Về đám lều báo Dân làm báo chuyên có những câu chuyện xằng bậy để mạnh miệng vu cáo chính quyền không còn xa lạ. Chủ đề được chúng quan tâm có thể nói khá đa dạng từ việc bôi xấu lạnh tụ chính quyền, tự chia phe phái trong chính quyền, đến việc kêu gọi nọ, tuyên bố kia để ủng hộ cho các dân chủ cuội bị bắt, xử lý… Tóm lại, để vu cáo, bôi nhọ chính quyền thì chẳng thủ đoạn nào chúng không sử dụng.
Tuy nhiên, cái ngu của lũ này là chúng lại thích thể hiện, càng thể hiện càng lòi cái đuôi ngu dốt và đê tiện. Chẳng hạn, mới đây chúng đã “trổ tài” bằng bài viết liên quan đến vụ án Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa điều tra về tội tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiêu đề: “Tạm giam để điều tra”: một cách bỏ tù không cần xét xử.”
Tên tiêu đề đã cho thấy sự hiểu biết pháp luật của đám lều báo “lùn” mức nào. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, trong quá trình điều tra Cơ quan điều tra được quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn “tạm giam” (Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự). Đây là một biện pháp có tính chất cưỡng chế nhà nước có ý nghĩa phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án chứ không mang tính trừng phạt (bỏ tù) như cách hiểu của tiêu đề bài viết. Vì vậy, nếu tìm hiểu sẽ không khó để nhận ra rằng: “Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.” (Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự)
Hơn nữa, thời hạn tạm giam, pháp luật căn cứ vào tính chất của tội phạm để thực hiện. Với tội phạm mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thực hiện thì pháp luật cũng quy định hết sức cụ thể. Trong trường hợp này, Cơ quan An ninh điều tra cần phải có thời gian để thu thập chứng cứ và được thực hiện theo quy định tại Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự. Như vậy, xét về mặt thời hạn thì Cơ quan này chưa hề vi phạm thời hạn tố tụng.
Một vấn đề nữa mà đám lều báo thể hiện “tài năng” của mình là chỉ trích chính quyền không có bất cứ thông báo nào về việc khởi tố, bắt giam, gia hạn tạm giam cho gia đình, cho người bão chữa của Mẹ Nấm: “Công an đã âm thầm gia hạn và không thông báo cho gia đình của blogger Mẹ Nấm về việc này, cũng không có một văn bản nào của Viện kiểm sát nhân dân gửi cho gia đình hoặc luật sư của Mẹ Nấm.” Ở đây có hai vấn đề cần phải nhận thức rõ:
Thứ nhất: Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay.” Điều đó có nghĩa, pháp luật cho phép Cơ quan điều tra trong quá trình bắt, điều tra có thể không thông báo cho gia đình của người bị bắt biết, nếu việc thông báo sẽ cản trở đến quá trình xác định sự thật của vụ án. Và khi nào việc cản trở đó không còn thì mới phải có nghĩa vụ thông báo ngay.
Thứ hai, người bào chữa đã tham gia vụ án chưa mà đòi hỏi Cơ quan điều tra phải thông báo cho chủ thể này? Hoàn toàn là chưa. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.” Trong trường hợp này, tội phạm mà Mẹ Nấm phạm phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia, điều đó có nghĩa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tỉnh Khánh Hòa quyết định để cho người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra, còn trong giai đoạn điều tra thì chưa có ai cho phép người bào chữa tham gia. Vì vậy, nếu có thông báo thì cũng chẳng phải thông báo cho “người bào chữa” như lều báo nêu.
Từ đó cho thấy sự ngu dốt pháp luật của đám lều báo.
Công Mẫn
No comments:
Post a Comment