2015/11/01

Kim Quốc Hoa: Bị bỏ rơi đôi khi cũng là điều hay

Mẹ Đốp

Có một dạo sau khi nguyên tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa bị khởi tố bị can (12/05/2015) về hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 Bộ Luật Hình sự thì rất nhiều diễn đàn đã bàn tán về chuyện này. (1) Một điều rất dễ nhận thấy là người tiếc cho ông Hoa, cho một người làm báo cả cuộc đời nhưng vẫn không thể tránh hạn vận ở cái độ tuổi mà lẽ ra đã vui thú điền viên cùng con cháu. (2) Cũng có một bộ phận người lại cho rằng ông Hoa là nạn nhân của một xã hội mà cái tốt, cái thiện nhiều khi bị đối xử một cách bất công, thậm chí bị trù dập.... Tuy nhiên, bẵng đi một thời gian dài nhóm người thứ (2)không hiểu vì sao lại bỏ rơi ông Kim Quốc Hoa lúc nào không hay bởi một sự im lặng có tính bất chợt. 
Ông Kim Quốc Hoa trả lời phỏng vấn (Nguồn: Internet). 

Và càng lạ lùng hơn khi hôm nay trên các mặt báo ra rả thông tin "Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bị can Kim Quốc Hoa, nguyên tổng biên tập báo Người Cao Tuổi, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 Bộ luật hình sự" (Theo Tuổi trẻ) thì lẽ ra đó là cơ hội để đám người này khuấy động hay hâm nóng dư luận thì tình trạng (sự quan tâm) về nguyên Tổng biên tập Báo Người cao tuổi cũng không khá hơn là mấy. Đó cũng là nguyên nhân lí giải tại sao phản ánh về hình thức pháp lý cao hơn của ông Hoa trong vụ án cũng chỉ là mấy trang mà người ta vẫn quen gọi là "Lề phải", lá "báo Đảng". 
Vậy tại sao lại có hiện tượng ban đầu thì rất quan tâm, thể hiện thái độ ủng hộ, kêu gọi trả tự do cho ông Hoa nhưng càng về sau thì dường như nhóm người mà tạm gọi là "các nhà dân chủ" lại dường như cố quên, không đả động gì tới vụ án? Phải chăng những diễn biến mới của vụ án ngày càng bất lợi cho ông Hoa nên chúng không dại gì dính vào bởi vừa mất công, mất thời gian mà cũng không đi đâu về đâu? 

Khác với những vụ án tương tự trước đó (các vụ án với tội danh được quy định tại điều 258 - BLHS), vụ án Kim Quốc Hoa có diễn biến tương đối nhanh và trước khi bị bắt, có quyết định khởi tố bị can và mới đây nhất là đề nghị truy tố thì Bộ chủ quản được giao quyền quản lý Nhà nước trên lĩnh vực báo chí là Bộ Thông tin & truyền thông đã có một cuộc thanh tra toàn diện báo Người cao tuổi; căn cứ kết quả thanh tra thì Thanh tra bộ này cũng đã đề nghị Hội người cao tuổi Việt Nam - Cơ quan chủ quan, trực tiếp quản lý báo Người cao tuổi cách chức tổng biên tập đối với ông Kim Quốc Hoa, đồng thời chuyển hồ sơ tài liệu vụ việc sang Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 

Sự chặt chẽ trong từng bước đi tiến tới xử lý ông Hoa (người đã thu hút sự chú ý của công luận khi cùng với báo Người cao tuổi tiên phong trên mặt trận chống tham nhũng cho nên mọi sự thiếu thận trọng, cân nhắc đều có thể gây nên những phản ứng trái chiều, thậm chí là phản tác dụng) vì thế đã không tạo ra bất cứ một lỗ hổng nào về mặt pháp lý để đám luật như "Nhân quyền" như Trần Thu Nam, Trần Vũ Hải... vào cuộc khai thác và biện minh cho hành vi vi phạm pháp luật của ông Hoa. Và đương nhiên, chính sự thoái lui tương đối nhanh chóng của giới luật gia cũng đã khiến những đám "dân chủ" cũng suy xét lại vấn đề. Ở đây, xin được so sánh sự vào cuộc của đám người này giống như một cuộc đi buôn bán đường xa vậy? Trước khi quyết định đi hay không đi, họ đã phải đặt ra những phép tính về lẽ thiệt hơn trong sự vụ mà họ sẽ dấn thân đó? Họ sẽ khước từ chuyến đi đó nếu cả cảm quan và những phép tính họ đặt ra cho họ những con số không có lợi. 

Thông thường, khi tiếp cận những vụ án hình sự kiểu này thì điều đám người này hướng tới đôi khi không phải là một hình thức pháp lý có lợi cho chính con người đó. Được tha bổng và tại ngoại chẳng hạn. Mà ở đây, căn cứ vào nhân thân, nghề nghiệp và cả những dấu ấn có tính cá nhân để khai thác, ví dụ đối với trường hợp ông Kim Quốc Hoa thì cái thành tích góp phần vào sự nghiệp chống tham nhũng sẽ được triệt để sử dụng và mục đích thì đương nhiên ai cũng rất dễ nhận thấy: họ sẽ cho rằng nhà nước xử lý một con người có nhiệt tâm với sự nghiệp chống tham nhũng thì suy cho cùng nhà nước cũng đâu có coi trọng cái sự nghiệp đó?... Tuy nhiên, thật trớ trêu khi những chi tiết trong vụ án đã thi nhau tố cáo ông Hoa và không còn sự nhập nhằng, trộn lẫn trong chu diên của vấn đề: Vì chống tham nhũng, lên án cái xấu nên Báo Người cao tuổi, cá nhân ông Kim Quốc Hoa đã vô tình xâm phạm vào quyền, lợi ích của chủ thể khác được pháp luật bảo hộ. 

Sự rõ ràng về mặt ý thức, chủ ý trong các bài viết vi phạm có tính điển hình của ông Hoa như Sự thật về “công tử” Hà thành ra Trường Sa” với nội dung sai sự thật như “có tin cho rằng những năm gần đây, ở quần đảo Trường Sa vẫn tồn tại hiện tượng một số quân nhân nghiện ma túy nhưng vì gia đình có quan hệ nên vẫn được ra Trường Sa, lợi dụng danh nghĩa công tác để cai nghiện, rèn luyện” hay trong bài báo “Bàn về thị trường sao và vạch” với nội dung cho rằng: "trưởng công an các phường ở TP lớn hầu hết là đại tá...” đã không cho ông Hoa và những người trợ giúp pháp lý của mình một cơ hội biện minh, lấp liếm, dù nhỏ nhất. Và ai cũng hiểu rằng nếu chống tham nhũng, lên án để bài trừ cái xấu, cái ác thì không đến nỗi ông Hoa và cộng sự lại lấn sân sang một địa hạt mà xét về bản chất hay hình thức đều không liên quan. 

Họ đã bỏ rơi ông Hoa khi biết vụ án ông Hoa sẽ chỉ đi về một cái hậu kết buồn và không giúp ích gì cho sứ vụ họ đang theo đuổi. Có thể với rất nhiều người đó là điều tín hiệu buồn đối với ông Hoa khi "bị người đời bỏ rơi" nhưng về phía người viết thì đó là điều may mắn bởi rồi đây ông Hoa sẽ đối diện với bản án của Toà án nhưng ông sẽ không bao giờ bị mang tiếng là "kẻ dám làm không dám nhận". 

No comments: