2018/09/24

XUNG QUANH "THƯ PHÂN ƯU" CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM


Ngay cả điện văn chia buồn trước đó của Đức Giáo hoàng Phanxico hay thư Phân ưu của Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 22/9 vừa qua đều hết sức bình thường vì đấy là cái lẽ tất yếu; là điểm trùng về mặt văn hoá mà dù tôn giáo hay không tôn giáo, thần quyền hay thế quyền và bất kể đó là thuộc châu lục nào đi nữa! 
Tuy nhiên, theo dõi bức điện văn chia buồn cũng như thư phân ưu của Toà thánh và Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ ít nhiều cảm nhận được sự thịnh tình của Giáo hội công giáo hoàn vũ đến địa phương đối với giới chức VN sau sự ra đi của chủ tịch nước Trần Đại Quang. 

Quan hệ toà thánh Vatican với Nhà nước VN đã trải qua không ít thăng trầm. Mặc dù sự tin tưởng đã bước đầu được thiết lập song chiều sâu trong mối quan hệ thì vẫn là dấu hỏi mà xem thường những người có chức trách phải nghĩ đến? Trong đó 7 năm đảm nhiệm cương vị tân sứ thần toà thánh tại VN, Tổng Giám mục L. Girelly dù rất cố gắng những chưa thể nâng cấp quan hệ từ đặc phái viên không thường trú lên Thường trú. Tình trạng đó khiến vị Tổng Giám mục gốc Ý này được toà thánh cho tìm bến đỗ mới và kế cận ngài là một người trẻ gốc Ba Lan, cũng hàm Tổng Giám mục - TGM Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore, kiêm Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. 

Mới đây từ ngày 9/9/2018 - 12/9/2018, vị Tổng Giám mục tân sứ thần Toà thánh đã có cuộc thăm, làm việc đầu tiên tại VN. Và tại thánh lễ ra mắt Giáo hội Công giáo VN tại Đại chủng viện Thánh Giuse - Hà Nội. Ngài cũng có bài giảng huấn với nội dung khá thuần tuý tại đây: Xem thêm http://hdgmvietnam.com/chi-tiet/duc-tong-giam-muc-marek-zalewski-tham-dai-chung-vien-thanh-giuse-ha-noi-34306

Việc thay đổi tân sứ thần vì thế được cho là sẽ gia tăng sức sống cho bộ phận trung gian trong thúc đẩy quan hệ giữa hai bên (Nhà nước VN và Toà thánh). Với cách tiếp cận không mấy vồ vập, thong thả, điềm đạm và mang đầy tính xây dựng, nhiệm kỳ tới đây của tân sứ thần Toà thánh sẽ có nhiều điểm đổi mới. 

Và riêng trong câu chuyện xung quanh điện văn chia buồn của toà thánh thì không phải được công bố qua văn phòng báo chí của Toà thánh mà như "Thư phân ưu" của Hội đồng Giám mục VN đã nêu, thư phân ưu được chuyển qua Tân sứ thần. Sự cầu thị như thế là có thừa và đương nhiên đằng sau đó là cả một thông điệp về sự thiện chí! 

Một câu chuyện khác cũng cần được đề cập tới. Không có ý so sánh giữa các tôn giáo, bởi điều đó là khập khiễng. Nhưng dễ thường, sự lên tiếng của Hội đồng Giám mục VN qua thư phân ưu là động thái cân bằng tiếng nói của các tôn giáo trước sự ra đi của chủ tịch Trần Đại Quang. Rằng, trong khi Phật giáo tỏ ra khá sốt sắng, họ từ cấp TƯ giáo hội, Tỉnh hội, thậm chí huyện Hội đã tổ chức các thánh lễ cầu siêu, tưởng nhớ tới Chủ tịch Trần Đại Quang. Họ (Phật Giáo) cũng đang rất đỗi tích cực trong việc tham gia vào các khâu quan trọng trong lễ Quốc tang của cố Chủ tịch nước... 

Giáo hội công giáo không thực hiện điều đó vì nhiều lí do cả về khách quan, chủ quan, xưa và nay, nhưng với bức thư phân ưu họ đang cho thấy, họ không đứng ngoài cuộc. Càng không muốn bị mang tiếng "thiếu đồng hành" gì đó với đất nước. Sự lên tiếng của họ vì thế nói lên nhiều thứ. Và dù chưa chính thức nhưng với những gì được chỉ ra, hi vọng đó là một điểm sáng để Giáo hội công giáo tiếp tục phát huy và kế thừa những hệ giá trị được chỉ ra đó!  

An Chiến

No comments: