Loa Phường
Trưa 11/05/2019, một số thành viên của nhóm lái xe “đánh BOT” đã tụ tập trước trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài, để “phản đối trạm thu phí bất hợp lý” và đòi thả Hà Văn Nam. Các ảnh chụp cho thấy họ dừng xe ô tô trước trạm để gây ách tắc giao thông; đồng thời ngồi trên xe, treo, giơ biểu ngữ để thể hiện thái độ phản đối. Để xử lý hành vi tụ tập, gây mất trật tự công cộng, gây cản trở giao thông nghiêm trọng, lực lượng công an đã bắt tạm giữ hơn 10 người, và dùng xe cẩu để di chuyển 11 xe hơi của nhóm này. Nhân đó, các tổ chức, cá nhân chống đối đã tận dụng việc tường thuật, bình luận về sự kiện này để tuyên truyền chống Nhà nước.
Về mặt đưa tin, trong thời gian diễn ra vụ việc, các thành viên nhóm “đánh BOT” quay livestream trực tiếp từ hiện trường. Trong số này, chủ Facebook “Mạc Tư Khoa” giữ vai trò quan trọng. Võ Hồng Ly liên tục cập nhật tin, ảnh về vụ việc lên Facebook cá nhân, trong khi Nguyễn Lân Thắng đăng ảnh những nhân viên công vụ tham gia xử lý vụ việc. Một số thành viên nhóm “đánh BOT”, như giáo viên Đặng Thị Huệ, cũng trả lời phỏng vấn đài nước ngoài sau khi vụ việc kết thúc.
Khi tiến hành các hoạt động đưa tin vừa kể, họ đưa ra một số tường thuật mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn, ảnh chụp từ hiện trường của Mạc Tư Khoa và tin đưa bởi Võ Hồng Ly cho thấy đây là một cuộc biểu tình đòi thả Hà Văn Nam – người được xem là “thủ lĩnh” của nhóm “đánh BOT”, hiện đã bị bắt giữ. Trong khi đó, Đặng Thị Huệ lại trả lời báo chí rằng bà chỉ từ chối trả phí cho trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài, vì không đồng ý với cách thu phí bất hợp lý của trạm này.
Về mặt bình luận, giới chống đối đưa ra 3 thông điệp.
Thứ nhất, họ tuyên truyền rằng các quan chức “tham nhũng” của Nhà nước đã cấu kết với các “nhóm lợi ích” tư bản. Vì vậy, Nhà nước đã cho công an “bảo kê” cho các doanh nghiệp thu phí bất hợp lý của người dân. Trong khi đó, nhóm “đánh BOT” là những “anh hùng” “chống tham nhũng” vì lợi ích của người dân.
Thứ hai, họ tuyên truyền rằng nhóm “đánh BOT” đang “thực hiện quyền bất tuân dân sự của mình”, không hề vi phạm pháp luật, trong khi cơ quan công an đã bắt, đánh người trái pháp luật. Thông điệp này phi lý, bởi một mặt, hành vi “bất tuân dân sự” là hành vi vi phạm pháp luật; mặt khác, họ không nhắc đến biên bản phạt và các điều luật cụ thể trong vụ này.
Thứ ba, họ tập trung vào những hình ảnh gây ấn tượng – như việc một người biểu tình bị đánh chảy máu mồm, việc đa phần những người bị bắt là phụ nữ... – để khiến độc giả có thiện cảm với mình và ác cảm với Nhà nước. Từ đó, một số cá nhân như Nguyễn Lân Thắng cũng kích động độc giả chống chế độ.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 nhận xét.
Thứ nhất, qua ảnh chụp tại hiện trường và phần tường thuật của Mạc Tư Khoa, Ly Hồng Ly, có thể thấy nhóm tài xế “đánh BOT” đã chủ động dàn xe tại trạm thu phí để gây ách tắc giao thông, rồi giơ biểu ngữ để đòi thả thành viên Phạm Văn Nam của họ. Như vậy, họ đã có dấu hiệu phạm tội “Gây rối trật tự công cộng”, với hành vi “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng”, quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015. Trong tình huống này, công an hoàn toàn có quyền giải tán cuộc tụ tập của họ để tránh ách tắc giao thông. Họ cũng đã đưa tin sai sự thật, khi viết rằng mình chỉ “từ chối trả tiền cho trạm Bắc Thăng Long Nội Bài” vì “trạm thu phí không hợp lý”.
Thứ hai, trong vụ việc này, nhóm “đánh BOT” đã hành xử sai luật, còn công an làm đúng luật, vì lý do vừa nêu. Cách giải quyết của công an cũng hợp lý để đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Cần nhớ rằng ở các nước phương Tây, cảnh sát cũng có quyền giải tán người biểu tình nếu họ gây ách tắc giao thông.
Thứ ba, nếu không hiểu rõ khái niệm “bất tuân dân sự”, giới “dân chửi” không nên lạm dụng từ này. Ngay từ khi ra đời vào năm 1848, khái niệm “bất tuân dân sự” đã được dùng để chỉ việc vi phạm các điều luật mà mình cho là bất công. Vì vậy, không thể vừa khoe mình đang “bất tuân dân sự”, vừa nói rằng mình không vi phạm pháp luật.
2 comments:
Bọn này quá là mất dạy, chúng nó làm loạn như vậy để ảnh hưởng tới thời gian và công việc của biết bao nhiêu người. Bày trò ra để những người khác mất thời gian giải quyết cho chúng nó, mà cái quan trọng là chúng nó chỉ tập trung vào bôi xấu nhà nước, đưa lên những hình ảnh dễ gây hiểu lầm nhất, còn đưa những những thông tin chẳng có tí bằng chứng xác thực
Chạy xe thì phải chấp nhận thu phí để duy tu bảo dưỡng đường chứ; tại sao lại không muốn nộp phí
Post a Comment