2015/11/09

Phạm Thành (Bà Đầm Xòe) ghen tị với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

http://molang0205.blogspot.com/2015/11/pham-thanh-ba-am-xoe-ghen-ti-voi-thu.html

Mẹ Đốp

Xin xác nhận lí do tôi không thích Thành Phạm không phải chủ Blog Bà Đầm Xòe là một người thích chọc ngoáy mọi vấn đề mà bởi cái thói cố tình nghĩ xiên xẹo vấn đề vẫn bám riết lão chưa như nó chính là một thứ bản năng vây! 
Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) do lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đứng đầu đang giành 70% số phiếu ủng hộ (Nguồn: Internet). 

Trên FB Thành Phạm viết: 
"Hôm nay, đọc tin thấy bên nước Myanmar có bầu cư tự do và Bà Aung San Suu Kyi sinh năm 1945 và đảng NLD đối lập của bà sẽ thắng cử, kết thúc thực sự chế độ quân sự ở Myanmar kéo dài đã 53 năm? 
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng chính phủ Việt Nam, Ông Nguyên Tấn Dũng đã từng có lời khuyên chính phủ và người dân Myanma: “mong muốn Myanmar triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó sớm tập trung ổn định để phát triển đất nước Myanmar” khi ông Dũng sang thăm Myanmar cách đây độ hơn 2 năm (tháng 8 năm 2013). Nghe lời khuyên của ông Dũng, hơn hai năm sau, nước Myanmar đã thực hiện bầu cử tự do và tương đối công bằng.
Không biết ông Dũng có còn nhớ “lời dạy” của ông với chính phủ và nhân dân Myanmar không? Nếu ông còn nhớ, tôi khuyên ông hãy khạc nó ra. Nhẹ nhàng thôi, kẻo huyết trong bụng dạ ông sẽ tuôn theo, có thể làm ông lăn quay ra đấy. Và nhất định ông phải vào cái hố xí ở Ba Đình mà khạc, cho nó kín đáo, chứ khạc ở chỗ khác, thiên hạ mà thấy thì ông biết lấy váy đâu để che cái mặt thủ tướng của ông"
Thực tình thì tôi không định nhắc lại nguyên văn đoạn viết của Phạm Thành làm gì bởi dù sao đó cũng chỉ là một trong vô số vẫn hiện diện và được viết ra từ chính gã. Tuy nhiên, hình như việc nói mãi mà không bị bất cứ ai phản biện hay phản ứng lại đã khiến gã "nhờn thuốc' thì phải. Ở đây, phải thừa nhận rằng trong chuyến thăm Myanma vào năm 2013, Ủy viên Bộ Chính trị, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu như thế. Và những ai quan tâm tới câu chuyện đang được nói xin hãy ngược dòng lịch sử để trở về bối cảnh lịch sử chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới đất nước này. 


Mặc dù từ thời điểm tháng 2/2011, Quốc hội Myanmar đã bầu ông Thein Sein làm Tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm cầm quyền của quân đội. Tới năm 2013, dù đã trải qua 02 năm cầm quyền nhưng vấn đề hòa bình và hòa hợp dân tộc còn là một bài toán khó đối với chính quyền dân sự non trẻ này. Những bất ổn mang dấu ấn của các đảng phái chính trị tại đất nước này là một trong những nguyên nhân căn bản khiến không chỉ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà nhiều quan chức nước ngoài khi đến Myanmar đều tỏ ra lo ngại và cảnh báo. Và một trong các giải pháp được cho sẽ giải quyết tình trạng bất ổn tại Myanmar chính là tổ chức "bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái".

Và xin được lưu ý rằng với một quốc gia đa đang phái như Myanmar thì giải pháp duy nhất không ngoài việc đảm bảo quyền lợi công bằng cho các đảng phái tham gia.  Đó cũng chính là một cơ chế, cái lẽ thường tình mà bất cứ quốc gia nào duy trì mô hình đa đảng đều phải thực hiện nếu không muốn sự bất ổn do các nhân tố có tính khác biệt. 

Hiểu như thế để thấy rằng bài phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không có bất cứ sự mâu thuẫn nào theo cái lối so sánh của Phạm Thành: "Thật là: “Cứt con người ở ngoài đường thì thối/Cứt con mình ở trên gối thì thơm” hay “Mặt mình như đít nồi rang/ lại chê hàng xóm nhọ nhang hơn mình”Hay nói cách khác, ở đây không có chuyện mình làm chưa được mà đi dạy đời người khác. Cụ thể hơn, khác với Myanmar, Việt Nam là một quốc gia có duy nhất một chính đảng và chính đảng đó giữ vai trò lãnh đạo đất nước. Và đương nhiên, nếu tại Việt Nam xuất hiện hay tồn tại tình trạng "không hòa bình và thiếu hòa hợp dân tộc" thì giải pháp sẽ không còn là tổ chức một cuộc bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái như lời khuyên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với nhà nước Myanmar ở bối cảnh đó. 

Đến thời điểm hiện tại, Myanmar đã hoàn tất điều đó và xem chừng đấy chính là dấu mốc đánh dấu bắt đầu của một Myanmar phát triển thịnh vượng. Và rất có thể do "ngửi" thấy điều này nên Phạm Thành đã tận dụng lối nói xiên xẹo của mình để xuyên tạc lời của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lí do chỉ có thể là sự ghen tị dẫn đường! 

No comments: