000 đô. Như vậy, dân Mỹ đâu có giàu như ta tưởng, mà là các tập đoàn giàu có như Microsoft, Apple, v.v.. Như vậy dân Mý đâu có hưởng cái xái của dân giàu Mỹ để mà bắt chước quyết tâm.
THỬ LÀM CUỘC SO SÁNH
Như bạn thấy ở trên: (1) việc phát triển của VN chí có thể bắt đầu từ 1995 sau khi Mỹ bình thường hoá với VN. (2) muốn so sánh phát triển của VN so với các nước khác thuộc khối ASEAN, OGT lấy năm phát triển của mỗi nước cộng thêm 20 năm, để tìm ra GDP của mỗi nước dựa vào số liệu của Liên Hiệp Quốc; (3) sau 20 năm, số năm xê xích không bao nhiêu lấy số của năm 1980-1988, nghĩa là năm phát triển xuất phát là 1960-1968. OGT thấy tạm được. Do đó, OGT ghi ra bản dưới đây, gồm 3 con số: con số đầu tiên là năm xuất phát triển thực thụ. con số thứ 2 là năm kết thúc sau 20 phát triển : 2014 của VN, 1980-1988 đối với các nước khác. Con số thứ ba là GDP tương ứng. OGT chỉ xin lưu ý bà con: đô la năm 2014 trị giá thấp hơn đô la 1980-1988. Người ta gọi là chỉ số mắc mỏ cuộc sống (indice de cherte de vie). OGT chưa tìm được chỉ số này.
Như theo bảng trên, bạn thấy là VN chỉ thua Singapore, hơn một cái đầu HQ và Malaysia, nhưng hơn hẵn Phi, Thái và Indo. Cuối cùng, OGT chã bao giờ tin là VN tụt hậu so với các nước vừa kể trên. Ngoài ra, trong phát triển của VN người ta quên:
(1) VN phải tự tái thiết cuộc chiến tranh do ngoại bang gây ra mà không nhận được viện trợ hoặc bồi thường nào cả.
(2) VN phải tự mình gánh vác những chi phí gián tiếp do chiến tranh gây ra: như thương phế binh phải chăm sóc, qui tập mộ liệt sĩ, ...Bộ QP Mỹ cho biết chiến tranh ở VN tốn 750 tỉ đối với Mỹ, nhưng một bác học Mỹ cho biết thật ra tổng phí là 3.000 tỉ, nghĩa chi phí gián tiếp sau chiến tranh gấp 3 lần. Còn ở VN thì người ta chưa tính ra. Như vậy, nếu phải chi cho những hậu quả của cuộc chiến, thì lấy tiền đâu mà phát triển.
Thế mà, theo bảng kể trên VN chã tụt hậu thế nào. Như vậy, chứng tỏ là VN rất Kiên cường trong phát triển.
Thế mà, theo bảng kể trên VN chã tụt hậu thế nào. Như vậy, chứng tỏ là VN rất Kiên cường trong phát triển.
Do đó, nếu bạn nào cho VN là tụt hậu, thì đi kêu ba thằng Mỹ mà chữi chúng. Chính chúng đã kỳ đà cản mũi không cho cụ Hồ đưa VN vào độc lập ngày 2/9/1945. VN mất 50 năm để phát triển. Lỗi tại ai?
Nguồn:
No comments:
Post a Comment