2015/11/26

VỤ BẮN HẠ MÁY BAY NGA: NƯỚC CỜ TÀN CỦA THỔ NHĨ KỲ

http://vietnamngayve.blogspot.com/2015/11/vu-ban-ha-may-bay-nga-nuoc-co-tan-cua.html


Ngày 24/11/2015, truyền thông thế giới xôn xao với loạt tin và hình ảnh về chiếc oanh tạc cơ Su 24 của Nga bị bắn hạ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Lần đầu tiên trong 40 năm qua, một máy bay quân sự Nga bị bắn hạ bởi lực lượng quân sự một nước thuộc NATO. Sau khi sự kiện trên xảy ra, Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng đề nghị một cuộc họp khẩn cấp với các đối tác NATO. Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kỳ không thể hiện thiện chí của mình với nước Nga mà đứng trước sự kiện trên, Thổ ngay lập tức dựa vào liên minh quân sự NATO mà quốc gia này là một thành viên vì không thể đứng một mình để xử lý cuộc khủng hoảng này.

Nước Nga cũng ngay lập tức đáp lời. Giữa cuộc gặp với Vua Jordan Abdullah II của Thổ Nhĩ Kỳ ở Sochi, Tổng thống (TT) Nga Putin dùng từ ngữ nặng nề để mô tả về hành vi của Thổ Nhĩ Kỳ, coi đó là hành động "đâm dao sau lưng" của những kẻ đồng lõa với khủng bố. Tuy nhiên, với cương vị là một người đứng đầu đất nước, tỏ ra là một vị lãnh đạo chín chắn, có tầm nhìn chiến lược, trong cuộc gặp với vị Vua của Thổ, TT Putin không nổi giận lôi đình ra bề ngoại, cũng không nhắc tới các biện pháp đáp trả quân sự trong bài phát biểu ngắn của mình. 

Sự kiện tiêm kích F16 của Thổ Nhĩ Kỳ lại khai hỏa vào máy bay Nga với lý do không kích Nga xâm phạm không phận của Thổ đã dấy lên nhiều nghi vấn xung quanh vấn đề này. Dù nhìn dưới bất cứ góc độ nào thì động thái này của Thổ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nặng đến đất nước này. Liên mình NATO không phải là một tấm áo choàng có thể đem lại an ninh tuyệt đối cho bất cứ quốc gia nào khi đối đầu với Gấu Nga. Bởi lẽ, mọi sự việc còn có sự ràng buộc về pháp lý và Gấu Nga cũng là một cường quốc lớn với bộ máy quân sự hùng mạnh, khổng lồ của nó. Trong nhiều năm qua, việc máy bay các nước bay lạc vào không phận của nhau trong thời gian ngắn khi hoạt động ở vùng trời giáp giới không phải là một sự kiện cá biệt. Đại đa số, chúng đều được xử lý hòa bình giữa các bên. 
Tổng thống Nga Putin gọi hành động Tiêm kích F16 bắn hạ không kích Su 24 của Thổ Nhĩ Kỳ là hành động "đâm sau lưng" và "đồng lõa với khủng bố" (Nguồn: Internet)


Nga cũng đã công bố hình ảnh, video khẳng định không kích su 24 Nga không "bay lạc" vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đây, không phủ nhận từ khi Nga mang máy bay ném bom đến Syria để tiêu diệt các phần tử cực đoan, khủng bố IS, cũng có những lần  máy bay Nga ít nhiều bay lạc sang không phận Thổ Nhĩ Kỳ khi oanh tạc các mục tiêu của IS. Tuy nhiên, các trường hợp này đều được xử lý trong sự kiềm chế của cả hai phía và ngay chính bản thân Nga cũng thừa nhận lỗi thuộc về phần mình khi các phi công có sự sai sót đối với các thiết bị dẫn đường mặt đất. 

Nặng nề hơn, Su 24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ dùng F16 khai hỏa bằng tên lửa Sidewinder X9, một loại vũ khí có xác suất diệt mục tiêu cao nhất của không quân Thổ. Như đổ thêm dầu vào lửa, lực lượng đối lập gốc Thổ Turkmen tại Syria loan truyền đoạn video cho thấy họ bắn hạ một trực thăng Mi8 của Nga đang tiến hành giải cứu hai phi công nhảy dù từ chiếc Su24 bị bắn rơi. Có nguồn tin chưa được kiểm chứng thì lực lượng đối lập Turkmen tuyên bố đã bắn hạ cả hai phi công trên chiếc Su24 ngay khi họ nhảy dù. Những tin tức liên tiếp này quả thực không hề đem lại điều gì tốt đẹp cho Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia láng giềng Syria - nơi có lực lượng khủng bố IS đang gây ra các vụ khủng bố trên thế giới. Chưa nói đến việc khi Nga điều động trực thăng Mi8 đến giải cứu 02 phi công Su 24 nhảy dù bị lực lượng khủng bố IS bắn tên lửa TOW làm nổ tung trực thăng và chết lính Nga.

Nguyên nhân dẫn cuộc khủng hoảng đột ngột, rạn nứt mối quan hệ giữa Gấu Nga và Thổ Nhĩ Kỳ này bắt nguồn từ đâu?

Vừa qua, trong cuộc họp G20, TT Nga Vladimir Putin dù không chỉ đích danh nhưng thẳng thừng đề cập về việc có những quốc gia trong nhóm G20 đang tài trợ cho nhà nước khủng bố tự xưng IS tại Iraq và Syria. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia G20 duy nhất tại Trung Đông, giáp giới với Syria. Không kích Nga không chỉ thuần túy đánh vào các căn cứ quân sự đầu não hay các địa điểm tập trung đông phần tử, các tay súng cực đoan IS mà còn tập trung oanh tạc nặng nề vào các giếng dầu, các nhà máy lọc dầu đang nằm dưới quyền kiểm soát của IS. Đặc biệt, các đòn oanh tạc của không quân Nga còn chĩa vào các đoàn xe chở dầu của IS với hàng nghìn chiếc nối đuôi nhau. 

Hướng đi tới của các đoàn xe chở dầu của IS với hàng nghìn chiếc nối đuôi nhau đấy đi tới đâu? Vâng, nó hướng về phía biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Đến đây, nhiều người chắc chắn sẽ ngã ngửa và thậm chí phải vỗ đùi đen đét vì đã tự lý giải được nguyên nhân dẫn đến Thổ bắn hạ máy bay Su 24 của Gấu Nga. Việc không kích Nga chĩa mũi oanh tạc vào đoàn xe chở dầu của lực lượng khủng bố IS khiến không chỉ IS thiệt hại nặng nề mà Thổ cũng bị ảnh hưởng không kém. Việc tuồn nguồn lợi từ việc buôn lậu dầu giá rẻ của lực lượng khủng bố IS đang đem lại cho Thổ Nhĩ Kỳ những khoản lợi nhuận kếch xù, cỡ bự. Thổ Nhĩ Kỳ làm ngơ, bất chấp việc các đồng tiền đem ra cho IS để đổi lại các tấn dầu màu mỡ này của Thổ đã bị lực lượng khủng bố IS quay trở lại tiến hành những hành động tàn sát tại Trung Đông hay đánh bom giữa châu Âu. Và vụ đánh bom làm 130 người chết và hơn 500 người bị thương ở Paris, Pháp vừa qua là một trong những ví dụ cụ thể. 

Phải chăng, khi không kích Nga chĩa mũi oanh tạc vào các đoàn xe chở dầu của IS hướng tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng, có khi bị mất mối làm ăn với các thùng dầu từ lực lượng khủng bố IS này? Khi mà Thổ đang kiếm chác được các khoản lợi nhuận to lớn từ các thùng dầu lậu của IS thì bị không kích Nga oanh tạc, miếng mồi ngon bị diệt, Thổ Nhĩ Kỳ nào để yên, khoanh tay đứng nhìn? Và tiêm kích F16 đã được Thổ dùng trong việc bắn hạ không kích Su 24 của Nga là đòn trả thù cho việc Gấu Nga đang đánh phá miếng mồi béo bở từ các thùng dầu lậu của IS tới Thổ thời gian vừa qua?

Dĩ nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể đứng đơn độc một mình để chống đối với cường quốc về quân sự như Nga. Như đã nói ở trên, Thổ khẩn cứu NATO nhưng hành động này của Thổ đã đặt các nước Châu Âu, các thành viên NATO một bài toán khó. Khi cuộc đánh bom rung chuyển Paris vừa qua do lực lượng khủng bố IS gây ra đã cảnh báo các nước Châu Âu và Mỹ cũng sẽ không thể lơ là. Hành động đứng đằng sau "tài trợ" cho IS của Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ vấp phải sự phẫn nộ từ đại đa số người dân Pháp vì họ vừa trải qua đau thương do IS gây ra tại Paris. 

Chưa nói đến việc, từ lâu chính Thổ Nhĩ Kỳ là con đường để các thành phần cực đoan châu Âu tới Syria tham gia IS và cũng từ đó trở về châu Âu và trở thành những nhân tố gây bất ổn tiềm tàng. 

Sự kiện tiêm kích F16 của Thổ bắn hạ không kích Su 24 của Nga ngay cả Điều 5 của hiến chương NATO cũng không thể giúp ích được gì cho Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì nếu muốn bắn hạ không kích của nước khác thì phải có trái bom hay phát đạn nào của Nga rơi trên đất Thổ? Nhưng ở đây, không có bất cứ trái bom hay phát đạn nào của Nga rơi trên đất Thổ và máy bay Nga cũng rơi cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới 4 km. Nếu hành vi khai hỏa của chiếc F16 là một toan tính đã được lập trình thì lần này Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp sai lầm khá nặng. Việc Gấu Nga sẽ làm gì tiếp theo đối với hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đang là dấu hỏi lớn, chúng ta cùng chờ xem.

Người Việt Nam có câu "Tham một bát mà bỏ cả mâm", ý nói rằng những người tham lam chỉ nhìn vào được thứ trước mắt và dùng mọi thủ đoạn để đoạt được nó mà không biết rằng, nếu kiềm chế được nó thì sau này sẽ thu về được nhiều hơn thế. Câu nói này quả đúng với ván cờ mà Thổ đang đi, đúng với tình hình mà Thổ Nhĩ Kỳ đã trót "nhúng chàm". 

An Chiến

No comments: