http://molang0205.blogspot.com/2015/11/ong-pham-quang-nghi-rot-bi-thu-thanh-uy.html
Chiềng Chạ
Nhân sự trước các kỳ Đại hội Đảng tại Việt Nam là chuyện chưa bao giờ cũ đi dù cho mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có những sự khác biệt nhất định. Và sở dĩ những bàn luận có tính vỉa hè về nhân sự, nhất là vị trí "tứ trụ triều đình" gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và vị trí chủ chốt tại một số địa phương quan trọng có đất sống bởi nó ít nhiều được nó cho thấy sự hợp lý trong những bài phân tích. Nhưng cũng nói luôn đó là số rất ít, rất hiếm từ những người có điều kiện nhất định để hiểu sâu, hiểu đúng về vấn đề, còn lại đa phần cũng chỉ dự đoán theo kiểu "thích thì nói", "thích thì phát ngôn", chứ kỳ thực họ chẳng hiểu gì những câu chuyện vốn được xếp vào hàng "thâm cung bí sử" này.
Ông Phạm Quang Nghị và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội (Nguồn: Internet).
Bài viết "Phạm Quang Nghị “rớt” bí thư thành ủy: phái “thân Trung” suy giảm?" của tác giả Lê Dung/SBTN là một ví dụ cho thấy một thực trạng có tính phổ biến của người Việt: Thích nói chuyện chính trị nhưng đáng buồn thay sự hiểu của họ không được nhiều để họ có thể nói đúng, nói chuẩn về vấn đề đang bàn!
Có lẽ ở đây không cần trích dẫn nội dung bài viết bởi từ tiêu đề bài viết cũng đủ suy luận tác giả bài viết muốn nói gì, ám chỉ điều gì! Ở đây chỉ xin được nói tới một chi tiết có tính xương sống, cốt lõi trong bài viết, đó là liệu nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị "rớt” bí thư thành ủy" như Lê Dung nói hay đó cũng là một cái cớ để câu chuyện được bắt đầu.
Theo thông báo của ông Nguyễn Văn Phong - Phó trưởng bản Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội sau khi kết thúc Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội nhiệm kỳ 2015 - 2020, "Theo quyết định của Bộ Chính trị, Bí thư Phạm Quang Nghị được phân công tiếp tục chỉ đạo Thành ủy Hà Nội. Việc điều hành do tập thể Thường trực khóa 16 gồm 4 Phó bí thư vừa được bầu đảm nhiệm". Và nếu ai theo dõi Đại hội Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh thì ông Lê Thanh Hải, UV Bộ Chính trị, nguyên bí thư Thành uỷ cũng được Bộ Chính trị phân công phụ trách Thành uỷ TP Hồ Chí Minh cho đến kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016.
Thêm nữa, những ai theo dõi con đường quan lộ của hai vị nguyên Bí thư của 02 Thành phố quan trọng và lớn nhất cả nước này hẳn sẽ thấy:
- Từ "ngày 28 tháng 7 năm 2006, ông được phân công giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội, thay cho ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam".
- "Ngày 28 tháng 6 năm 2006, sau khi Bí thư Thành Ủy Thành phố Hồ Chí MinhNguyễn Minh Triết được bầu làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ký Quyết định phân công ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM giữ chức Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2005 - 2010. Ông tái đắc cử chức vụ này nhiệm kỳ 2010-2015. Ngoài ra, ông hiện còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 7, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh TP. HCM". (theo Wikipedia).
Tính đến kỳ đại hội Đảng bộ 02 Thành phố thì cả hai ông Lê Thanh Hải và Phạm Quang Nghị đã trải qua 02 nhiệm kỳ Bí thư. Và đương nhiên chiếu theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội lần thứ XI và trong phần "Một số điểm chú ý trong giới thiệu nhân sự tham gia cấp uỷ khoá mới và việc bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau đại hội" tại Hướng dẫn số 03 về công tác nhân sự cấp uỷ đại hội đảng các tổ chức cơ sở đảng nhiệm kỳ 2015- 2020 ghi rõ: "Phấn đấu thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp; thời gian tính giữ chức vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp là 8 năm trở lên. Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ phân công những đồng chí này giữ chức vụ bí thư cấp ủy ở địa phương khác hoặc điều động, bố trí công tác thích hợp; việc điều chuyển, bố trí cán bộ có thể tiến hành trước hoặc sau đại hội".
Như vậy, việc ông Phạm Quang Nghị và ông Lê Thanh Hải không tiếp tục được bố trí, cơ cấu tham gia vào Đảng bộ 02 thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 về cơ bản là do yếu tố tuổi tác. Và tương lai hai ông tiếp tục hay về hưu sẽ được quyết định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sắp tới và điều này cũng phần nào cho thấy luận điệu cho rằng ông "Phạm Quang Nghị “rớt” bí thư thành ủy" là không có cơ sở, thậm chí có thể kết luận đó là lối suy diễn của những kẻ ấu trĩ về chính trị. Đây cũng là lí do lí giải tại sao những câu chuyện phe phái trước thềm Đại hội rất hay được nói đến nhưng xin nhắc lại nó được suy diễn, hư cấu bởi những chi tiết như trên về ông Phạm Quang Nghị!
No comments:
Post a Comment