2019/05/24

HỖN LOẠN SAU BẦU CỬ Ở INDO-MINH CHỨNG CHO MẶT TRÁI CỦA CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG


Viễn

Cuộc bầu cử tại đất nước đông dân nhất khu vực Đông Nam Á, Indonexia đã trở nên hỗn loạn và không suôn sẻ khi số người chết vì đợt bầu cử này tăng cao.

Có hai loại người chết, chết vì làm việc quá sức của những người trong Ban kiểm phiếu và chết vì bạo loạn.

Vể chuyện người làm ban kiểm phiếu bị chết vì quá sức, các phương tiện truyền thông đưa tin ông Arief Priyo Susanto, người phát ngôn Ủy ban Tổng tuyển cử Indonesia (KPU), ngày 28-4 cho biết, tính tới đêm 27-4, đã có 272 người làm công tác bầu cử qua đời, đa phần liên quan tới tình trạng làm việc quá sức. Trong khi đó còn 1.878 người khác lâm bệnh, theo Reuters.

Cuộc bầu cử ngày 17-4 ở Indonesia được cho là sự kiện bỏ phiếu lớn nhất thế giới diễn ra trong một ngày. Đó là lần đầu tiên quốc gia 260 triệu dân này kết hợp hai cuộc bỏ phiếu tổng thống và bỏ phiếu nghị viện vùng cũng như quốc gia làm một.

Nhưng thay vì tiết kiệm được thời gian và chi phí như dự tính, các nhân viên làm công tác bầu cử Indonesia đang là tâm điểm trong những báo cáo tử vong liên quan tới tình trạng sức khỏe, vì làm việc quá sức. Với tỉ lệ đi bầu chiếm 80% tổng số 193 triệu cử tri, trên toàn Indonesia có tới 800.000 điểm bỏ phiếu, với mỗi điểm là 5 thùng. Nhân viên kiểm phiếu làm việc thủ công.

Trong khi số người chết này chưa dừng lại thì một điểm đau buồn hơn với Indo đã diễn ra đó là sau khi công bố kết quả bầu cử với chiến thắng nghiêng về đương kim tổng thống, lực lượng đối lập đã tiến hành biểu tình trên quy mô rộng để phản đối kết quả bầu cử.

Cuộc biểu tình đã nhanh chóng biến thành bạo loạn sau khi xảy ra đụng độ giữa lực lượng an ninh, cảnh sát với người biểu tình.

Người biểu tình cậy cả đá lát vỉa hè, phá biển báo giao thông, đốt các quầy hàng ăn và trạm gác an ninh. Truyền hình Indonesia chiếu cảnh hàng chục cảnh sát chống bạo động nằm ngủ ngay trên đường phố ngổn ngang.

Thị trưởng Jakarta, ông Anies Baswedan, cho biết 6 người đã thiệt mạng trong đêm bạo loạn đầu tiên. Hãng thông tấn Ankara đưa tin 3 bệnh viện đang điều trị cho hơn 350 người bị thương.

Đáng chú ý, các cuộc bạo loạn dường như đã được lên kế hoạch kĩ lưỡng khi cảnh sát phát hiện ra những phong bì tiền từ những người đi biểu tình. Điều này có nghĩa rằng, đây là cuộc bạo loạn có tổ chức từ trước và có lẽ nó được xây dựng theo kịch bản cách mạng sắc màu để lật đổ tổng thổng đương nhiệm.

Cho đến thời điểm hiện nay, đàn hơn 20 ngày trôi qua sau bầu cử, Indo vẫn chưa thể bình yên và ổn định.

Điều này là một minh chứng nữa chứng minh cho mặt trái của chế độ đa đảng đó là sự bất ổn về chính trị do sự cạnh tranh quyền lực giữa các đảng phái, lực lượng chính trị.

Và cũng thật dễ hiểu tại sao Việt Nam không thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng bởi thành tựu lớn nhất của Việt Nam đang có đó là sự ổn định về chính trị. Chẳng ai muốn dễ dàng đánh mất đi thành tựu đó. 

1 comment:

Bàn trộn âm thanh said...

Đây là lúc các nhà dân chủ cuội chuyên đòi đa nguyên đa đảng nên ngẫm lại các hành động mà họ đã làm