2017/05/30

Lại là luận điệu tát bùn sang ao của Lê Quốc Quân

Hoa đất


Cái tên Lê Quốc Quân không xa lạ với nhiều người, bởi thường xuyên xuất hiện trên một số diễn đàn internet, với danh xưng là luật sư, là một "người yêu nước", muốn "đấu tranh" cho công bằng, công lý. Chỉ đến khi Lê Quốc Quân bị bắt giữ, xét xử về tội danh "trốn thuế" không ít người ngạc nhiên, giới dân chủ mới được một phen vỡ lỡ. Sau khi ra tù, với bản chất lươn lẹo, Lê Quốc Quân vẫn thường xuyên trả lời phỏng vấn, đăng bài làm công cụ tuyên truyền chống Nhà nước cho các trang mạng BBC, VOA, RFA…

Lê Quốc Quân lại chém gió trên BBC


Trong bài viết gửi đến BBC, Lê Quốc Quân tiếp tục cho thấy sản phẩm xuyên tạc của mình không lẫn vào đâu được. Những luận điệu tát bùn sang ao để phê phán hệ thống chính trị ở Việt Nam một lần nữa khẳng định rằng: bản chất hoàn lương của hắn còn xa vời.

Trên BBC, hắn nêu quan điểm:

Quốc hội Việt Nam chủ yếu là do đảng cộng sản cơ cấu cho đủ các thành phần, nhiều đại biểu không hiểu biết về pháp luật nói chung và kỹ thuật lập pháp nói riêng. Mà nếu có hiểu biết thì họ cũng không thể độc lập đưa ra ý kiến của mình.

Dường như Lê Quốc Quân không biết hay cố tình không biết rằng, trong danh sách ứng cử viên bầu Đại biểu Quốc hội khóa XIV có 154 đại biểu tự ứng cử, là Kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội có tỉ lệ người tự ứng cử vào đến vòng cuối cùng cao nhất từ trước đến nay (so với 30 đại biểu ở Kỳ bầu cử Quốc hội khóa XII và 15 đại biểu ở Kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIII). Điều này đã đập tan luận điệu “quốc hội chủ yếu là do Đảng cộng sản cơ cấu”. Đồng thời, cũng phải khẳng định rằng, trình độ lập pháp còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố tự nhiên, xã hội, sự phát triển khoa học công nghệ và kinh nghiệm lập pháp của quốc gia đó. Lập pháp chủ yếu dựa vào quốc hội những không đồng nghĩa với việc tổ chức này không tranh thủ ý kiến của các thành phần khác trong xã hội. 

Chưa dừng lại ở đó, bản chất xấu xa của Lê Quốc Quân lộ rõ khi hắn quy kết năng lực quốc hội và sự lãnh đạo của Đảng với đề xuất:

Muốn vậy, cả ba nhánh quyền lực Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp phải độc lập khỏi Đảng cộng sản.

Thể chế chính trị quy định tổ chức bộ máy của quốc gia đó. Việt Nam chọn chế độ XHCN với sự lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của Đảng thì không có cớ gì để Đảng chia sẻ sự lãnh đạo của mình với các lực lượng khác. Đề nghị tách các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, Lê Quốc Quân đang muốn nhấn mạnh và đề cao cái gọi là “tam quyền phân lập” để hướng đến mô hình đa nguyên, đa đảng mà thôi.

Bên cạnh đó, cũng cần phải nhìn nhận cách thức bầu cử để chọn ra người lãnh đạo của các nước phương Tây, nơi mà các nhà “dân chủ” đang rêu rao, coi đó là “thiên đường dân chủ, tự do”. Thử hỏi, nhân dân các nước đó, có ai có thể tự ứng cử, tự đề cử các nguyên thủ quốc gia, các nghị sĩ Quốc hội, Nghị viện không? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Hãy nhìn về nước Mỹ, khi diễn ra cuộc chạy đua vào Nhà trắng của các ứng cử viên của các đảng. Vậy, các ứng cử viên đó do ai giới thiệu? Nếu không phải là do các đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa giới thiệu ra.

Các luận điệu tát bùn sang ao của Lê Quốc Quân chỉ là những tiếng nói lạc lõng của kẻ từng vào tù ra tội. Chúng ta tuyệt đối không mơ hồ, mất cảnh giác để chúng lợi dụng mác “yêu nước”, “cải cách pháp luật”, “dân chủ” chống phá bằng cách hướng lái hệ thống luật pháp nhằm chuyển hóa chế độ, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

No comments: