2016/07/20

Hành trình tội lỗi của một bộ phận Thiên Chúa giáo VN

Mõ Làng


Điều gì đang xảy ra đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam thời gian gần đây? Chỉ có am tường lịch sử để soi xét hiện tại thì mới trả lời được điều đó.

Tôn giáo, tín ngưỡng là một thành tố quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Tôn giáo xuất hiện và tồn tại lâu dài trong lịch sử loài người, vai trò to lớn của nó là không thể phủ nhận.

Thấu hiểu được điều đó nên chính sách về tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã được thể hiện một cách nhất quán trong Hiến Pháp ngay từ khi giành được độc lập cho đến nay. Đó là, Nhà nước VN tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Chính sách đó đã lôi cuốn được đa số tín đồ các tôn giáo tích cự tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước trong mọi hoàn cảnh và đã đóng góp phần quan trọng cho nền độc lập, tự do, dân chủ, giàu mạnh của dân tộc.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, một bộ phận chức sắc, tín đồ tôn giáo đã có những lời nói, hành động đi ngược lại lợi ích dân tộc và lợi ích của số đông tín đồ khiến nhiều người bất bình. Ấy vậy nhưng, dường như bộ phận cực đoan đó không hề có sự hối lỗi mà còn có vẻ hung hăng hơn.

Bài viết này chỉ dành cho những giáo sỹ, tín đồ Thiên chúa giáo để họ thấy rằng, đừng tưởng sự nhân nhượng của chính quyền trong thời gian vừa qua trước những hoạt động ngông cuồng của họ là một sự nhu nhược.

Trước hết, xin nhắc lại một chút về lịch sử để thấy dân tộc và tôn giáo cái nào quan trọng hơn để liệu mà ứng xử.

Đạo Công giáo truyền được vào Việt Nam từ thế kỷ XV, sự du nhập Công giáo cũng đồng hành với quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp nên nó không được nhà nước phong kiến Việt Nam chào đón.

Dưới triều Nguyễn, chính sách nhất quán của nhà Nguyễn là không khuyến khích, không tạo cơ hội cho Công giáo phát triển. Đã có nhiều sắc dụ của nhà vua cấm đoán khắt khe, truy bức giáo sỹ và tín đồ Công giáo.

Chỉ riêng dưới triều Tự Đức (1848 - 1861) đã ra 14 sắc chỉ cấm đạo Thiên chúa, trừng phạt nghiêm khắc, khốc liệt. Chỉ riêng một đợt "phân tháp" niên hiệu Tự Đức 14, ước tính đã có 115 linh mục Việt Nam bị giết, 2.000 nữ tu bị tản mác, 50 tu viện bị phá hủy, khoảng 2000 họ giáo bị mất gia tài, điền sản, 100 nữ tu, 50.000 tín đồ bị giết, 300.000 người ly tán.

Chỉ đến khi cách mạng thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, người công giáo mới được hưởng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo như bản Hiến pháp đầu tiên (1946) đã ghi.

Tuy vậy, chỉ 1 năm sau khi thực dân Pháp trở mặt gây hấn, năm 1947 khắp nơi ở Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình... những thế lực phản động trong Thiên chúa giáo đã liên tục gây ra nhiều vụ bạo động chống chính quyền. Nhiều nơi nhà thờ trở thành căn cứ vũ trang chống cộng sản. Bùi Chu - Phát Diệm được xây dựng thành khu tự trị, các giáo sỹ đã tuyển mộ 40.000 thanh niên công giáo tham gia ngụy quân thường xuyên lùng bắt, tra tấn, bắn giết cán bộ Việt Minh, những người ủng hộ kháng chiến.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nước tạm chia hai miền, dưới sự bảo trợ của Mỹ, giới chức sắc Thiên chúa giáo đã lừa mị, kích động tạo nên làn sóng di cư của hơn nửa triệu tín đồ thiên chúa vào Nam. Họ trở thành lực lượng xung kích tuyển lựa, thành lập nhiều sư đoàn lính ngụy có đến 90% là tín đồ Thiên chúa giáo cho chế độ Mỹ - Diệm để thực hiện chính sách "ấp chiến lược", thi hành luật 19/59 điên cuồng chống cộng.

Sau khi đất nước Việt Nam thống nhất (1975), nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục thực hiện chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng xây dựng Giáo hội Thiên chúa thống nhất để đoàn kết lương - giáo xây dựng đất nước. 

Tuy vậy, một bộ phận giáo sỹ, tín đồ Công giáo đã chọn con đường phản bội dân tộc, chống lại nhà nước, không đội trời chung với dân tộc. Liên tục trong nhiều năm từ 1975, hàng chục tổ chức phản động do các linh mục Công giáo cầm đầu xảy ra, trong đó phải kể đến những cái tên như: "Mặt trận đoàn kết kháng chiến Việt Nam" do linh mục Trần Học Hiệu cầm đầu; "Mặt trận quốc gia giải phóng Việt Nam" do linh mục Nguyễn Văn Vàng cầm đầu với sự nòng cốt của 20 linh mục khác; "Dân quân phục quốc" do linh mục Nguyễn Hữu Nghị cầm đầu và 19 linh mục khác; "Phong trào cách mạng dân tộc Việt Nam" do linh mục Lê thanh Quế cầm đầu cùng 5 linh mục khác; "Cao trào linh mục mẹ Maria" do linh mục Nguyễn Văn Đệ cầm đầu  với sự tham gia của 17 linh mục, 14 tu sỹ... Có những tổ chức đã gầy dựng được lực lượng cả nghìn người, có trang bị kỹ thuật, vũ khí.

Vậy nhưng, họ cũng chẳng nên cơm cháo gì  trước một dân tộc Việt (trong đó có hàng triệu người công giáo) yêu nước đã đổ bao xương máu mới giành lại được tự do, độc lập, cơm no, áo ấm và ngày một phát triển. 
Đến nay, 70 năm cách mạng đã qua, rõ ràng những thành quả mà cách mạng đem lại cho nhân dân, trong đó có tín đồ công giáo là không thể phủ nhận. Thế nhưng, sự tái diễn chống Công sản lại bắt đầu, đang có nguy cơ tái phát bởi một bộ phận trong những chủ chăn Công giáo VN.

Người ta lấy làm ngạc nhiên, vì ngay giữa lòng Thủ đô, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong của Dòng chúa cứu thế Thái Hà, thay vì rao giảng đạo đức, răn dạy những điều hay lẽ phải cho giáo dân, khuyên bảo họ sống tốt đời đẹp đạo và sống phúc âm trong lòng dân tộc, thì y lại lợi dụng vị thế "Cha đạo" của mình để lèo lái lời Chúa thành ý của mình, để sai khiến, kích động giáo dân chống đối mọi chủ trương của nhà nước, làm những việc trái với luân thường đạo lý, đi ngược lại lợi ích của dân tộc lại ngang nhiên có những phát ngôn chia rẽ tôn giáo, bịa đặt và xuyên tạc trắng trợn chủ trương, đường lối tôn giáo của đảng và nhà nước.

Người ta ngạc nhiên vềhững vụ việc xảy ra ở Giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), Giáo xứ Mỹ Yên (Nghi Lộc, Nghệ An), Giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh), rồi Giáo xứ Cồn Sẻ (Quảng Bình)… và giờ đây lại là vụ việc tại Giáo họ Yên Lạc thuộc Giáo xứ Xuân Kiều, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Các linh mục chủ chăn luôn kích động người dân gây rối, tham gia các cuộc biểu tình, cướp đất, đập phá tài sản, nơi công quyền, cản trở giao thông, bắt giữ người trái pháp luật chống đối người thi hành công vụ, vu cáo, nhục mạ chính quyền. 

Thử hỏi việc làm trên của họ có trái với đường hướng tốt đời đẹp đạo của Giáo hội Công giáo VN, trái với đạo lý, với những điều răn của Chúa, trái với chính sách, pháp luật của nhà nước?

Đáng tiếc thay, khi Giáo hội Công giáo Việt Nam đã để lọt vào hàng giáo sĩ những con “quỷ sa tăng” đội lốt người làm ô danh chúa. Những gương mặt “lòng lang, dạ sói” như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Văn Toản, Lê Ngọc Thanh, Phan Văn Lợi, Đặng Hữu Nam... đang gieo rắc mầm bệnh hận thù, kích động chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo để âm mưu lật đổ chính quyền VN hiện nay.

Hơn ai hết, nếu thấu hiểu lời răn dạy của Chúa, những người Công giáo VN đều phải hiểu rằng, là công dân nước Việt họ có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật như tất cả các công dân không tôn giáo, hoặc các tôn giáo khác, vì thế họ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân và phải có ý thức chấp hành pháp luật.

Tín đồ công giáo VN cũng là con lạc cháu hồng, cùng chung cội nguồn dân tộc, có tinh thần yêu nước, nhưng họ đang bị lôi kéo vào một trò chơi chính trị nguy hiểm của lũ quỷ sa tăng. Tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật họ đang đi ngược lại những giá trị đạo đức, nhân văn của người dân Việt, cùng lời răn của Chúa và họ đang chống lại chính dân tộc mình.

Hiện nay, những thế lực thù nghịch, những kẻ chống cộng ở nước ngoài cho tới đám dân chủ giả cầy trong nước, đến cả các giám mục, linh mục công giáo cực đoan đang lợi dụng tự do dân chủ để cấu kết với nhau hòng gây biến động xã hội, nối giáo cho giặc để chống phá, lật đổ chính quyền.

Bảy mươi năm qua, chúng đã từng làm và nay chúng vẫn đang làm, nhưng chúng vẫn không thể làm được những gì mà chúng mong muốn. Những kẻ đang có dã tâm đi ngược lại lịch sử, lợi ích của dân tộc, lợi dụng tôn giáo để chống lại Nhân Dân chỉ chuốc lấy thất bại và “gieo gió ắt có ngày gặp bão”.

Để thượng tôn luật pháp, bảo vệ thành quả CM của Nhân dân, những kẻ vi phạm pháp luật dù chúng có là giáo sỹ hay bất cứ thành phần nào đều cũng phải bị xử lý và trừng trị nghiêm khắc. Đấy là nhiệm vụ của chính quyền.

No comments: