2015/11/04

Giáo hoàng Francis đang tìm kiếm lại các giá trị đạo Công giáo chưa có?

http://molang0205.blogspot.com/2015/11/thua-nhan-thuyet-big-bang-va-thuyet.html

                                        Thuyết Big Bang (Minh hoạ - Nguồn: Internet). 

Được đánh giá là một người có tư tưởng cách tân và cởi mở so với người tiền nhiệm (Giáo hoàng Benedict VXI), trên cương vị là người đứng đầu giáo triều Roma Giáo hoàng Francis thực sự đã tạo ra những bước ngoặt cho giáo hội Công giáo; giúp cho Giáo hội thích nghi hơn, linh hoạt hơn trong xu hướng xã hội có sự biến chuyển, đổi thay từng ngày. Và có một điều hết sức dễ thấy là thay vì gia tăng sự khác biệt giữa các thực thể xã hội khác với chính tôn giáo của mình thì vị Giáo hoàng thứ 266 này đang cố lòng khoả lấp, xua tan những lực cản để đạo Công giáo có thể nhập thế một cách thực chất hơn. Tuyên bố "Thuyết Big Bang và thuyết tiến hóa là đúng đắn. Thượng Đế không phải là nhà ảo thuật" hiện đang gây nhiều tranh cãi của Giáo hoàng Francis trong một buổi thuyết trình tại viện hàn lâm khoa học của Tòa Thánh Vatican có thể xem là một trong những nỗ lực của Giáo hoàng trong việc hoá giải những yếu tố vốn được xem là không bao giờ có điểm chung, không đội trời chung. 
                                           Giáo hoàng Francis - Nguồn: Internet. 

Có một thực tế là giáo hội Công giáo cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thừa nhận thuyết Thuyết Big Bang và thuyết tiến hóa bởi nguyên nhân thừa nhận, công nhân hai học thuyết căn bản này thì đồng nghĩa là giáo hội Công giáo hoàn vũ đang phủ định mình, phủ nhận những gì đã được ghi trong Thánh Kinh của chính họ. Có thể với một thực thể bình thường thì sự phủ nhận và nói xa hơn là sự phản bội mang nặng tính tinh thần nói trên sẽ không quá gay gắt và nghiêm trọng nhưng với với một tôn giáo được xây dựng trên nền đức tin thì điều đó không phải là một việc dễ làm, nói là làm ngay được. Đấy cũng là lí do rất nhiều đời giáo hoàng và tín hữu của họ nhận thấy tính đúng đắn của 02 học thuyết này nhưng vẫn không thể thoát ra khỏi cái bóng mình đang mang. Đó là chưa nói tới việc, công nhận Thuyết Big Bang và thuyết tiến hóa thì chính họ sẽ đối diện với một thứ nguy cơ không một tôn giáo nào muốn: Tín hữu bỏ đạo. Khi mà sự linh thiêng, những lợi quyền có được khi theo một tôn giáo không còn thì những tín hữu của chính tôn giáo đó tự biết cần làm gì. Nó cũng giống như cái cách con người thời kỳ khai nguyên đến với tôn giáo vậy. Họ cần tôn giáo để giải thoát, giải vây họ trước những khó khăn và bế tắc của cuộc sống và cũng chính bởi sự vụ lợi khiến con người ta gắn bó hơn với tôn giáo.... 

Nói như thế để thấy rằng, trên cương vị là người đứng đầu dù chưa phải là chính thức song để có được sự dũng cảm trong thừa nhận hai học thuyết gốc rễ của nền khoa học đương đại đối với Giáo hoàng Francis không phải là một chuyện dễ. Và trên thực tế, sau khi buổi thuyết trình tại viện hàn lâm khoa học của Tòa Thánh Vatican, tuyên bố của Giáo hoàng Francis đã gây ra không ít tranh cãi trong giới giáo sỹ, tín hữu của tôn giáo lớn thứ 2 hành tinh này. Có nhiều ý kiến đã cho rằng Giáo hoàng đã quá mạo hiểm khi đặt yếu tố có tính sống còn của một tôn giáo cho một cuộc cách tân mà chưa hiểu nó sẽ đi đâu về đâu? Họ cũng cho rằng, đối với các cách tân khác của Giáo hoàng họ sẽ hết sức ủng hộ nhưng đây là một vấn đề hệ trọng mà dù là người đứng đầu Toà thánh thì giáo hoàng cũng không nên quyết một mình, trước khi có quyết định cuối cùng cần có sự bàn bạc kỹ lưỡng, suy tính thiệt hơn. 

Họ cũng đề cập đến nhà khoa học vĩ đại người Ý - Galileo khi ông này đã buộc phải rút lại thuyết nhật tâm (trong đó khẳng định Trái đất quay xung quanh Mặt trời) như để nói rằng khoa học vốn dĩ đã bị bất lực trước tôn giáo; tôn giáo mới là điều lớn lao và đáng quan tâm hơn cả. Chưa hết, có nhiều nhà khoa học lỗi lạc với những ý niệm không vâng phục đã bị triệu ra trước tòa án Tôn giáo và kết án tử hình.... Nói tóm lại, họ đang cố thuyết phục Giáo hoàng Francis thu hồi lại tuyên bố của mình trong bối cảnh các yếu tố cấu thành nên đạo Công giáo sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng nếu thừa nhận thuyết Big Bang và thuyết tiến hóa. 

Là một vị giáo hoàng đề cao tính thực tiễn và rất ít khi chịu lùi bước trong việc bảo vệ chính kiến của mình, Giáo hoàng Francis đã thuyết phục những người phản đối mình bằng những thứ lí lẽ rất khoa học. Cụ thể: 

- "Khi chúng ta đọc Sáng Thế Ký, chúng ta có nguy cơ hình dung Thượng Đế là một ảo thuật gia với cây đũa phép thần kì có khả năng làm mọi chuyện. Nhưng thực ra không phải vậy". 

- "Thuyết Big Bang ngày nay giúp chúng ta tìm về khởi nguyên của thế giới. Thuyết này không hề mâu thuẫn gì với đấng tạo hóa quyền lực siêu nhiên, ngược lại lý thuyết này đỏi hỏi thứ quyền lực ấy phải tồn tại."

"Chúa sáng tạo ra loài người và để nhân loại phát triển theo những quy luật nội tại mà Chúa ban tặng cho muôn loài. Nhờ vào những quy luật này mà các loài có thể đạt được sự hoàn thiện."

- "Tiến hóa về bản chất không tương thích với khái niệm tạo hóa, bởi vì sự tiến hóa đòi hỏi phải có sự tạo thành của những giống loài biết tiến hóa". 

Đến đây nếu có một sự đối chiếu và so sánh thì không khó để nhận ra rằng, tư tưởng của Giáo hoàng Francis hoàn toàn đối lập với người tiền nhiệm - Giáo hoàng Benedict VXI - một người mà dấu ấn lớn nhất trên cương vị giáo hoàng cho đến lúc từ nhiệm là nỗ lực bảo vệ các giá trị truyền thống, các giá trị giáo lý Công giáo. 

Và xin nhắc lại là trong một thời gian dài dưới thời giáo hoàng Benedict VXI chủ trương này đã được ngợi ca bởi nó đã góp phần giữ cho đạo Công giáo được những nét riêng có, tránh việc bị đồng hoá, ảnh hưởng từ các tôn giáo cũng như những trào lưu xã hội khác. Tuy nhiên, như Giáo hoàng Francis đã khẳng định trong những lời giải thích nói trên, rõ ràng nền tảng của khoa học không những không đối lập, mâu thuẫn với những nền tảng của đạo Công giáo nói chung, các tôn giáo nói chung mà nó chính là sự phân khúc của hai giai đoạn. Chính khoa học khi ra đời và có được những thành tựu nhất định đã làm rõ hơn, đã biến những gì vốn thuộc về phạm trù đức tin trở nên hiện hữu, hiện thực hơn. Và có thể sẽ cần rất nhiều thời gian nữa để cho tuyên bố mới trên đây của giáo hoàng được các tín hữu của Ngài đồng thuận và ủng hộ nhưng có vẻ về mặt phương pháp thuyết phục Ngài đang đi đúng hướng. Và sẽ chẳng có gì là quá lạ nếu các tín hữu của đạo Công giáo vừa thờ phượng Thiên chúa lại vẫn có thể tự phát triển, nâng cao giá trị của mình bằng khoa học trên nền tảng hai thuyết Big Bang và thuyết tiến hóa. 

Và như đã nói ở trên, bất cứ sự hoà nhập nào cũng bắt đầu từ những thứ mang tính căn bản, nền tảng nhất. Và với lí do đó chúng ta hoàn toàn có thể chờ đợi những cuộc cách tân tiếp theo mới mẻ và tiến bộ từ người đứng đầu Toà thánh. Phi chính hoá tôn giáo cũng là điều được nhân loại hướng tới và theo đó tôn giáo chỉ đóng vai trò là thực thể soi sáng niềm tin, hướng dẫn con người sống theo những chuẩn mực được thừa nhận, ngợi ca.... là một ví dụ như thế!
theo Người con đất mẹ

No comments: