Ông Phạm Đình Trọng |
Trong khi người dân cả nước nói chung và Sài Gòn nói riêng đang tưng bừng tổ chức kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thì ở đâu đó vẫn có những con người lạc lõng, đứng ngoài dòng người hối hả, tấp nập đó, người đó chính là cựu nhà văn Phạm Đình Trọng.
Chuyện là, mới đây trong một bài viết gửi tới trang Bauxite Việt Nam có tiêu đề “Ngày 30 tháng 4”, ông Nguyễn Đình Trọng đã có những lời bình luận về sự kiện này theo hướng chẳng lấy gì làm tốt đẹp, thậm chí ông còn đang cố gắng xuyên tạc lịch sử, gieo rắc vào đầu thế hệ sau những luận điệu sai trái, bịa đặt.
Ông Phạm Đình Trọng viết: “Ngày 30 tháng Tư năm 1975 mang đến mất mát uất hận lớn như vậy cho cả triệu người Việt Nam làm sao có thể gọi là Ngày Giải phóng”.
Chưa dừng lại ở đó, ông Phạm Đình Trọng còn muốn nhồi nhét những luận điệu xảo trá, đổi trắng thay đen. Ông viết: “Với biến cố 30 tháng Tư năm 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam trở thành người tù trong những trại tập trung cải tạo, hàng triệu người thân của họ phải bỏ nhà cửa êm ấm, bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi, lếch thếch đi lưu đày nơi đầu rừng cuối bãi hoang vu, khắc nghiệt với cái tên trá hình là đi xây dựng khu kinh tế mới”.
Sự thù hận của Phạm Đình Trọng còn được đẩy lên đến cao trào khi ông cố tìm cho mình cho một sự đồng cảm trong sự lạc lõng. Ông Phạm Đình Trọng đã cố tình xuyên tạc sự kiện 30/4 theo cách nghĩ và cách hiểu của riêng mình: “Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối ư? Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong lòng người. Từ 30 tháng Tư năm 1975, người Việt Nam bị chia rẽ đau đớn và sâu sắc nhất chưa từng có trong lịch sử hiển hách bốn ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam”.
Và để chứng minh cho sự đểu cáng và khốn nạn không có điểm dừng này, ông Phạm Đình Trọng đã dùng ngòi bút của mình để ví von rằng, “ngày 30 tháng Tư hàng năm những người cộng sản Việt Nam vui mừng vì ngày đó năm 1975 họ đã đánh thắng cả dân tộc Việt Nam, đã nô dịch được cả dân tộc Việt Nam, họ đã mang hận thù giai cấp đánh tan tác, li tán cả dân tộc Việt Nam”.
Thực sự khi đọc những dòng viết trên của ông Phạm Đình Trọng một điều người đọc dễ dàng cảm nhận được đó là sự thù hận đã lấn án hết trong tâm trí của ông ta. Ông Phạm Đình Trọng thù hận vì trong cái ngày cả đất nước hân hoan trong niềm vui chiến thắng thì ông vẫn đang lạc lõng giữa dòng đời.
Trước đây, đã có lần tôi từng đọc được những điều ông Phạm Đình Trọng viết về sự kiện 30/4/1975, trong đó có đoạn: “Chiến thắng năm 1975 là chiến thắng của ý chí dân tộc, của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chiến thắng năm 1975 không phải là chiến thắng của miền Bắc với miền Nam mà là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam”. Vậy nhưng, giờ đây ông Phạm Đình Trọng lại đổi giọng, bẻ cong ngòi bút khi cố tình viết rằng, “ngày 30 tháng Tư năm 1975 mang đến mất mát uất hận lớn như vậy cho cả triệu người Việt Nam làm sao có thể gọi là Ngày Giải phóng”. Tại sao ông Phạm Đình Trọng lại đổi giọng và “uốn lưỡi” như vậy? Đó có lẽ cũng là câu hỏi của nhiều người.
Là người từng phấn đấu cho lý tưởng của Đảng, từng có hoài bão, từng cống hiến cho Đảng, một Đại tá, nhà văn, thế nhưng giờ đây ông Phạm Đình Trọng lại nói ra những lời thù hận. Tại sao vậy? Tôi từng có lần nghe ông Phạm Đình Trọng tâm sự về cái thời thanh niên đầy nhiệt huyết, phấn đấu cho lý tưởng của Đảng, thề tuyệt đối trung thành với Đảng, thế nhưng giờ đây nghe ông nói ra những lời này, thực sự tôi cảm thấy trong ông chẳng còn có một chút liêm sỉ.
Ngày 30/4/1975 là ngày gì, nó có ý nghĩa như thế nào có lẽ chẳng cần phải nói nhiều hầu hết người Việt Nam chúng ta đều biết. Với tôi, nó đơn giản là ngày chúng ta đã “đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào”, đất nước hoàn toàn được thống nhất. Chúng ta đã đánh cho đế quốc Mỹ, Ngụy quân, Ngụy quyền không thể còn hiện diện trên đất nước này. Họ phải đầu hàng trước chính quyền cách mạng, non sông thu về một mối. Là ngày cả dân tộc được độc lập, thống nhất, một kỷ nguyên độc lập dân tộc được mở ra. Để có được ngày ấy, dân tộc này, đất nước này cũng đã phải hy sinh biết bao xương máu. Vậy nhưng, với ông Phạm Đình Trọng đó lại là ngày thù hận.
Đáng lẽ, ông Phạm Đình Trọng đã có một cuộc sống khác, được nhiều người trân trọng nếu như ông bỏ được bản tính cơ hội, hám lợi của mình. Chính bản tính đó đã giết chết ông, đã biến ông từ một nhà văn, đại tá Quân đội trở thành một người ích kỷ và đểu cáng. Khi sự hận thù và cơ hội đã chiếm hết não trạng của ông Phạm Đình Trọng thì có lẽ chẳng có một sự khốn nạn nào bằng sự khốn nạn từ những lời ông Phạm Đình Trọng đã nói ra.
Việt Nguyễn
No comments:
Post a Comment