2015/11/02

Mai Tú Ân: Cái chết của Ngô Đình Diệm là "thánh thần"

Hôm nay, tròn 52 năm ngày mất của Ngô Đình Diệm - cũng là kết cục thảm hại của thứ gọi là nền Cộng hòa thứ nhất. Dáng hình mập tròn, lùn, sắc mặt luôn trắng bệt của Ngô Đình Diệm không biết vì tính cách lạnh lùng hay là để che giấu ẩn đằng sau đó là những mưu mô, kế hoạch. Người ta thường ví Ngô Đình Diệm là "tam phản". Tại vì sao? Tại vì có minh chứng cụ thể để nói như vậy về Ngô Đình Diệm, cụ thể: Lần phản phúc thứ nhất và thứ hai Diệm dành cho triều đình và Pháp lúc tranh chấp quyền lực với Phạm Quỳnh rồi bị cách chức. Lần thứ ba Diệm phản Bảo Đại. Lần thứ tư, Diệm phản bội các thế lực ủng hộ mình. Diệm không phản Mỹ mà chỉ không vâng lời. Như vậy, Diệm hội đủ bản chất với "tam phản": Phản chúa, phản thầy, phản bạn.

Chân dung Ngô Đình Nhu (trái) và Ngô Đình Diện (phải) (Nguồn: Internet)

Anh em họ Ngô làm tay sai trung thành của Mỹ, đưa bàn cờ Việt Nam chia tách thành 02 miền Nam - Bắc, tiếp tay cho ngoại xêm gây nên cảnh nước mất nhà tan, tên rơi đạn lạc. Nhục nhã thay khi nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh em Diệm - Nhu lại do chính cấp dưới của mình với sự giật dây của Đế Quốc Mỹ. Bởi lẽ, nhận thấy thời cuộc cần đổi thay kẻ tay sai trung thành khác ở miền Nam Việt Nam, Mỹ nghĩ ngay đến việc đổi người và âm thầm giật dây ngay các thuộc cấp của anh em họ Ngô và gây ra cuộc đảo chính năm 1963. 

Thảm hại hơn, anh em Diệm - Nhu một thời từng hét ra lửa, đi đâu cũng được cung phụng, chào đón, một "lạy Cụ", hai "lạy Cụ"...thế mà trong giờ phút ngày 1/11/1963 năm ấy, anh em họ Ngô lại nhận một cái chết trong đau đớn, tủi nhục khi bị cấp dưới của mình rút súng bắn vào đầu mà không kịp kêu lên tiếng nào vào phút cuối cùng của cuộc đời. Theo thông tin thì lý do Ngô Đình Diệm khi lên chức và đương chức đều bố trí, đặt người thân vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt trong thể chế quyền lực của mình. Nắm quyền lực nhưng độc tài và gia đình trị không chỉ làm mất lòng thuộc cấp mà còn làm lung lay và thay đổi quyết định của người Mỹ đang yểm trợ miền Nam Việt Nam. 

Ấy vậy, kẻ từng vỗ ngực mình tự xưng là "nhà văn" mà lại đi ca ngợi cái chết của Ngô Đình Diệm là cái chết vào "hàng ngũ bất tử của các bậc Thánh nhân..."!? Y viết như sau:
Ngày 1/11/1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm, người thiết kế nên nền Cộng Hòa của Đệ Nhất VNCH đã bị lật đổ và bị giết chết một cách bi thảm trong những ngày này. Nhưng cái chết cũng đã đưa ông vào hàng ngũ bất tử của các bậc Thánh Nhân trong lòng người dân Việt Nam...Ông không phải là một lãnh tụ thành công, khi nghiệp lớn chưa thành, ước mơ còn dở dang. Ông cũng là lãnh tụ lớn duy nhất không phải chết già, chết trên giường ấm nệm êm để cho muôn dân than khóc, mà chết ở chiến trường nơi "da ngựa bọc thây" hay :"áo bào thay chiếu, anh về đất". Mặc dù không còn trẻ thì ông và người em can trường của ông là Ngô Đình Như cũng đã ngã xuống trong trận đánh cuối cùng của cuộc đời. Ông ngã xuống khi những viên đạn thù làm tắc nghẹn tiếng thét xung trận cuối cùng".
Trước đây, tôi đã từng ngờ ngợ về "tài năng" của lão "nhà văn" Mai Tú Ân qua nhiều sự việc, đặc biệt là qua vụ y bênh vực vụ "đạo" thơ của nhà thơ Phan Huyền Thư. Và bây giờ qua việc y nói về cái chết của Ngô Đình Diệm là "hàng ngũ bất tử của các bậc Thánh Nhân" thì tôi đã không còn nghi ngờ gì về độ lẩn thẩn, ngô nghê của "tài năng" của lão "nhà văn dỏm" mang tên Mai Tú Ân! Nực cười hơn khi Mai Tú Ân so sánh với giọng điệu "Ông cũng là lãnh tụ lớn duy nhất không phải chết già, chết trên giường ấm nệm êm để cho muôn dân than khóc, mà chết ở chiến trường nơi "da ngựa bọc thây" hay :"áo bào thay chiếu, anh về đất". 

Đọc đến đây, tôi phải khẳng định (chứ không còn nghi vấn nữa) luôn rằng, Mai Tú Ân có vấn đề về thần kinh. Trong tờ khai của Thiếu tá Nhung- người đã ám sát anh em họ Ngô có đoạn: "Khi đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát. Sau đó hăng máu bồi thêm cho ông Nhu 3 phát nữa vào ngực (...) Trong lúc xe chạy thì thiếu tá Đày cúi xuống lấy cái cặp của ông Diệm, nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Dường như trong cặp ấy có nhiều đồ vật, tài liệu quý giá".

Có nguồn thông tin thì cho rằng, Nguyễn Văn Nhung đang bao che cho tội lỗi của Mai Hữu Xuân mà Nhung khai là Thiếu tướng Thu (trong quân đội thời ấy không có tên Thu làm Thiếu tướng như lời khai của Nhung). Nguồn này còn cho biết thêm, sau đó xác anh em họ Ngô được đưa vào bệnh xá để khám nghiệm. Kết quả cho thấy, cả Ngô Đình Diệm lẫn Ngô Đình Nhu đã bị "bắt từ sau ót ra trước. Xác ông Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu". Thế nhưng, đến giờ phút này tên "nhà văn dởm" Mai Tú Ân vẫn còn đang ngất ngây với các ngôn từ bóng bẩy, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chết ở"chiến trường nơi "da ngựa bọc thây" hay "áo bào thay chiếu, anh về đất"!? Sự thần thánh hóa khiến y mù quáng với những lời lẽ quá xa rời sự thật. Mai Tú Ân trắng trợn khi thần thánh hóa nhân vật Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, đặc biệt là cái chết đầy nhục nhã của anh em họ Ngô này.

Bị chính cấp dưới của mình có những lời lẽ thô tục, hành động vô lễ, xúc phạm và rồi bị bỏ mạng vì chính những viên đạn của những kẻ trước đó cứ "bẩm cụ" và "lạy cụ". Cái chết anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu là cái chết của kẻ tự xưng là bề trên, là "tổng thống" nhưng lại bị cấp dưới xử lý một cách đớn hèn như vậy. Và anh em họ Ngô chết ở trong xe M113 thiết giáp chứ không phải ở "nơi chiến trường "da ngựa bọc thây" hay "áo bào thay chiếu, anh về đất" như kẻ "nhà văn dỏm" ngô nghê, điên khùng như Mai Tú Ân bình loạn. 
Theo Người con đất mẹ

No comments: