2015/11/01

Trương Duy Nhất với lối tư duy ngục tù

Kính Chiếu Yêu



Mới ra tù, "Một góc nhìn khác" lại trở lại đúng cách"một góc nhìn lác" mà cư dân mạng đã đặt cho Trương Duy Nhất. Tự vỗ ngực, tự hoắng lên như mình mới là khổng lồ, mới là trí tuệ, sắc sảo, Nhất như một kẻ điên khi càng viết càng thể hiện lối tư duy ngục tù của mình.

Con người Nhất là một mớ hỗn độn của mâu thuẫn ngớ ngẩn. Hắn ra rả chửi chế độ cộng sản nhưng lại sống ở một thành phố "đáng sống nhất" do công sản xây dựng và ngợi ca một ông cộng sản gộc Nguyễn Bá Thanh. Hắn thần tượng Tây lông, lá liếm những giá trị dân chủ, nhân quyền đến mức không còn biết đúng sai nhưng lại giãy nảy lên khi ai đó chê bai, lên án hắn.

Có lẽ vì thế mà Trương Duy Nhất đã bỏ tù cả bộ óc quả nho của mình và điều ấy càng chứng tỏ vừa qua hắn bị bỏ tù cũng xứng đáng. Sau một số bài tung lên"Một góc nhìn khác" với lối viết hằn học đến lú lẫn, mới hôm qua Nhất lại tung chưởng lên mạng với bài: "SÀI GÒN, MỘT THOÁNG"

"... có những điều gần nửa thế kỷ rồi, nghe mãi vẫn ngường ngượng. Ấy là cái tên gọi Hồ Chí Minh áp cho Sài Gòn.

Hơn 40 năm, cái tên Hồ Chí Minh với tôi vẫn gì đó nghe rất khiên cưỡng. Thành phố Sài Gòn “hòn ngọc Viễn Đông” đã như một giá trị văn hóa đầy tự hào cao ngạo, không chỉ với Việt Nam, mà với cả vùng Viễn Đông và thế giới.

Kính trọng Hồ Chí Minh. Nhưng không phải cứ đem tên cụ đặt cho thành phố mới là sự kính trọng. Thậm chí nhiều khi, trong nhiều trường hợp, ngữ cảnh, việc dụng tên lãnh tụ như thế vô tình thành xem thường, phỉ báng. Ví như khi nhận xét Sài Gòn ồn ào nhộn nhạo xô bồ nhếch nhác quá, Sài Gòn ăn chơi quá, Sài Gòn nhậu khiếp quá, Sài Gòn bất an quá, Sài Gòn bẩn quá, Sài Gòn hôi quá... nghe chẳng sao, nhưng bảo Hồ Chí Minh ồn ào nhộn nhạo xô bồ nhếch nhác quá, Hồ Chí Minh ăn chơi quá, Hồ Chí Minh nhậu khiếp quá, Hồ Chí Minh bất an quá, Hồ Chí Minh chật chội quá, Hồ Chí Minh bẩn quá, Hồ Chí Minh hôi quá... thì quả là bất nhã, báng bổ. Thậm chí ngay cả khi khen Hồ Chí Minh sạch quá, con gái Hồ Chí Minh đẹp quá, sexy quá nghe cũng chả ra làm sao.

Rất nhiều trường hợp nhiều ngữ cảnh, tên gọi TP Hồ Chí Minh nghe cứ như một sự áp đặt khó ăn nhập. Hơn 40 năm, nhiều người nhiều chỗ nhiều nơi nhiều trường hợp, cái tên Sài Gòn vẫn được dùng như một thói quen và giá trị không thể thay đổi. Thậm chí ngay cả tên gọi tờ báo đảng của thành phố suốt mấy chục năm qua vẫn được giữ nguyên là Sài Gòn Giải Phóng (chứ không đổi thành báo Hồ Chí Minh). Rồi báo Sài Gòn Tiếp Thị chứ không phải báo Hồ Chí Minh Tiếp Thị, Thời báo Kinh tế Sài Gòn chứ không phải Thời báo kinh tế Hồ Chí Minh, báo Doanh Nhân Sài Gòn chứ không phải báo Doanh nhân Hồ Chí Minh...

Cũng may là chợ Bến Thành, một biểu trưng văn hóa của Sài Gòn còn giữ được tên gọi xưa. Chứ nếu cũng đổi thành chợ Hồ Chí Minh thì... khốn khổ!

Vì thế, ý tưởng cho việc thay trả lại tên gọi Sài Gòn cũ cũng đừng nên nặng nề quá, đừng qui chụp là chống phá phản động. Nên nghĩ và xem đó là một thái độ văn hóa, là sự trả lại một giá trị văn hóa, một danh xưng đầy tự hào và kiêu ngạo của vùng đất phương Nam xưa.

Không chỉ giản đơn là tên gọi một cái chợ, một thành phố, một địa danh. Đấy là thái độ văn hóa dám đoạn tuyệt, vứt bỏ những khuôn mẫu không phù hợp, khó ăn nhập với thực tiễn cuộc sống."

Đấy, trích gần như nguyên văn cho khỏi nói là cắt xén, lắp ghép theo ý đồ tuyên giáo. 

Theo Nhất, nên "hạ bệ" cái tên TP Hồ Chí Minh đi và "trả lại tên" Sài Gòn cho em bởi mấy lý do: Thứ nhất, nghe nó khiên cưỡng, mãi mà không quen. Thứ hai, nhỡ đôi khi "phạm húy" vì gắn nó với những thứ tồn tại, bất cập, ô uế. 

Ngay lập tức, "ý tưởng" này của Nhất được đám Huy Đức, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập... tung hô như một phát minh vĩ đại!

Đấy, chả trách khi người ta nói Nhất "ngu mà tỏ ra nguy hiểm". Quen hay không quen, khiên cưỡng hay không khiên cưỡng chẳng phải vì một danh từ riêng chỉ địa danh. Gọi tên cho đúng thì là "Thành phố Hồ Chí Minh" chứ không phải chỉ là"Hồ Chí Minh" như cách tư duy của Nhất. Mỗi khi tên một địa danh được gọi gắn liền với tên riêng của một người thì nó phải có thêm tiền tố (hoặc hậu tố) để tạo nên một từ mới giúp phân biệt. Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Nin gờ rát, Washington city hay phố Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo thì ai cũng hiểu nhưng không thể hiểu nếu chỉ nói Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo khi muốn đến đó. Chẳng phải một "nhà báo" nhớn như Nhất không hiểu biết về ngữ pháp mà thực chất đấy chỉ là trò "đá đểu", cạnh khóe mà thôi.

Hơn 300 năm qua cái tên Sài Gòn có lịch sử dài nhất trong những tên gọi của thành phố ấy nên người ta chưa dễ quên ngay mà thôi, có gì mà không quen, khiên cưỡng. Người già quen miệng gọi Sài Gòn, còn lớp trẻ bây giờ ít dùng đến. Có thích dùng Sài Gòn hay không có chăng đấy là một cách hoài cổ hoặc bệnh lười của mấy cô cậu đánh máy không muốn dài dòng kí tự muốn ngoắng cái SG cho nhanh; Gọi tờ báo là Sài Gòn Giải Phóng, Sài Gòn Tiếp Thị, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Doanh Nhân Sài Gòn... là tên riêng của tờ báo chứ đâu có phải là định nghĩa một tổ chức hay biểu thị sự yêu - ghét. Báo Đảng vẫn gọi là Nhân Dân, báo Thanh niên vẫn gọi là Tuổi Trẻ, báo Đoàn vẫn gọi là Tiền Phong... đấy thôi. Chẳng phải Nhất không hiểu những điều ấy mà thực chất là sự đểu cáng.

Nhất và các bạn Nhất rất "cuồng Mỹ", sùng bái phương Tây, dễ động lòng trắc ẩn khi tên riêng đáng kính của một ai đó dễ bị "uế tạp" khi gắn với những đánh giá, nhận xét mặt trái, yếu kém, xấu xa... dễ trở thành "xem thường, phỉ báng" khi người ta nói: "Hồ Chí Minh ồn ào nhộn nhạo xô bồ nhếch nhác quá, Hồ Chí Minh ăn chơi quá, Hồ Chí Minh nhậu khiếp quá, Hồ Chí Minh bất an quá, Hồ Chí Minh chật chội quá, Hồ Chí Minh bẩn quá, Hồ Chí Minh hôi quá...". Chỉ có Nhất với bạn Nhất mới xỏ lá ba que, đểu cáng khi dùng tên riêng Bác Hồ để gắn với những tính từ đó mà không dùng tên địa danh. 

Này Nhất, nước Mỹ cũng đang dùng tên riêng Washington để đặt tên cho cả một bang phía tây, thậm chí còn đặt tên cho Thủ đô của mình nữa. Nhất nên kiến nghị Quốc Hội Mỹ đổi tên nó đi kẻo vô tình "phỉ báng" anh hùng dân tộc!

Cái lối tư duy ngục tù ấy không tô vẽ bộ mặt nhân quyền của Nhất sáng sủa hơn được đâu mà chỉ làm cho người ta càng thấy Nhất là một thứ cặn bã.

No comments: