2016/07/21

CA SỸ MAI KHÔI CÓ THỂ ĐẠI DIỆN CHO GIỚI TRẺ VIỆT?


Cho đến gần 2 tháng sau đó, Mai Khôi (ca sỹ, quê Khánh Hòa, hiện đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh) mới dám công khai sự có mặt của mình tại cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và "các đại diện xã hội dân sự tại Việt Nam" vào ngày 24 tháng 5 năm 2016. Bài viết "Giá trị của cuộc gặp Tổng thống Obama" được đăng tải trên BBC Tiếng Việt là cách nữ ca sỹ này thực hiện điều đó. 
Chân dung Mai Khôi (Nguồn: BBC Tiếng Việt). 

Ngoài Mai Khôi và 3 người khác thì cựu nhà báo Mai Phan Lợi (nguyên Phó Tổng thư ký Tòa soạn, trưởng ban đại diện Báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội, người mà cách đây không lâu đã bị Bộ Thông tin & Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo vì đã "xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam; gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ; làm tổn hại đến uy tín của đội ngũ những người làm báo") cũng có mặt tại cuộc gặp này.

Giá trị được Mai Khôi chỉ ra từ cuộc gặp với Tổng thống B. Obama là gì?

Trước khi chính thức đi vào chỉ ra những "giá trị" từ cuộc gặp với Tổng thống B. Obama, nữ ca sỹ đã không quên điểm qua những điều "chưa hài lòng" mặc cho tất thảy đó là những sự luận suy và những cáo buộc không bằng cớ của cô dành cho Nhà nước Việt Nam. 

Giá trị thứ nhất được Mai Khôi chỉ ra là "mặt hình thức và biểu tượng" của cuộc gặp. Để diễn tả điều này, Mai Khôi viết: "Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ và các quan chức cao cấp nhất tại Nhà Trắng đã tổ chức một cuộc họp với các đại diện xã hội dân sự của Việt Nam -những người không làm việc cho nhà nước. Nó cho thấy rằng tổng thống của một đại cường quốc nhất nhì thế giới và những chính trị gia hàng đầu Nhà Trắng đã công nhận chính thức những ứng cử viên độc lập như tôi (mặc dù đã bị loại khỏi quá trình bầu cử quốc hội Việt Nam) cũng như đã ủng hộ và nhìn nhận vai trò của các đại diện xã hội dân sự, là những đại diện phi chính phủ, bằng cách xếp chúng tôi ngồi ngang hàng với Tổng thống Obama và cuộc họp kéo dài hơn một tiếng. Chính vì thế nên không có một tờ báo nào của Việt Nam dám nói về sự kiện này". 

Việc Tổng thống B. Obama đã gặp những người "đại diện xã hội dân sự của Việt Nam" (một cụm từ mà tại Việt Nam hiểu đó là những nhà dân chủ, những người bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản và Nhà nước) đó là sự thật. Nhưng xin được thưa với Mai Khôi rằng, không chỉ sang Việt Nam, các đời Tổng thống Mỹ mới làm như thế?
Nguồn: http://bnews.vn/tong-thong-my-tham-chinh-thuc-cuba/11932.html

Còn nhớ, trong chuyến công du Cuba của Tổng thống Mỹ sau 5 thập kỷ đóng băng quan hệ hai nước, dù trước đó Tổng thống Mỹ B. Obama đã tuyên bố sẽ cố găng hết sức để bình thường hóa quan hệ hai nước cũng như thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới (Nghĩa là sẽ cố gắng hạn chế những bất đồng giữa hai bên). Song điều đó đã không thể ngăn cản Tổng thống B.Obama có cuộc gặp với các tổ chức "Xã hội dân sự" tại Cuba (Xem thêm: Tại đây.

Chưa hết, những ai theo dõi trước thềm chuyến thăm của Tổng thống B. Obama tới Việt Nam, ông này và phái đoàn của mình đã chịu những sức ép nhất định từ nhóm Nghị sỹ Diều hâu, thù địch với Việt Nam ở lưỡng viện Quốc hội (Thượng - Hạ viện) gây sức ép. Chúng yêu cầu Mỹ không dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương hàng loạt đối với Việt Nam với lí do đó sẽ là "món quà" khi Việt Nam thực sự đảm bảo "Nhân quyền", "tự do tôn giáo theo tiêu chuẩn Mỹ đặt ra... Cuộc gặp vì thế nó không phản ánh quá nhiều về ý chí hay mong muốn của Tổng thống B. Obama; mà đơn thuần là một cử chỉ nhỏ mà vị Tổng thống này chiều lòng đám Nghị sỹ diều hâu những mong chúng sẽ ủng hộ các chính sách cuối nhiệm kỳ của mình (!).

Cái sự hãnh diện vì "Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ và các quan chức cao cấp nhất tại Nhà Trắng đã tổ chức một cuộc họp với các đại diện xã hội dân sự của Việt Nam -những người không làm việc cho nhà nước" và những điều được suy diễn sau đó như "Nó cho thấy rằng tổng thống của một đại cường quốc nhất nhì thế giới và những chính trị gia hàng đầu Nhà Trắng đã công nhận chính thức những ứng cử viên độc lập như tôi (mặc dù đã bị loại khỏi quá trình bầu cử quốc hội Việt Nam) cũng như đã ủng hộ và nhìn nhận vai trò của các đại diện xã hội dân sự, là những đại diện phi chính phủ, bằng cách xếp chúng tôi ngồi ngang hàng với Tổng thống Obama và cuộc họp kéo dài hơn một tiếng. Chính vì thế nên không có một tờ báo nào của Việt Nam dám nói về sự kiện này" thực chất là sản phẩm của một não trạng thiếu thông tin, cô độc và hãm danh của Mai Khôi.

Giá trị thứ hai được Mai Khôi nói đến là "Cuộc họp cũng đã tạo một nguồn cảm hứng lớn cho giới trẻ mạnh dạn tham gia vào chính trị".

Không hiểu Mai Khôi căn cứ vào đâu khi nói ra điều này bởi ngoài cô ra (Mai Khôi sinh năm 1983) ra thì những người tham dự đó như Tiến sỹ Nguyễn Quang A (Sinh năm 1946), cựu Nhà báo Mai Phan Lợi (Sinh năm 1971)... không thể coi là những người trẻ. Còn nếu Mai Khôi chỉ dựa vào lí do mình trẻ để nói như vậy thì xin thưa cô chưa đủ ảnh hưởng, tiếng tăm để đại diện cho cả thế hệ trẻ Việt Nam. Sự đại diện có phần lén lút của cô vì thế có thể làm xấu hình ảnh của giới trẻ Việt bởi lẽ nào giới trẻ Việt chỉ có cởi - hở để nổi tiếng và chứng minh giá trị bản thân mình: "Vì trước đây, ít ai nghĩ rằng một cô ca sĩ chưa hề có kinh nghiệm gì lớn trong các hoạt động chính trị, nay đã ngồi ngang hàng với tổng thống Mỹ và thảo luận các vấn đề chính trị trong một cuộc họp với các đại diện xã hội dân sự, điều này đã thay đổi quan điểm về việc ai có thể hoạt động xã hội, ai có thể tham gia vào chính trị, không phải như Thư Ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã nói: "chỉ hát hay thôi thì khó vào Quốc hội". 

Cho nên, riêng với điều này, Mai Khôi chỉ là kẻ tự sướng hết sức tầm thường! Và nếu có giáp mặt với Mai Khôi tôi sẽ nói với cô rằng, đừng nghĩ rằng, họ ngồi cùng hàng với mình nghĩa là họ tôn trọng, lắng nghe mình nói. Vì chính trị, họ sẵn sàng làm nhiều thứ chứ không đơn thuần chỉ từng đó. Sự hãnh diện vì thế càng cho thấy cái vị thế của chính cô cũng như tâm lý tự ti, hủ bại của một kẻ sống trời Nam mà còn tim đang ở trời Tây. Và nếu để giải thích căn nguyên của vấn đề này thì xin thưa đó là tính sùng ngoại của kẻ như Mai Khôi!

Quả thực, xin được chia sẽ luôn là khi nghe có bài viết "Giá trị của cuộc gặp Tổng thống Obama" của Mai Khôi tôi đã rất háo hức dù biết chắc nó cũng chẳng sẽ thay đổi được cái gì. Tôi chỉ hi vọng Mai Khôi nói cho ra nói, làm cái cách một người bình thường có thể làm. Nhưng tôi đã phải thất vọng khi nghe Mai Khôi nói và ở đó, cô không chỉ cho thấy mình hám danh mà cô đã phơi bày bản chất vong bản, cầu ngoại hết sức trơ trẽn, công khai của mình! 

An Chiến

No comments: