http://vietnamngayve.blogspot.com/2015/11/ieu-gi-can-nhat-tu-cuoc-chien-chong.html
Điều gì cần nhất cuộc chiến chống tham nhũng? Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần thẳng thắn để nói ra những điều bản chất và cái đích cần đến như thế; cái sự hô hào viển vông, đổ lỗi mãi không những không giải vấn đề đang quan tâm mà đáng lo hơn sẽ lâm vào một cái vòng luẩn quẩn "cha chung không ai khóc".
Dương Chí Dũng trước phiên toà (Nguồn: Internet).
Xin được lấy luôn một ví dụ điển hình, thời sự để minh hoạ cho những điều sắp được nói dưới đây: Theo một công bố mới nhất của Quốc hội về việc thảo luận về dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi, với tỷ lệ tán thành trên 84%, sáng 27/11, cơ quan lập pháp này đã thống nhất giữ quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô, nhận hối lộ nếu sau khi bị kết án chủ động nộp lại tối thiểu ¾ tài sản phạm tội và tích cực hợp tác phá án hoặc lập công lớn. Liên hệ với trường hợp với tội danh và mức án mà cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng đang đối diện thì với quy định mới này ông Dũng hoàn toàn có thể thoát tội từ hình nếu nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả hoặc lập công lớn, giúp mở rộng điều tra, phá án. Xin nhấn mạnh là chỉ cần thoả mãn một trong hai điều kiện, hoặc là nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả hoặc lập công lớn, giúp mở rộng điều tra, phá án. Và có thể việc giúp đỡ cơ quan điều tra phá án hoặc mở rộng điều tra, Dương Chí Dũng chưa thực hiện nhưng nếu nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả thì ông này hoàn toàn có thể thoát khỏi án tử hình như nhiều LS đã cảnh báo bên lề phiên toà xét xửa cách đây mấy tháng.
Ở đây, tôi tin chắc rằng khi tiếp cận nguồn tin này từ các tờ báo chính thống và mặc dù nội dung báo chí viết, đăng tải tương đối rõ ràng, cụ thể (không thể hiểu nhầm sang nội dung khác) nhưng vẫn có người ngộ nhận và hiểu nhầm rằng khi nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả theo quy định thì ông Dũng sẽ hết trách nhiệm pháp lý. Hay nói cách khác, khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính ông Dũng đã hoàn toàn trở thành một người "tự do" dù trước đó ông phạm vào tội danh đặc biệt nghiêm trọng với án phạt cao nhất có thể áp dụng là "tử hình" chứ không phải là án phạt nào thấp hơn.
Mặt khác, không ít người đã nghi ngờ tính khách quan của nội dung mới này trong Bộ luật hình sự sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua. Cụ thể hơn, họ nghi ngại về việc người phạm tội bồi hoàn thiệt hại gây ra như thế đã thu hồi được hết tài sản do hành vi họ gây nên chưa hay chỉ thu được cái phần mà tài liệu cơ quan chức trách có được chứng minh? Nhà giáo Chu Mộng Long (Hiện đang là Giảng viên trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định) là một trong những người có suy nghĩ như thế. Ông này chia sẻ:
Theo phân tích của ông Long, dù việc ông Dương Chí Dũng bồi hoàn để thoát án tử hình theo đúng quy định thì Nhà nước, các chủ thể bị ông Dũng tham nhũng trước đó vẫn thiệt hại. Phép tính của ông Long cho rằng khối tài sản vật chất mà ông Dũng có thể bồi hoàn lại cho Nhà nước chỉ khoảng 3 phần và ông Dũng vẫn còn lãi 7 phần. Tuy nhiên, chỉ xin nhắc lại ông Long rằng, chủ thể đứng ra quy định ông Dũng phải bồi hoàn lại khối tài sản do tham ô, tham nhũng mà có không phải là ông Dũng. Ông Dũng sẽ không thể tự mình kê khai mình đã tham ô, tham nhũng bao nhiêu để cơ quan chức trách liên quan ghi nhận và yêu cầu ông Dũng tiến hành bồi hoàn. Nghĩa vụ này thuộc về cơ quan nhà nước (Toà án xét xử ông Dũng phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thẩm định trên cơ sở các chứng cứ tài liệu khai báo từ ông Dũng, chủ thể bị hại) và xin thưa rằng chỉ riêng với điều này thì cũng đã có hẳn một bộ quy trình, tiêu chuẩn cụ thể.
Vậy nên, nếu có chuyện ông Dũng vẫn lãi 7 phần thì đó là do cơ quan nhà nước chưa làm hết trách nhiệm (?) và nên chăng điều ông Long nên làm là kiến nghị lên Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền cần lưu ý điều này khi thực hiện nội dung mới này trong Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Hơn nữa, một trong những nguyên tắc trong Bộ luật Hình sự mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng: Người phạm tội không có trách nhiệm chứng minh mình vô tội. Chiểu theo nguyên tắc này thì nghĩa vụ chứng minh, thống kê tài sản phạm tội mà có hoàn toàn thuộc về nhà nước, cơ quan hữu trách. Mặt khác, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều hạn chế tới mức tối đa sự xuất hiện của việc áp dụng tội danh "tử hình" trong các vụ án tham ô, tham nhũng. Một số tội danh nghiêm trọng hơn cũng đang trong lộ trình đề nghị bỏ hình phạt này. Xu thế nhân đạo hoá trong đời sống pháp luật là nguyên nhân chính thúc đẩy Quốc hội thông qua nội dung trên trong Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Và đáng nói hơn, điều quan trọng nhất từ cuộc chiến chống tham nhũng mà cả xã hội đang tiến hành không phải là tử hình được bao nhiêu người, tử hình chỉ là một giải pháp cuối cùng có tính răn đe, phòng ngừa xã hội. Vấn đề buộc đối tượng phạm tội hoàn trả lại tài sản đã tham ô, tham nhũng mới là vấn đề cần thiết hơn. Có thể sẽ có những vướng mắc nhất định trong việc xác định chính xác khối tài sản do tham ô, tham nhũng mà có nhưng thiết nghĩ điều đó nên được cụ thể hoá, chính xác hoá bằng một chế tài, quy định khác hơn là bãi bỏ một điều có nhiều điểm ưu việt như thế.
Dương Chí Dũng trước phiên toà (Nguồn: Internet).
Xin được lấy luôn một ví dụ điển hình, thời sự để minh hoạ cho những điều sắp được nói dưới đây: Theo một công bố mới nhất của Quốc hội về việc thảo luận về dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi, với tỷ lệ tán thành trên 84%, sáng 27/11, cơ quan lập pháp này đã thống nhất giữ quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô, nhận hối lộ nếu sau khi bị kết án chủ động nộp lại tối thiểu ¾ tài sản phạm tội và tích cực hợp tác phá án hoặc lập công lớn. Liên hệ với trường hợp với tội danh và mức án mà cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng đang đối diện thì với quy định mới này ông Dũng hoàn toàn có thể thoát tội từ hình nếu nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả hoặc lập công lớn, giúp mở rộng điều tra, phá án. Xin nhấn mạnh là chỉ cần thoả mãn một trong hai điều kiện, hoặc là nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả hoặc lập công lớn, giúp mở rộng điều tra, phá án. Và có thể việc giúp đỡ cơ quan điều tra phá án hoặc mở rộng điều tra, Dương Chí Dũng chưa thực hiện nhưng nếu nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả thì ông này hoàn toàn có thể thoát khỏi án tử hình như nhiều LS đã cảnh báo bên lề phiên toà xét xửa cách đây mấy tháng.
Ở đây, tôi tin chắc rằng khi tiếp cận nguồn tin này từ các tờ báo chính thống và mặc dù nội dung báo chí viết, đăng tải tương đối rõ ràng, cụ thể (không thể hiểu nhầm sang nội dung khác) nhưng vẫn có người ngộ nhận và hiểu nhầm rằng khi nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả theo quy định thì ông Dũng sẽ hết trách nhiệm pháp lý. Hay nói cách khác, khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính ông Dũng đã hoàn toàn trở thành một người "tự do" dù trước đó ông phạm vào tội danh đặc biệt nghiêm trọng với án phạt cao nhất có thể áp dụng là "tử hình" chứ không phải là án phạt nào thấp hơn.
Mặt khác, không ít người đã nghi ngờ tính khách quan của nội dung mới này trong Bộ luật hình sự sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua. Cụ thể hơn, họ nghi ngại về việc người phạm tội bồi hoàn thiệt hại gây ra như thế đã thu hồi được hết tài sản do hành vi họ gây nên chưa hay chỉ thu được cái phần mà tài liệu cơ quan chức trách có được chứng minh? Nhà giáo Chu Mộng Long (Hiện đang là Giảng viên trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định) là một trong những người có suy nghĩ như thế. Ông này chia sẻ:
Theo phân tích của ông Long, dù việc ông Dương Chí Dũng bồi hoàn để thoát án tử hình theo đúng quy định thì Nhà nước, các chủ thể bị ông Dũng tham nhũng trước đó vẫn thiệt hại. Phép tính của ông Long cho rằng khối tài sản vật chất mà ông Dũng có thể bồi hoàn lại cho Nhà nước chỉ khoảng 3 phần và ông Dũng vẫn còn lãi 7 phần. Tuy nhiên, chỉ xin nhắc lại ông Long rằng, chủ thể đứng ra quy định ông Dũng phải bồi hoàn lại khối tài sản do tham ô, tham nhũng mà có không phải là ông Dũng. Ông Dũng sẽ không thể tự mình kê khai mình đã tham ô, tham nhũng bao nhiêu để cơ quan chức trách liên quan ghi nhận và yêu cầu ông Dũng tiến hành bồi hoàn. Nghĩa vụ này thuộc về cơ quan nhà nước (Toà án xét xử ông Dũng phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thẩm định trên cơ sở các chứng cứ tài liệu khai báo từ ông Dũng, chủ thể bị hại) và xin thưa rằng chỉ riêng với điều này thì cũng đã có hẳn một bộ quy trình, tiêu chuẩn cụ thể.
Vậy nên, nếu có chuyện ông Dũng vẫn lãi 7 phần thì đó là do cơ quan nhà nước chưa làm hết trách nhiệm (?) và nên chăng điều ông Long nên làm là kiến nghị lên Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền cần lưu ý điều này khi thực hiện nội dung mới này trong Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Hơn nữa, một trong những nguyên tắc trong Bộ luật Hình sự mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng: Người phạm tội không có trách nhiệm chứng minh mình vô tội. Chiểu theo nguyên tắc này thì nghĩa vụ chứng minh, thống kê tài sản phạm tội mà có hoàn toàn thuộc về nhà nước, cơ quan hữu trách. Mặt khác, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều hạn chế tới mức tối đa sự xuất hiện của việc áp dụng tội danh "tử hình" trong các vụ án tham ô, tham nhũng. Một số tội danh nghiêm trọng hơn cũng đang trong lộ trình đề nghị bỏ hình phạt này. Xu thế nhân đạo hoá trong đời sống pháp luật là nguyên nhân chính thúc đẩy Quốc hội thông qua nội dung trên trong Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Và đáng nói hơn, điều quan trọng nhất từ cuộc chiến chống tham nhũng mà cả xã hội đang tiến hành không phải là tử hình được bao nhiêu người, tử hình chỉ là một giải pháp cuối cùng có tính răn đe, phòng ngừa xã hội. Vấn đề buộc đối tượng phạm tội hoàn trả lại tài sản đã tham ô, tham nhũng mới là vấn đề cần thiết hơn. Có thể sẽ có những vướng mắc nhất định trong việc xác định chính xác khối tài sản do tham ô, tham nhũng mà có nhưng thiết nghĩ điều đó nên được cụ thể hoá, chính xác hoá bằng một chế tài, quy định khác hơn là bãi bỏ một điều có nhiều điểm ưu việt như thế.
An Chiến
No comments:
Post a Comment